Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Có dịp về xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre không khó để du khách tìm đến nhà cổ Huỳnh Phủ với tuổi đời hơn một thế kỷ.

Đây được xem là ngôi nhà xưa nhất còn tồn tại trên đất cù lao xứ dừa. Không chỉ sở hữu cho mình kiến trúc văn hóa độc đáo mà giai thoại về quá trình xây dựng nên ngôi nhà cũng khiến người hậu thế trầm trồ, thán phục.

Trên chiếc xe lam đầy hoài niệm của một thời đã qua, chúng tôi chạy bon bon theo con đường trải nhựa thẳng tấp rợp bóng cây xanh ở xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú. Hai bên đường là những ngôi nhà đậm chất ền Tây, nổi bật trong số đó là ngôi nhà cổ Huỳnh Phủ với kiến trúc độc đáo, khác biệt.

Đây là ngôi nhà của ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843-1927) hay còn gọi là ông Hương Liêm tạo dựng cách đây hơn trăm năm. Ông Khiêm là người ền Trung, cùng vợ và các con vào Nam lập nghiệp. Nhờ cần cù, chịu khó, từ vùng hoang hóa, đất rộng, người thưa, gia đình ông Hương Liêm đã khai hoang làm nông.

Thiên thời, địa lợi, ông làm đâu trúng đó, có cửa ăn của để. Tích góp mấy chục năm, gia đình ông có trong tay tới 2.000 mẫu đất và được xem là giàu bậc nhất ở vùng Cù Lao Minh, Bến Tre lúc bấy giờ.

Phía trước nhà cổ Huỳnh Phủ (Ảnh Vnexpress)

Căn nhà có diện tích 540m2, với những hoạt tiết, nghệ thuật điêu khắc gỗ tài hoa của ông cha ta thời trước. Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện do ông Huỳnh Ngọc Thu (cháu đời thứ 6 của chủ nhân ngôi nhà) và vợ là bà Lê Thị Hai quản lý. Dẫn chúng tôi tham quan và kiêm luôn vai trò thuyết nh viên, bà Lê Thị Hai kể nhiều câu chuyện về quá trình xây dựng ngôi nhà: "Cái ngôi nhà này hiện giờ là 134 năm. Như ở xứ này là dân địa phương người ta gọi cái ngôi nhà cổ này là ngôi nhà cổ của ông Hương Liêm tại ngày xưa khi ông cụ giàu lên đó ông mua cái chức Hương thì dân địa phương gọi ông như vậy, chứ tên thật của ông là Huỳnh Ngọc Khiêm. Ông là người gốc ở ngoài Huế luôn. Lúc đó gia đình mới nói là để đi vào Nam rồi khai hoang lập nghiệp. Khi đi là gia đình đi trên chiếc ghe bầu to, cứ cặp sông lớn đi hoài.

Đến một cái ngã rẽ gọi là vàm Giồng Luông, tự nhiên ông cứ thay bao nhiêu quay chèo cũng đứt hết á. Mà rừng rú không, đất rộng người thưa mà ông cứ nghe văng vẳng bên tai ông câu ca ru con “Cây khô tưới nước cũng khô. Phận nghèo đi đến xứ mô cũng nghèo” thì ông kết hợp cái câu ca ru con này lại đứt quay chèo, xong mới nói với bà là chắc trời đất khiến mình lên đây để lập nghiệp thì ông lên"

Nhà cổ Huỳnh Phủ được cất theo kiểu xuyên trính, hình chữ nhất, với ba gian hai chái và hai liễn đôi theo kiểu chái bắt vần với liễn. Mái được lợp bằng ngói âm dương. Trên từng ếng ngói đều có in hình ảnh hết sức sống động. Ngôi nhà có 80 cây cột, trong đó 48 cột gỗ và 32 cột gạch. Toàn bộ gỗ ở mặt trước ngôi nhà được điêu khắc tinh xảo với hình hoa, cỏ, tôm, cá, nai, hươu, rồng, phụng… Kế bên còn 1 ngôi nhà nhỏ mà ông cụ dùng để tiếp khách và chỗ nghỉ ngơi cho khách ở xa.

Có nhiều giai thoại gắn liền với ngôi nhà này, đặc biệt là thời gian xây dựng dài kỷ lục, tới 20 năm. Ngôi nhà làm lâu đến mức người thợ dựng nhà lúc còn nhỏ, khi lớn lên, ông Khiêm đứng ra cưới vợ cho, rồi họ sinh con mà ngôi nhà vẫn chưa hoàn thành.

Bà Hai kể thêm: "Rồi sau khi mà ông giàu có tiếng ở vùng đất này rồi ông mới trở ra rừng, ông chọn cái nguyên liệu gỗ ông mua. Cứ ưng ý là ông mua.  Ông mua rồi kết bè lại, nhân công bè ghe bè theo nước. Khi đủ nguyên liệu xong vào năm 1890 thì ông mới trở về Huế và ông mới rước 50 thợ từ ngoài Huế vô để xây dựng cái ngôi nhà cổ này. Cái ngôi nhà cổ này ông mới cất theo cái gốc của ông là gốc Huế luôn.

Cái ngày mà ông cúng dỡ gỗ để làm cái ngôi nhà này ông mới mua cái mâm trái cây to ông cúng thì trong cái mâm trái cây có cái quả bưởi. Cúng xong cái thợ người ta ăn, dụt cái hạt bưởi. Cây bưởi nó lên từ hạt luôn. 7 năm sau cây bưởi nó cho ra cái là ông cụ mới gác đòn dong. Tại vì thời điểm đấy nó chỉ làm thủ công thôi, làm bằng tay không có máy móc gì hỗ trợ hết cho nên là ông khởi công 1890 mà đến 1904 mới là hoàn thành cái ngôi nhà này".

Chim đậu trên cành hoa được chạm khắc công phu (Ảnh Vietnamnet)

Theo lời bà Hai, bộ liễn ốp cột cẩn ốc xà cừ là một tác phẩm độc đáo chỉ duy nhất Huỳnh Phủ mới có. Nó được làm từ một cây to. Cây được móc ruột để ốp ôm chặt vào cột vừa đẹp vừa sang trọng, trong khi những nhà cổ khác liễn được làm trên ếng ván ngang treo lên cột.

Bà Hai kể tiếp: "Ở trên là rồng, rồi nai, từ con cua, cá tom từ con cò, cây cảnh làm bằng thủ công này ông đều rước từ ngoài Huế vô. Nhưng khi hợp đồng ăn là khác nha, ăn tiền là bằng cái dăm bào. Chiều người ta làm một cái đoạn vầy, người ta quét cái dăm bào lại. Có cái chén dung tích vầy nè lường, cứ một chén là ông phải trả cho cái nghệ nhân này là năm cắc. Năm cắc là nó tương đương ba giạ lúa hồi xưa nên là ông đổ rất là nhiều kỳ công do cái ngôi nhà cổ này"

Nói về cách trả tiền công cho thợ bằng chén dăm bào, anh Trần Quang Duy, hướng dẫn viên du lịch giải thích thêm: "Đối với ông, ông quan niệm rằng á là nếu mà làm mà dăm bào mà nhiều trong 1 ngày như vậy chứng tỏ là làm ẩu. Cho nên ông cần đạt đúng cái tiêu chuẩn của nó là để cho người thợ làm một cách kỹ lưỡng nhất nên tại sao mà lý do là như cô chia sẻ với mình, đó là ông sẽ tiền dăm bào".

Nằm trong khuôn viên nhà cổ Huỳnh Phủ còn có giếng cổ, người dân quanh đây thường gọi là giếng cổ Hương Liêm. Cụ Hương Liêm đã cho đào giếng này trước khi khởi công xây dựng nhà cổ Huỳnh Phủ. Giếng được xây dựng theo phương thẳng đứng bằng 12 tầng đá mài xếp lên nhau, sâu khoảng 10 m. Suốt hơn 134 năm qua, các đời con cháu cụ Hương Liêm chỉ khai thác nước để sử dụng mà chưa hề phải trùng tu, sửa chữa giếng cổ này lần nào.

Hiện nay, ngôi nhà vẫn được con cháu ông Hương Liêm lưu giữ hầu như nguyên vẹn các nội thất như: bộ phản, giường gỗ, tủ - bàn - ghế, lư đồng…. Trước đây có nhiều vị đại gia đến đây trả giá mấy chục tỷ đồng rồi dỡ đi nơi khác nhưng gia đình kiên quyết không bán vì đây là tài sản quý giá mà tổ tiên họ đã bỏ rất nhiều công sức gầy dựng. Năm 2011, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ ông là di tích cấp Quốc gia. Đến năm 2013, ngôi nhà được trùng tu, quá trình mất hai năm để hoàn thành.

Bà Lê Thị Hai chia sẻ: "Cái ngôi nhà này đã có trùng tu một lần rồi năm 2013. Thì khi người ta trùng tu người ta tuôn xuống nó hư hết. Ở nhà mới chịu khó lượm những viên nguyên này còn rõ, còn đẹp là 1 cái gian giữa. Cái thứ nhất là cái niệm của ông. Cái thứ 2 để cho khách á người ta mới biết cái mái ngói của ông ngày xưa có vẽ hoa văn nhanh như thế này".

Đứng trước nhà cổ Huỳnh Phủ với một dáng dấp mới, những đổ nát và xuống cấp đã không còn thay vào đó là sự khôi phục hiện trạng cũ nguyên vẹn, mang đầy bản sắc văn hóa. Công trình không chỉ là nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử đã qua mà còn là một nh chứng hùng hồn cho tài hoa và sự tỉ mỉ của người xưa khi mang đến một công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc để con cháu đời sau hiểu thêm về cuộc sống ông cha thuở trước.