Chợ nổi trong hồi ức

Đồng bằng sông Cửu Long, miền sông nước với mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Từ lâu, bà con nơi đây ngược xuôi trên những dòng sông, con kênh và làm nên nét văn hoá đặc trưng riêng có của miền sông nước, đó là chợ nổi.

Chợ nổi Phong Điền Cần Thơ cách đây khoảng 20 năm. Ảnh: Trương Công Khả.

Khoảng 20-30 năm về trước, với dân ệt đồng bằng Nam bộ, chợ nổi được coi là hình thức giao thương phổ biến nhất. Thời đó, ghe xuồng thì tấp nập ngược xuôi, đường sá không thông thoáng như bây giờ.

Nhà này cách nhà kia chỉ bằng con mương, đi vài cây số là thấy cách dòng kênh, con rạch nhỏ, chằng chịt giăng khắp ền tây nên người ta nói Đồng bằng Sông Cửu Long, ền sông nước là vì vậy. Thời đó, nhà nào cũng có ghe xuồng, ít nhất là 1 chiếc. Về sau có vỏ lãi, phương tiện này giúp di chuyển trên sông nhanh hơn. Chưa kể, có nhà buôn bán, chở lúa có ghe hàng tấn.

Kể ra, về ền Tây chắc cũng có ít nhất khoảng chục cái chợ nổi lớn nhỏ. Nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất chắc có lẽ là chợ nổi Cái Răng ở TP. Cần Thơ, hay chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Long Xuyên, Phụng Hiệp, Châu Đốc, Trà Ôn, Gành Hào…

Chợ nổi là nơi tụ họp buôn bán nông sản của nông dân vùng bốn bề sông nước. Chợ nổi không đơn thuần là chợ mà còn là sự độc đáo trong văn hóa, kinh tế thương hồ của người xưa ở đất phương Nam.

Khách đi chợ không chỉ thưởng thức cái thú mua và bán, trả giá của chính mình với chủ ghe hay giữa các chủ ghe với nhau mà còn được ngắm nghía những lát cắt khác nhau của nhịp sống dập dềnh trên sông nước. 

Đi chợ nổi, người ta thường được dịp ngắm nhìn hàng chục cây bẹo cao thấp khác nhau. Ghe bán loại nông sản nào thì treo đại diện loại hàng đó lên một cây sào nhô cao trên ghe để chào hàng - gọi là cây bẹo. Đây là một hình thức chào hàng riêng có ở chợ nổi. Ví dụ, nếu ghe chuyên bán bí đỏ thì trên cây sào sẽ treo lủng lẳng vài trái bí, còn nếu ghe bán thơm thì trên cây sào treo vài trái thơm.

Chị Lê Thị Mỹ Xuyên, một tiểu thương bán khóm lâu năm tại chợ nổi Cái Răng (TP.Cần Thơ) chia sẻ: "Khóm này một ngày em bán khoảng chừng vài trăm trái, thu nhập từ 1 triệu ngoài đến 2 triệu, lời trong đó cỡ trăm ngoài hai trăm ngàn. Buôn bán sợ nhất là cảnh ghe đông, dội chợ, bạn hàng trả bèo lắm, có khi từ huề vốn đến lỗ. Mới kì rồi, khóm lấy về chín nhiều lắm, ban đầu ít ghe, bữa sau xuống mười mấy chiếc, bạn hàng trả giá bèo mà khóm mình chín nhiều nữa, rồi khóm hư nên bán lỗ".

Tuy người dân 'treo gì bán đó' thông qua những cây bẹo, nhưng có 3 trường hợp ngoại lệ sau: Thứ nhất, “Cái gì treo mà không bán?”, câu trả lời là quần áo. Cư dân chợ nổi thường sinh sống và sinh hoạt ngay trên thuyền, vì thế, quần áo họ thường phơi cả trên thuyền, do đó mặt hàng này họ không bán. 

Nhiều gia đình với nhiều thế hệ chung sống trên cùng một chiếc ghe. Nó như một căn hộ di động trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như tv màu, đầu dĩa, dàn âm thanh, hay thậm chí còn có cả xe gắn máy đậu trên ghe.

Thứ hai, “Cái gì bán mà không treo?”: Là các thuyền bán hàng ăn uống và nước giải khát. Những thứ này không thể treo lên được. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác như: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Nhiều khi còn có thể bắt gặp cả những cửa hàng bán đồ điện thoại di động, điện tử hay thậm chí là một hàng sửa chữa xe máy nổi trên sông.

Và cuối cùng là “Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?”: Chính là treo lá dừa nhưng lại bán ghe. Người dân nếu muốn bán ghe thuyền của họ thường sẽ treo lên ghe một cây sào, trên đó có gắn một ếng lá dừa, lúc bấy giờ đương nhiên, người ta sẽ hiểu ra ngay ý đồ của gia chủ.

Đến chợ nổi, ngoài việc mua sắm, tham quan, tìm hiểu về chợ, người ta còn có thể ăn uống theo phong cách “lênh đênh” rất đặc sắc. Nơi đây có đầy đủ các món ăn từ món khô tới món nước, và một tô bún riêu cua ền Tây là một sự lựa chọn không thể phù hợp hơn. Sóng nước chồng chềnh, ghe lắc lư và tô bún cũng lắc lư theo.

Ăn bún riêu trên ghe vì thế cũng là một nghệ thuật. Chúng ta phải lựa chọn một nơi để tô bún cẩn thận, vừa ăn vừa phải giữ thăng bằng cho mình và cả tô bún. Thế nhưng thật xứng đáng khi giữa sông nước, thưởng thức vị nước hầm xương cực ngon hòa quyện cùng vị thịt, vị cua, vị cá thơm ngon, béo ngậy dưới đôi tay nghề hàng chục năm của những người bán trên ghe.

Khách đi chợ có khi còn gặp được đám cưới đặc trưng thương hồ, nhất là khu vực chợ nổi Long Xuyên, thường chỉ tổ chức trên phà. Hẳn nhiên là phà đi thuê, kéo về cặp mé sông nào đó thuận tiện, thế là thành “nhà hàng tiệc cưới” nổi. Đời thương hồ quanh năm gắn bó sông nước, ngay cả khi có đại sự, hỷ sự cũng là trên sông nước.

Trong đám cưới, dân thương hồ không chúc nhau sớm có nhà mà chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, sớm có con và sớm có ghe… để ra riêng. Từ bao đời nay, luôn có nhiều thế hệ chung sống trên chiếc ghe nên câu chúc này càng ý nghĩa.

"Lênh đênh cá nước, chim trời

Nổi nên mong được lãi lời chút thôi".

Từng chiếc ghe chở đầy hàng hóa cập bến bán lại cho tiểu thương các chợ để đưa đến tay người tiêu dùng, nhưng ẩn sâu đằng sau đó là câu chuyện vui buồn của những phận đời mua dạo bán sông. Đó là những phận nghèo sống đời gạo chợ nước sông, đêm gối đầu lên chòng chành sóng nước…Đó là những đứa trẻ đeo bám theo ghe bán hàng của cha mẹ; hoặc được gởi lại ruộng vườn với nội ngoại để học cái chữ, mong thoát đời gạo chợ nước sông như cha mẹ chúng, luôn đau đáu phận mình…

Như câu chuyện của anh Nguyễn Văn Khởi quê ở Sóc Trăng, gia đình anh đã sinh sống và buôn bán trên chiếc ghe dưa hấu ở chợ nổi Cái Răng suốt 20 năm qua, từ việc truyền nghề của cha. Cuộc sống dẫu vẫn còn thiếu trước hụt sau, thế nhưng với anh, đây dù gì cũng là công việc mà cha anh truyền lại, bán trên chợ nổi tuy lời ít một chút nhưng vẫn nuôi sống được gia đình và mấy đứa con.

Anh Nguyễn Văn Khởi tâm sự: "Từ khi sinh ra, gia đình đã theo nghề buôn bán trên sông, giờ với mình không có nghề buôn bán thì cũng không biết làm gì khác, bản thân không có đất, ruộng gì hết, thôi lên ghe buôn bán kiếm sống qua ngày, đỡ hơn đi làm mướn, bán trên ghe lời ít nhưng làm chủ bản thân dễ hơn đi làm mướn cho người ta".

Thu hoạch dưa hấu ở Nông trường Sông Hậu. Ảnh: CTV Báo Lao Động.

Từ trước đến nay, chợ nổi ền Tây đã trở thành “đặc sản” văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương của vùng đã sử dụng ưu thế này để phát triển du lịch. Tuy nhiên, khi đường bộ đang thay thế dần đường thủy huyết mạch dọc ngang Nam Bộ, người ta đành chấp nhận sự thật rằng, văn hóa chợ nổi đã tồn tại trăm năm đang đứng trước nguy cơ biến mất. 

Ít ai biết rằng, nhịp phách căn bản của loại hình âm nhạc dân tộc đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại - đờn ca tài tử Nam Bộ là nhịp chèo thuyền. Vì thế, tiếng hát của các tài tử cứ khoan nhặt, đưa đẩy, mềm mại mà thong dong như ghe thuyền lướt đi trên sông nước.

Việc đi lại, giao thương bằng thuyền trên sông ngòi, kênh rạch đã ảnh hưởng lên hầu hết phong cách, lối sống của con người ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhịp sống ấy đặc trưng đến nỗi ai đặt chân lên ền Tây Nam Bộ là muốn tới chợ nổi, muốn được nghe đờn ca tài tử, muốn được du thuyền trên vàm rạch, theo con nước lớn, nước ròng mà len lỏi các nhánh sông Cửu Long.

Vậy mà, cùng với sự phát triển tất yếu, Nam Bộ đang hoàn thiện hệ thống những cây cầu và tuyến đường bộ huyết mạch, đồng nghĩa với chợ nổi không còn là nhu cầu thiết yếu của người dân. Vận tải đường bộ thay thế dần đường thủy, các trung tâm mua bán hàng hóa, siêu thị dần thay thế chợ nổi.

Các chợ nổi khác tại các tuyến giao thông đường thủy như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ Cái Răng (Cần Thơ), chợ Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ Châu Đốc (An Giang), chợ Năm Căn (Cà Mau) hay chợ Vĩnh Thuận (Kiên Giang)... đều không còn quy mô và vai trò lớn như trước đây nữa.

Chú Hữu Hạnh, một tài công chuyên chở khách tham quan trên chợ nổi Cái Răng bộc bạch tâm sự: "Chợ nổi này hồi trước đông lắm, giờ còn một nửa so với xưa thôi, hồi xưa từ trên cầu nhìn xuống là đông nghẹt, còn giờ quá thưa, còn khoảng một phần ba chứ không được như xưa nữa. Hồi xưa, những ghe nhỏ chèo từ trong vườn mang đồ ra, giờ đường bộ phát triển, đường sông vắng ghe là vậy. Lúc trước đi có một chút mà mồ hôi đổ tuôn tuôn, khó chạy lắm do đông, giờ quá vắng, bằng phân nửa hồi xưa thôi chứ không nhiều".

Chợ nhóm rồi tan cũng là lẽ thường tình. Chợ nổi xuất phát từ nhu cầu của người dân địa phương, họp rồi tan âu cũng không ngoài quy luật tất yếu của sự thay đổi và phát triển trong đời sống hiện đại, nhất là khi hệ thống giao thông đường bộ phát triển, đường về ền Tây hầu như đã có đầy đủ các cây cầu vượt sông ở những tuyến huyết mạch.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy đã không còn là sự lựa chọn hàng đầu. Người dân không còn phải đi bằng ghe, thuyền ra chợ để bán mà thương lái đến tận nhà cùng xu thế kinh doanh “mua tận gốc, bán tận ngọn” như hiện nay càng góp phần làm chợ nổi thưa dần.

Đến nay, người ta vẫn chưa rõ chính xác chợ nổi có từ khi nào nhưng ngày chợ tàn, chợ mất thì có thể đoán được. Vậy nên, nếu có dịp về ền sông nước Cửu Long, hãy ráng mà tranh thủ ghé thăm chợ nổi, kẻo mai này… chợ tan.

"Người đi chợ vắng thuyền trôi

Sớm mai nhớ gặp lại người được chăng?

Ở đây chợ nổi Cái Răng

Bán mua cả nỗi nhọc nhằn tháng năm".