Câu hò Đồng Tháp

Đồng Tháp Mười, vùng đất từng được mệnh danh là “túi phèn”, là “rốn lũ” của vùng Đồng bằng châu thổ Cửu Long, mảnh đất từng làm nản lòng nhiều nhà khoa học nông nghiệp khi “sáu tháng nước giăng giăng, sáu tháng khô cằn thiếu nước”, sau cuộc trường chinh khai phá, nơi đây đã trở thành vựa lúa lớn của cả nước.

Quá trình làm ra hạt lúa cũng là quá trình mà người nông dân nơi này ấp ủ, chưng cất để rồi sản sinh ra cái đẹp cho đời. Một trong những vẻ đẹp độc đáo chỉ riêng có ở vùng đất này, một vẻ đẹp được cất giữ, truyền dạy cho đến ngày nay như một tài sản quý báu, đó là điệu hò Đồng Tháp. 

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm"

 

Điệu hò Đồng Tháp được cất giữ, truyền dạy cho đến ngày nay như một tài sản quý báu (Ảnh: baotang.dongthap.gov.vn)

Theo tài liệu ghi chép, hơn 300 năm trước, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, khi người dân tứ xứ đặt chân lên vùng đất châu thổ hạ nguồn sông Mekong để khai hoang lập ấp, đó cũng là lúc họ bắt đầu kiến tạo các giá trị tinh thần, làm nên một nền văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Những câu hò, điệu lý cũng từ đó mà dần hình thành và phát triển, chúng gắn liền cùng nếp sống sinh hoạt của cư dân vùng bưng biền, đồng trũng, thể hiện được tâm tư, tình cảm của những nông dân lao động hăng say. Hòa trong dòng chảy của thời gian, những câu hò tỏa đi khắp các ền châu thổ, điệu hò Đồng Tháp cũng theo đó dần xuất hiện.

Các chuyên gia phân chia Hò Đồng Tháp phát triển thành 3 giai đoạn chính: Ở giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX – 1945 là giai đoạn hình thành hò Đồng Tháp, chúng kế thừa, tiếp thu những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của hát ru như: Thang âm, điệu thức, hơi, đường nét giai điệu, âm hưởng luyến láy để phát triển, tạo thành yếu tố đặc trưng của một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian riêng.

Đến giai đoạn 1945-1954, những câu hò theo chân những nông dân vùng Đồng Tháp Mười vang lên trong các chuyến chèo ghe chở lương thực, quân dân, đạn dược cho cách mạng. Và được gọi chung là hò kháng chiến. Cuối cùng là giai đoạn 1954-1960 là thời kỳ bộ đội ền Nam tập kết ra Bắc, điệu hò phổ biến lúc này thể hiện tình yêu, những cảm xúc chân thành và mãnh liệt như chất chứa nỗi niềm của người ở lại. Hò Đồng Tháp có đặc trưng riêng là phải có quãng 4 tăng và chuyển hệ trong hơi oán. Cũng vì vậy, hò Đồng Tháp được đánh giá là một điệu hò đặc biệt và hay nhất trong các điệu hò ở Nam Bộ.

Đi qua dòng chảy của thời gian, qua nhiều lần biến đổi của thời cuộc, những điệu hò vẫn luôn ngọt ngào, đậm tình, đậm nghĩa trên mảnh đất quê hương và được lưu truyền bởi những người lao động của ệt bưng biền Đồng Tháp Mười.

Câu hò gắn liền với công việc thường ngày của người nông dân lam lũ, của giới thương hồ, vạn đò. Hò lúc đi cấy. Hò khi đi cày. Hò trong những đêm trăng sáng. Hò giữa cánh đồng bốn bề nước lũ giăng giăng. Câu hò từ đó trở thành sợi dây vô hình gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Những âm điệu í ới, hò lơi gọi bạn của những người thợ cấy, bạn cày, thương hồ đối đáp có vần, có nhịp nhanh chóng biến thành một hình thức sinh hoạt diễn xướng dân gian có sức hấp dẫn lạ kỳ. Các bậc cao niên cho rằng, chỉ những ai đã từng thưởng thức giọng hò mơn man trên chính mảnh đất Tháp Mười mới cảm hết cái tình, cái nghĩa, những nỗi niềm chất chứa ưu hoài được gói gọn trong giọng hát ngân vang giữa bốn bề “đồng không mông quạnh”.

Nhạc sĩ Cao Văn Lý, người đã dành hàng chục năm trời nghiên cứu và khôi phục làn điệu quê hương Đồng Tháp, cho biết: hò Đồng Tháp là một loại hò trên đồng nước, âm điệu của hò Đồng Tháp thể hiện rõ tâm tư tình cảm của con người. Nó bình dị, thân quen, ngọt ngào mà sâu lắng, pha chút trầm buồn rất đỗi thân thương.

Cái hay của hò Đồng Tháp là sự biểu cảm, lôi cuốn, âm điệu buông lơi, khoan nhặt, lúc trầm, lúc bổng, khi lên cao thì chót vót mà khi xuống thấp thì đến tận cùng, nghe da diết, nao nao: "Điệu hò Đồng Tháp, hò đơn, phần lớn là giọng cao, nhiều nhất là giọng nữ. Vào những đêm trăng yên tĩnh, ở Đồng Tháp Mười, vào đúng mùa nước nổi như thế này, hò một mình, dàn trải tâm hồn của mình với trời đất, có thể nói lên những khắc khoải trong tâm hồn, cái nỗi buồn vui, sướng, khổ. Những người hò rất bình dân, nhưng tính văn học lại rất cao".

Ảnh: baotang.dongthap.gov.vn

Đi tìm câu hò Đồng Tháp, chúng tôi được người dân xứ này kể cho nghe những câu chuyện về những người giữ hồn lời ru của đất. Người ta bảo rằng, nhắc đến hò Đồng Tháp là phải nhắc đến cố nghệ nhân Kim Nhụy - người đã đưa câu hò Đồng Tháp đến với người dân toàn quốc và thế giới. Mồ côi mẹ từ năm 2 tuổi, hằng ngày bà đi cắm câu, mót lúa, nghe các dì, các chị hát hò đối đáp nhau trên đồng, trên sông riết rồi thuộc từng hơi hướng, làn điệu và hàng trăm câu hò xứ mình.   

Thời gian qua, Đồng Tháp đã thực hiện rất tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của điệu hò Đồng Tháp, không chỉ đưa câu hò Đồng Tháp thoát khỏi cảnh mai một như nhiều điệu hò khác mà còn giúp cho người dân, du khách yêu thích loại hình diễn xướng dân gian này.

Nhiều câu lạc bộ tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ. Nhiều điểm du lịch tập huấn cho nhân viên về điệu hò Đồng Tháp, từ hò được cho đến hò hay. Đây là những mô hình cần thiết phải nhân rộng để điệu hò đồng nước được dịp tiếp cận với đông đảo tầng lớp nhân dân.

Chị Nguyễn Quỳnh Anh Đào – Thành viên câu lạc bộ hò Đồng Tháp tâm sự: "Mình đã bắt đầu hò Đồng Tháp từ năm 2010, 2011. Ban đầu nghe, thật sự rất là khó, nó rối lắm. Nhưng mà bất cứ ai cũng vậy, là người Đồng Tháp, chỉ cần tiếp xúc với hò Đồng Tháp một thời gian thì sẽ yêu cái hò Đồng Tháp, dù nó có hơi trúc trắc, nó hơi khó"

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, người đã cùng với vợ mình là nhà thơ Lê Giang, người đã từng ngồi trên con xe 67, từng băng đồng đến với nhà dân, góp nhặt cho bằng được những giọng hò chân chất của ệt bưng biền cho rằng, điều quan trọng hơn hết là sự quan tâm đầu tư, có chính sách hỗ trợ cho người làm công tác sưu tầm, lưu giữ và biểu diễn nghệ thuật hò Đồng Tháp, để nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc sĩ an tâm và dành hết tâm huyết cho loại hình biểu diễn này. Từ đó, tạo tiền đề để đệ trình UNESCO công nhận hò Đồng Tháp là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tâm sự: "Lưu trữ trong kho cũng là một hình thức lưu trữ nhưng phải cho nó sống lại, tái xuất gian hồ, trong quần chúng, trong các thế hệ nối tiếp bằng nhiều hình thức: in ấn, phổ biến, biểu diễn, dạy học trong các trường… Các nhạc sĩ trẻ phải thâm nhập để ra các tác phẩm phục vụ quần chúng. Hai là các phong trào ca hát cũng phải đặt vấn đề tiếp nối, làm mới lại các làn điệu dân ca nhưng không được làm mất gốc dân ca".

Năm 2018, hò Đồng Tháp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Cùng với câu hò, điệu lý và những làn điệu dân ca đặc trưng của các vùng ền khác, hò Đồng Tháp đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân châu thổ, góp phần làm cho phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ và đều khắp, phục vụ có hiệu quả nhu cầu hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của người dân.

Về ệt Tháp Mười hôm nay, giữa đồng bưng con nước trắng trời, nghe dìu dặt tiếng hò nhặt khoan trầm bổng, nghe xôn xao tiếng lá tràm, nghe hương sen phả đầy trong đất mà thấy thương quen mảnh đất này: 

Đã bao lần trở về ền hạ

Nghe câu hò Đồng Tháp dịu êm

Nghe hương tràm đậm đau nỗi nhớ

Bao nhiêu năm, biền biệt cánh chim.

(Một đoạn của Hò Đồng Tháp - Trần Thế Tuyển)