Ảo tưởng sức mạnh

Ảo tưởng sức mạnh là một cụm từ phiếm chỉ một ai đó có các phát ngôn hoặc biểu hiện có vẻ hơi ảo tưởng về khả năng của bản thân. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng “ảo tưởng sức mạnh” có thể là một… chứng bệnh tâm thần.

 "Mẹ có thấy ai đẹp trai, học giỏi như con không? Gái theo cả đàn đấy!"

"Thôi, anh bớt ảo tưởng sức mạnh đi!"

" Thằng đấy mới được sếp khen một câu đã ảo tưởng sức mạnh rồi".

Ảo tưởng sức mạnh hay nói tắt là A tê sờ mờ, là một cụm từ phiếm chỉ một ai đó có các phát ngôn hoặc biểu hiện có vẻ hơi ảo tưởng về khả năng của bản thân. Nghe qua thì chúng ta tưởng chỉ là một biểu hiện của một số cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng “ảo tưởng sức mạnh” có thể là một… chứng bệnh tâm thần.

“Ảo tưởng sức mạnh” cũng là một cụm từ được các bạn trẻ sử dụng rất nhiều, cả trong đời sống thật lẫn trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt là xuất hiện ở các comment, khi một ai đó post lên một hình ảnh hay một câu chuyện có vẻ hơi đề cao bản thân thái quá.

Chúng ta biết rằng, để đạt được một thành tích nào đó, đặc biệt là trong công việc thì thường cần sự hợp tác của rất nhiều nhân sự. Nhưng một số người lại “vơ vào” làm thành tích cá nhân, đề cao bản thân mà phủ nhận tập thể.

Khi đó, họ có thể rơi vào trạng thái “ảo tưởng sức mạnh”, chỉ có mình là làm được, chỉ có mình là quan trọng.

Trong một trường hợp khác, sắc đẹp hay vẻ bề ngoài đẹp trai, xinh gái được nhiều người trẻ coi là một lợi thế cạnh tranh. Họ sẵn sàng body shang, chê bai những người có nhan sắc, ngoại hình không bằng họ. Kiểu “em đẹp em có quyền” cũng có thể được coi là một biểu hiện của ảo tưởng sức mạnh.

Tuy nhiên, nếu bạn đối diện với một người có vẻ đang ATSM thì cũng đừng vội phán xét. Có một hội chứng khá nguy hiểm liên quan đến vấn đề này, có tên gọi là Paraphrenia – một dạng rối loạn tâm thần phân liệt (paranoid) gây hoang tưởng có ảo giác, khuếch đại cảm giác tích cực hay tiêu cực ở bản thân.

Người bệnh thường bị khuếch đại cảm xúc, hưng phấn quá mức đến nỗi nói quá nhiều, không cần ngủ, tiêu tiền văng mạng để khẳng định bản thân.

Rất nhiều người thành đạt, giàu có mắc chứng bệnh ATSM này, chỉ đơn giản là họ đã phải đối mặt với những áp lực rất lớn, và tự đề cao bản thân là cách để họ có niềm tin vào bản thân, và vượt qua.

Chứng hoang tưởng này tuy nổi bật nhưng lại khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy người bệnh có vẻ “nổ” hay ATSM.

Tuy nhiên, chứng bệnh này không được kiểm soát có thể mang đến những hệ luỵ khá nguy hiểm, thậm chí dẫn đến nguy cơ sức khoẻ cho người bệnh, và nguy cơ cho xã hội. Nhất là khi người bệnh lại là người thành công, có địa vị cao trong xã hội.