Câu view

“Câu view” là một từ chung để chỉ các thủ thuật nhằm lôi kéo sự chú ý của độc giả vào một chương trình hay một bài viết cụ thể. Phổ biến nhất sẽ là thủ thuật “đặt tít” – viết một mô tả ngắn gọn, hấp dẫn, thậm chí là giật gân, để người đọc, người xem phải chú ý tới.

"Đọc cái tít bài là biết câu view rồi. Làm gì có chuyện ngược đời thế!"

"Cái group suốt ngày đăng mấy cái chuyện tào lao câu view thôi, không có gì ích lợi cho xã hội hết".

“Câu view” – một từ nửa Việt nửa Anh, nửa nạc nửa mỡ mà đọc lên bạn thấy nó hoàn toàn thuộc về đời sống mạng xã hội.

Ảnh nh họa: Tuổi trẻ

Nói “câu view” là một từ “lai” hoàn toàn thuộc về đời sống mạng xã hội bởi cụm từ này chỉ xuất hiện khi báo điện tử và các trang thông tin điện tử xuất hiện, có lẽ là từ đầu những năm 2000. “View” được hiểu là “lượt xem”, “lượt đọc” bài viết. Và chỉ trên môi trường internet thì chỉ số này mới được thể hiện rõ rệt thông qua thao tác nhấp chuột (click) vào bài viết, cũng như thời gian lưu lại trên trang để xem độc giả có thực sự đọc bài hay không.

Trước thời gian này, báo chí truyền thông như báo in hay phát thanh – truyền hình thường không có đo đếm chính xác về số lượng người đọc – người xem, mà chỉ có lượng phát hành (báo in) và lượng tiếp cận (phát thanh – truyền hình). Các chương trình phát thanh – truyền hình thì về sau có phát triển cách đo lường bằng “rating” – bằng cách khảo sát trực tiếp người xem, người nghe hay khảo sát thông qua các thiết bị kỹ thuật số (digital).

“Câu view” là một từ chung để chỉ các thủ thuật nhằm lôi kéo sự chú ý của độc giả vào một chương trình hay một bài viết cụ thể. Phổ biến nhất sẽ là thủ thuật “đặt tít” – viết một mô tả ngắn gọn, hấp dẫn, thậm chí là giật gân, để người đọc, người xem phải chú ý ngay tới sản phẩm truyền thông đó.

Trong rất nhiều trường hợp, những tít bài này thường không nhằm vào các vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng lại không phản ánh toàn bộ sự thật bài viết, mà lấp lửng nửa vời, gây nhiễu, thậm chí là gây hiểu nhầm. Khi đọc vào bài viết, người đọc mới té ngửa nội dung vấn đề không hề như cái tít câu view. Đặc biệt là các phát biểu của những người nổi tiếng (chính khách, nhà hoạt động xã hôi, doanh nhân, nhà quản lý hay các nghệ sỹ,…) thường được trích dẫn rất sốc, lại không kèm bối cảnh.

Điều này dẫn đến những tranh cãi, thậm chí là những ệt thí, mạt sát, bức xúc trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến nhiều người.

Ngoài việc giật tít câu view thì còn có hiện tượng nhiều chương trình thực hiện các chuỗi nội dung câu view, cũng thường là nhằm vào các nội dung lạ lùng, hay những vấn đề - hiện tượng đang thu hút sự chú ý của xã hội. Ví dụ như trend review – đánh giá, trend siêu – to – khổng lồ, trend ăn mọi thứ có thể,…

Những nội dung câu view này không chứa đựng nhiều nội dung mang tính giáo dục – hữu ích, mà chỉ nhằm mục đích giải trí, đánh vào tâm lý tò mò, ham vui của một bộ phận không nhỏ người trong xã hội. Tuy nhiên, nó cũng có một tác dụng nhất định tới các kênh phát, khi giúp duy trì lượng người truy cập, và qua đó thì các nội dung khác cũng có cơ hội được tiếp cận tới người đọc – người xem.