Chi phí cao: Căn bệnh “trầm kha” của logistic Việt Nam

Giá vận chuyển hàng hóa gần 2 năm qua liên tục tăng khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vì các chi phí đều được cộng vào giá thành của sản phẩm. Thực trạng này ra sao?

Thông tin trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Virginijus Sinkevičius, Cao ủy châu Âu về môi trường, đại dương và nghề cá. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

# Sáng nay (28/11), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam và châu Âu tham dự Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2022 tại TPCHM.

Cũng trong chiều nay, Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2022 do Bộ Công Thương phối hợp với Euro Cham Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi chương trình Hội nghị cấp cao và Triển lãm kinh tế xanh năm 2022 diễn ra từ 28/11 đến 30/11/2022.

Theo đó, Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu là hoạt động thường niên nhằm tạo kênh trao đổi giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể tham gia xúc tiến xuất khẩu, các chuyên gia trong nước, quốc tế và đại diện các tổ chức thương mại quốc tế. Đồng thời là kênh đối thoại chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

# Google dự báo, tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế số Việt Nam từ con số 18 tỷ USD năm 2021 và dự kiến tăng lên 23 tỷ USD vào năm nay. 

# Ở lĩnh vực BĐS, theo Savills, sản phẩm đất nền khu vực ngoài trung tâm Hà Nội và TPHCM sẽ chịu sức ép giảm giá những tháng cuối năm. 

# Thống kê tại TPHCM đã có 27 DN phải cắt giảm lao động những tháng cuối năm, gần 2.800 công nhân phải ngừng công việc, chiếm 5% số lao động bị ảnh hưởng.

# Trong khi đó, Liên đoàn Lao động các quận, huyện Hà Nội dự kiến sẽ hỗ trợ 50% kinh phí thuê phương tiện cho DN tổ chức đưa NLĐ về quê đón Tết. 

Đức dự định đánh thuế các công ty năng lượng, tạo ra doanh thu tới 3 tỷ USD.

# Với dự định đánh thuế 'mạnh tay' các công ty năng lượng, Đức có thể thu về tới 3 tỷ USD từ nay đến năm 2023.  b

# Trong khi đó, chi phí vận chuyển dầu giữa các cảng trên thế giới đang tăng nhanh khi EU chuẩn bị áp đặt lệnh cấm vận dầu của Nga vào đầu tháng 12 tới. 

# Người tiêu dùng Mỹ đã chi một số tiền kỷ lục cho ngày Black Friday vừa qua, với hơn 9 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 2,3% so với năm trước.

# Trong khi đó, giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã tăng tới hơn 10 lần trong 5 năm qua và đạt doanh thu gần 270 tỷ USD vào năm 2021. 

Ảnh nh họa

# Giá vận chuyển hàng hóa gần 2 năm qua liên tục tăng khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vì các chi phí đều được cộng vào giá thành của sản phẩm. Thực trạng này ra sao? 

"Chi phí logistics chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành giá trị của sản phẩm xuất nhập khẩu. Như công ty chúng tôi, có những thị trường chiếm rất lớn, có những giai đoạn, chi phí logistics đã tăng hàng chục lần, đây cũng là điểm rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cân đối chi phí trong sản xuất..." -  Đó là những chia sẻ của ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.

Đây cũng là thực trạng khó khăn của không ít doanh nghiệp hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, chi phí này tăng cao kéo theo giá thành hàng hóa bị đẩy lên cao khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi.

Thêm vào đó, chi phí logistic đang ở mức cao đang tác động đến chuỗi cung ứng. Ông Lê Hồng Cẩm, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Cảng Hải Phòng cho biết: "Hiện nay, chúng ta chưa có đủ doanh nghiệp làm một chuỗi từ A – Z của một quy trình. Chính vì thế, chúng ta vẫn xảy ra tình trạng như là khi mà cần thì một trong các mắt xích đó vẫn sẽ tăng giá lên và khi không thì lại giảm giá xuống để cạnh tranh nhau. Và cái đó làm phá vỡ chuỗi cung ứng của chúng ta".

Giá xăng dầu leo thang, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy do tình trạng thiếu container rỗng… khiến chi phí logistics bị “đội” lên mức cao.

Và mới đây, tại diễn đàn Logistics Việt Nam 2022, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã dùng hai chữ “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển khi nói về ngành logistics.  Bởi dù là ngành dịch vụ được ví như “mạch máu của nền kinh tế quốc dân” nhưng logistics có quá nhiều tồn tại như năng lực cạnh tranh hạn chế, liên kết chưa chặt chẽ, thiếu nhân lực chất lượng…và đặc biệt là “chi phí cao.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu ý kiến: "Căn bệnh kinh niên của ngành Logistics là chi phí vẫn quá cao.  Thực tế, dịch vụ logistics cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước; trong đó đáng chú ý là chi phí logistics còn cao, năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì những hạn chế, đặc biệt là logistic cao khiến cho ngành gặp nhiều khó khăn".

Cùng quan điểm, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã thẳng thắn chỉ rõ chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn ở mức cao.

Do đó, để giải căn bệnh “trầm kha” về chi phí cao của logistic, ông Trần Tuấn Anh, nhấn mạnh, cần hoàn thiện thể chế ngành, thực hiện hiệu quả  kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, trong đó chú trọng đến chuyển đổi số: "Tôi cho rằng, để giải quyết được vấn đề này thì cần đặt trọng tâm vào xây dựng chính thức các chương trình chuyển đổi số trong ngành logistic.

Bởi khi chuyển đổi số, có thể kéo giảm thủ tục các khâu, cắt giảm chi phí. Và coi đây vừa là yêu cầu, và cũng là đổi mới để phát triển ngành logistic thời gian tới. Và tất nhiên, để làm được điều này chúng ta cần làm rõ nội hàm về logistic xanh, cũng như các yêu cầu trong bối cảnh và những điều kiện mới của khu vực và của toàn cầu".

Bên cạnh đó, đề cập đến các giải pháp kéo giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng ứng phó của logistics trước biến động toàn cầu, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chia sẻ: "Chúng ta cần phải hoàn thiện các thể chế, pháp luật, để đẩy mạnh những thuận lợi cho các doanh nghiệp. Và chúng ta cũng xây dựng những chiến lược cho những giai đoạn sắp tới. Tôi cho rằng, khi có những cơ chế thuận lợi thì sẽ có nền tảng tốt hơn cho chính các doanh nghiệp".

Trong bối cảnh việc đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu chưa thể khôi phục trong một sớm một chiều, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Giá cước vận chuyển sẽ chưa hạ nhiệt ngay lập tức.

Hơn nữa, chi phí lưu kho bãi cũng tăng hơn 20% do nhu cầu lưu kho bãi tăng trong khi nguồn cung chưa đủ đáp ứng, nhân lực thiếu và giá bất động sản tăng cao… Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó để hạ nhiệt logistics giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex tăng điểm trọn vẹn suốt phiên, vượt mốc 1.000 điểm và đóng cửa sát mức cao nhất trong ngày 1.005,69 điểm (tăng 34,23 điểm, 3,52%).

# Với 23 mã đóng cửa trong sắc xanh, chỉ số VN30 tăng 3,81%. Nhiều mã trong rổ VN30 dư mua trần về cuối phiên như SSI, VHM, HPG, KDH, VRE, GAS, TCB. Chỉ số VNMidcap và VNSmall cũng tăng mạnh lần lượt 4,12% và 3,66%.

# Theo SSI Reseach, dòng tiền vào thị trường rất mạnh đưa thanh khoản khớp lệnh trên HOSE vọt lên mức 13,9 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên 1,7 nghìn tỷ đồng./.