Anh hùng bàn phím

Thỉnh thoảng dạo trên mạng xã hội, không khó để các bạn bắt gặp các anh hùng bàn phím trên các group, diễn đàn với thái độ hung hăng, thiếu chuẩn mực gây tổn thương cho người khác. Vậy thế nào là anh hùng bàn phím và nhận diện thành phần này thế nào?

 

"Cô hoa hậu gì vừa đưa ra một phát ngôn về từ thiện là các anh hùng bàn phím rào rào xông vào bình phẩm, chê bai các kiểu…"

"Mấy thể loại anh hùng bàn phím đấy chấp làm gì…"

Thỉnh thoảng dạo trên mạng xã hội, không khó để các bạn bắt gặp các anh hùng bàn phím trên các group, diễn đàn với thái độ hung hăng, thiếu chuẩn mực gây tổn thương cho người khác.

Vậy thế nào là anh hùng bàn phím và nhận diện thành phần này thế nào?

Ảnh nh họa

Khái niệm “Anh hùng bàn phím” xuất hiện lần đầu có lẽ vào thời điểm năm 2013 khi một nhóm sinh viên trường đại học FPT định nghĩa và phân tích những dấu hiệu nhận biết thành phần này thông qua một đoạn clip dài gần 2 phút.

Cụm từ này thực chất được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai, chê cười một người nào đó, những kẻ chỉ giấu mặt sau máy tính, sử dụng bàn phím và rất “to mồm” bình luận trên mạng về mọi vấn đề họ thấy trên mạng, không trực tiếp ra mặt và nói chuyện trực tiếp với những người mình đang tranh luận.

Họ thường đưa ra những bình luận, phán xét thiếu suy nghĩ, phiến diện và nhiều khi quá khích một cách hùng hổ, liều lĩnh, bừa bãi mà không cần biết đúng hay sai, hay thậm chí về việc nó có gây tổn hại đến danh dự, tinh thần hay thể chất của người khác hay không.

Bất cứ ai cũng có thể trở thành anh hùng bàn phím. Thường sẽ dễ gặp nhất ở những người suy nghĩ nông cạn, tầm nhìn còn hạn hẹp, hay ganh ghét đố kị với người khác, chưa thể quan sát mọi chuyện một cách khách quan nhất và nhận định được sự đúng sai của vấn đề.

Nạn nhân của các anh hùng bàn phím khi bị nhận xét tiêu cực, liên tục có thể bị ảnh hưởng cả về tâm lý đến sức khỏe, khủng hoảng tinh thần, rối loạn thần kinh và mắc các chứng như trầm cảm hay tự kỉ tuỳ mức độ, có thể rơi vào trạng thái suy sụp và bỏ ăn bỏ uống, dẫn đến suy nhược cơ thể, thần kinh.

Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của các anh hùng bàn phím, từ tổ chức đến cá nhân, từ những người nổi tiếng đến cả người bình thường nhất.

Năm 2019 làng giải trí Hàn Quốc chấn động với sự ra đi của 2 nữ nghệ sĩ nổi tiếng Choi Sulli và Goo Hara. Họ đã chọn cách buông tay cuộc sống sau thời gian sống chung cùng những câu chữ cay nghiệt trên Internet của các anh hùng bàn phím.

Ở Việt Nam, con số nạn nhân của các anh hùng bàn phím chắc cũng không ít. Vì vậy, nên thận trọng khi chia sẻ, đăng tải thông tin khi chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, không dùng những lời lẽ ệt thị, xúc phạm người khác gây tổn hại đến họ.

Câu chuyện của bà Phương Hằng ở Đại Nam xúc phạm nhiều người và hậu quả sau đấy thế nào chắc các bạn chưa quên.