Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Suốt 2 năm qua, vào mỗi khuya chủ nhật rạng sáng thứ 2 và thứ 3 hàng tuần, căn nhà của vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ lại sáng đèn.

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, họ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Không chỉ mang lại sự an ủi và hỗ trợ thiết thực cho người bệnh, mô hình còn lan tỏa tình thương và hy vọng trong cộng đồng, góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp hơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Lan (bìa trái) cùng chuẩn bị rau củ cho Tổ cơm chay ễn phí Hoa Sen. (Ảnh: Nhật Minh)

Chào cô chú, cơ duyên từ đâu để mình mở tổ cơm chay Hoa Sen này vậy cô Lan?

Việc từ thiện này là cô phát tâm làm trên 20 năm rồi. Cũng như lúc đó mình chưa có điều kiện để mình mở cái bếp. Cô đi những bếp ăn giống như mình ở đây vầy nè, hỗ trợ gạo, đường, bột ngọt, các thứ nhu yếu phẩm đó.

Tới lúc chú kêu cô cất nhà, cô mới nói là sẵn có cái dịp này mình cũng có điều kiện để làm thì mình mở cái bếp tại nhà đi đặng mình làm, tiện hơn, để đi đây đó hoài nó cực á thì cô mới bàn với chú. Chú chấp nhận.

Nhớ lại lúc cô Lan bàn chuyện mở bếp ăn thiện nguyện tại nhà thì lúc đó chú Cường suy nghĩ như thế nào?

Chú Cường: Lúc trước thì mình có lại mấy tổ này tổ kia mình đóng góp chút đỉnh rồi sau này mình quen dần mấy chỗ này, mình mới về đây mình làm. Mấy người đó thấy mình cũng hạp rồi người ta đi theo làm phụ với tổ mình.

Mình thấy làm thích quá, thấy tâm trạng mình phấn khởi, thích thành ra mình quyết tâm mình phải làm. Tết này là tròn 2 năm. Mấy người con rất thích. Con chú nói đúng ra thì nó cũng mua bán nhỏ thôi nhưng mà nó làm ăn được thì một tháng cũng góp 1-2 triệu theo khả năng nó.

Hiện tại, tổ của mình có bao nhiêu thành viên và chi phí hoạt động ra sao vậy chú?

Chú Cường: Thành viên thì tầm khoảng 15-20 người xung quanh ở đây đa số. Suất ăn thì nấu tầm 800-900 phần/ngày. Cái phần thức ăn, bệnh viện Đa khoa thành phố cấp cho mình một tháng là 400kg. Rau củ thì có chú ở bên Đồng Tháp chú chở qua. Một ngày như vậy nấu tầm 250-300kg rau củ. Gạo là tầm 58-60kg.

Còn những gia vị các thứ thì chị em ở đây thấy cái gì thiếu bỏ vô. Một tháng tính các chi phí khoảng 30 mấy đến 40 triệu đổ lại. Bình quân mỗi tháng chú chịu tầm mười mấy hai chục.

Để nấu và phát cơm số lượng lớn thì việc chuẩn bị cũng không phải đơn giản phải không chú?

Chú Cường: Một tuần là mình cho 2 ngày vào ngày thứ 2 và thứ 3 hàng tuần. Ngày chủ nhật là mình chuẩn bị. Chị em lại phụ nấu thì tầm khoảng 1-2 giờ sáng, 12 giờ hỏng chừng, giống như người ta ngủ thức dậy là người ta chạy lại phụ.

Nấu tới khoảng 5 giờ rưỡi, 6 giờ là xong rồi. Bắt đầu ăn sáng rồi mới sắp xếp xe cộ đồ tầm 7 giờ chở qua cho. Khoảng từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi là hết. Cho Bệnh viện ung bướu khoảng 100 mấy -200 hộp. Còn bệnh viện Đa khoa thì khoảng 700-800 hộp.

Phát cơm từ thiện ở bệnh viện thì đã quen thuộc nhưng điểm khác biệt ở mô hình của mình là gì vậy, thưa cô Lan?

Cô Lan: Mô hình của cô là mình làm  thiện nguyện, tiền của mình mình xuất ra để mình làm, mới ban đầu, cô chú xuất ra một tháng khoảng 40 triệu. Lúc đó chưa có mạnh thường quân để cho. Lúc trước cô nấu một tuần tới 3 ngày lận, thứ Ha, Ba, Tư.

Sau này sức khỏe cô hơi kém, giảm lại còn 2 ngày. Lúc trước bệnh viện cho 500kg gạo, bây giờ còn 2 ngày thì bệnh viện cho 400 kg. Cô ở đây mỗi tháng phải bù 200kg.

Mong muốn của cô chú cho Tổ cơm chay Hoa Sen của mình trong tương lai sẽ như thế nào?

Vợ chồng chú tâm nguyện là mình luôn tin vào nhân quả. Với cái thứ hai mình không làm thì sau này mình trăm tuổi thì tài sản bỏ lại mình không có để lại phước đức thì con cháu phá hết.

Mình có nói với nó, sau này, mấy con làm theo mô hình này hoặc còn làm ăn, con làm không được thì con lấy tiền của cha mẹ, một tháng con đóng góp theo khả năng của con, đóng góp những tổ từ thiện khác. Mong muốn chú là vậy. Gieo cái duyên.

Cảm ơn cô chú với những chia sẻ vừa rồi. Chúc cho hoạt động thiện nguyện của tổ sẽ ngày càng được nối dài để mang đến những phần cơm nóng ấm cho bà con.

Thực đơn được thường xuyên thay đổi để người bệnh ăn ngon ệng. (Ảnh: Nhật Minh)

Để có được khoảng 800 suất cơm mỗi sáng thứ 2 và thứ 3 hàng tuần đến tay bà con khó khăn, công việc chuẩn bị bắt đầu từ thứ 7 và chủ nhật trước đó, gần 20 thành viên của tổ cơm chay ễn phí Hoa Sen mỗi người một công việc, một độ tuổi nhưng điểm chung ở họ chính là tấm lòng hết mình vì cộng đồng.

Chia sẻ về công việc thiện nguyện của gia đình, ông Mạch Phú Cường kể lại, hồi trước, vợ chồng ông làm nghề buôn bán xe máy, phụ tùng, khi hai ông bà quyết định nghỉ hưu thì công việc xã hội đến như một cái duyên: "Khoảng 10 năm trước là tôi nuôi mẹ tôi ở bệnh viện, lúc đó, mình thấy hoàn cảnh trong đó khổ lắm, mình hiểu thành ra mình cũng có ý định nếu mà sau này mình có điều kiện mình làm một cái hội để cho bà con trong bệnh viện vậy đó. Sau này mình có điều kiện thì mình thực hiện luôn đó".

Tại tổ cơm chay ễn phí Hoa Sen, công việc được phân chia rõ ràng. Mỗi buổi, bếp ăn chuẩn bị khoảng 60 kg gạo và từ 250-300 kg rau củ. Chi phí mua gạo, rau củ được hỗ trợ một phần, còn lại do gia đình ông Cường đóng góp.

Bà Trần Thị Đấu, ngụ quận Cái Răng, TP. Cần Thơ là một trong những thành viên tâm huyết của tổ cơm chay này từ những ngày đầu thành lập. Dù tuổi cao, bà vẫn không quản ngại đường xa, bất kể nắng mưa, khuya sớm luôn có mặt để tham gia hoạt động thiện nguyện:

"Thứ hai là 11 giờ khuya, tại vì cô nhà ở xa tới đây là 12 giờ rồi. Tới sáng luôn, tới 9-10 giờ, cô rửa xoong nồi rồi cô mới về. Tại lương tâm của cô muốn đi làm từ thiện để tiếp sức cho mấy người bệnh ăn để cho người ta khỏe đồ này kia nọ. Theo cô Lan nè".

Bếp ăn chuẩn bị 700-800 phần cơm chay phát cho người bệnh và người nuôi bệnh. (Ảnh: Vietnamnet)

Cuộc trò chuyện với vợ chồng ông Cường, bà Lan đôi lần bị ngắt quãng bởi những xúc động khi nhắc đến các hoàn cảnh khó khăn nhận cơm từ thiện tại bệnh viện. Vì vậy, vợ chồng ông luôn mong muốn chăm chút cho từng phần cơm thật ngon. Món ăn cũng được thay đổi thường xuyên để bà con không ngán, mau chóng xuất viện về nhà.

Bà Lan trải lòng: "Con thấy là một người bệnh là 2-3 người nuôi. Nếu mà chi phí những suất ăn của bệnh viện thì một ngày khoảng 200 ngàn, tiền ăn. Tính giá hữu nghị thôi đó. Mình thấy hỗ trợ một phần nào cho bà con thì cũng đỡ dữ lắm. Cô ở đây làm đồ ăn ngon không hà. Nó không ngon thì người ta không ăn. Nếu mà mình cho bà con sẽ bỏ. Mình đổ công cực khổ mà để bà con người ăn không được. Mình phải làm ngon để bà con ăn, mau hết bệnh đặng về".

Không chỉ hết lòng với công tác thiện nguyện, vợ chồng ông Cường còn chăm lo cho những thành viên trong tổ của mình, ông bà hỗ trợ gạo và một ít tiền xăng xe để các thành viên khó khăn an tâm làm thiện nguyện, mà theo lời bà Lan là để họ khỏi cần lo lắng, chạy đôn chạy đáo kiếm gạo nữa.

"Hai vợ chồng rất là tốt. Thương người nghèo dữ lắm luôn. Cô Lan cho mỗi một tuần là mỗi một người 10kg gạo đặng con, gia đình đồ ăn mình mới đi làm được chứ không thôi đâu có".

"Chị thấy ở đây cho cơm cũng ngon lắm. Cơm ngon, cái gì cũng ngon hết. Mấy cô nói chuyện cũng dễ thương nữa".

Tấm lòng nhân ái của vợ chồng ông Cường, bà Lan và các thành viên trong Tổ cơm chay ễn phí Hoa Sen đã mang đến những bữa ăn ấm áp, nghĩa tình cho những bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ.

Không chỉ vậy, họ còn lan tỏa tình thương qua các hoạt động thiện nguyện khắp các tỉnh, thành vùng sâu, vùng xa. Sự tận tâm và nhiệt huyết của họ là nh chứng sống động cho câu nói “lá lành đùm lá rách”, lan tỏa niềm hy vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.