30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

SỐNG Ở SÀI GÒN

Sài Gòn ngày Tết Độc Lập mang dáng vẻ của sự uy nghi, hào hùng và kiêu hãnh. Chính quyền địa phương tổ chức hàng loạt các hoạt động chào mừng, dịp này du khách khắp nơi chọn đến với ền đất hào hùng để trải nghiệm những di tích vang danh, như: Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi…

Sài Gòn thời điểm này rực rỡ sắc cờ, người sống ở Sài Gòn cũng có cảm giác hân hoan, yên bình. Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc. 

Dinh Độc Lập nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Báo Đầu tư

Không hoa mỹ và rất thật, thời điểm này Sài Gòn nóng đổ lửa, cộng thêm sức nóng của những tuyến giao thông cửa ngõ làm kẻ ở người đi có chút băn khoăn. Nhưng cũng ở Sài Gòn - TPHCM với những điều “rất thật” khác, chính là dáng vẻ uy nghi, hào hùng và kiêu hãnh của một vùng đất anh hùng.

Những ngày này Sài Gòn – TPHCM khoác lên mình chiếc áo vô cùng lộng lẫy, hết tâm tự hào về hành trình thống nhất non sông đầy oai hùng của dân tộc. Rất nhiều những hoạt động chào mừng 49 năm ngày Giải phóng ền Nam – Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) được tổ chức tại TPHCM.

Đầu tiên, tôi tin trong hàng vạn những suy tư của cuộc đời, bạn và tôi cũng sẽ rưng rưng nghẹn ngào trước khoảnh khắc đoàn đua xe đạp chào mừng ngày thống nhất non sông về đích trước cổng Dinh Độc Lập.

Trước thời điểm đó chừng vài phút đến vài chục phút, những tuyến đường đoàn xe đạp đi qua được lực lượng chức năng tổ chức phân luồng rộng rãi, từng tốp người dừng lại đợi đoàn xe qua với tâm thế hân hoan, không chút bực dọc. Vâng! Tình yêu Sài Gòn, yêu Tổ quốc trong sâu thẳm người Việt luôn có, chỉ chực chờ khoảnh khắc được trào dâng.

Tiếp đến là hình ảnh cờ bay phấp phới, đỏ rực ở rất nhiều tuyến đường, đặc biệt ở những tuyến trung tâm. Trước Dinh Độc Lập, quanh Bưu điện TP hay Nhà thờ Đức Bà, từng đàn chim bồ câu neo về đất mẹ, những gia đình trong sắc áo đỏ tươi dạo chơi, chụp ảnh, mọi thứ trông có vẻ rất yên bình.

Một hoạt động rất được đón chờ khác ở Sài Gòn – TPHCM chính là tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết độc lập. Năm 2024, tròn 49 năm giải phóng dân tộc, non sông liền một dải,  TPHCM tổ chức bắn pháo hoa ở 05 điểm, từ 21h đến 21h15 ngày 30/4, có lẽ những ai được chiêm ngưỡng khoảnh khắc lung linh này, đều sẽ dâng trào một niềm tự hào dân tộc. Tiếng nói, nụ cười sẽ rôm rả khắp nơi, và đâu đó sẽ là những giai điệu hào hùng từ những bản hùng ca dân tộc được thể hiện qua tiếng hát của những nghệ sĩ không chuyên. Thảng hoặc chỉ là lời ca, nhưng sâu bên trong chắc chắn là một niềm yêu nước bất tận.

Bên cạnh những hoạt động kể trên, Sài Gòn – TPHCM còn rất nhiều những hoạt động chào mừng khác, như: Giải việt dã truyền thống TPHCM mở rộng năm 2024- 1.500 vận động tham gia tranh tài; Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” và “Thành phố Hồ Chí Minh - vì cả nước, cùng cả nước” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng ền nam, thống nhất đất nước…

Không chỉ có giá trị lịch sử, Bến Nhà Rồng còn có một kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ảnh: Báo Đầu tư

Sài Gòn – TPHCM còn làm khách thập phương nhung nhớ, dân địa phương tự hào bởi những chốn dừng chân mang đậm dấu ấn lịch sử.

Đó là một Bến Nhà Rồng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt đầu hành trình ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Aral Latouche-Tréville vào năm 1911. Nơi đây mang nét kiến trúc cổ kính, hòa trộn giữa Á và Âu ấn tượng và đẹp mắt. Đến đây du khách không chỉ được khám phá những nét đẹp của cảnh quan, được chiêm ngưỡng những bức tranh khắc họa lại đời sống cơ cực của người dân thời Pháp thuộc, mà còn được nghe những câu chuyện để hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

Đó là một Hầm chứa vũ khí, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, là di tích ghi dấu ấn rõ nét về sự kiên cường và dũng cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây từng là nơi chứa hơn 2 tấn vũ khí các loại để các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn sử dụng tấn công vào Dinh Độc Lập ngày mùng 1 Tết Mậu Thân năm 1968.

Là một Địa đạo Củ Chi - thành phố trong lòng đất, nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nơi đây nổi tiếng có hệ thống phòng thủ kiên cố, tinh vi trong lòng đất. Hệ thống địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn, mà đã trở thành nơi sinh hoạt, hội họp quân sự, cứu thương, chế tạo và tàng trữ vũ khí.

TPHCM thành phố anh hùng, thành phố với một giai đoạn lịch sử đầy vẻ vang, rất nhiều chất liệu để tạo nên nền móng vững vàng cho một đô thị hàng đầu đất Việt. Sài Gòn, bên cạnh những khoảnh khắc vội, hy vọng rằng bạn có thể thu xếp cho mình một lượng thời gian vừa đủ để hiểu hơn về những giá trị lịch sử của mảnh đất này, tin rằng bạn sẽ thêm yêu thêm quý vùng đất mình đang sống. Hiểu và yêu một vùng đất, chắc chắn hơn ai hết bạn sẽ biết cách tạo nên những giá trị tích cực cho mảnh đất ấy, tất nhiên ở tất cả mọi góc nhìn.

Tiệm bò kho Ấn Độ 30 năm, người nghèo đến ăn được ễn phí

Nằm nép mình trong một con hẻm nhỏ ở đường Võ Văn Tần, Quận 3, quán bò kho mang tên Dì Út Ấn Độ mở ra từ 30 năm trước. Khách đến ăn rất đa dạng, từ dân văn phòng, sinh viên đến những người lao động nghèo. Đặc biệt với những ai có hoàn cảnh khó khăn đến tiệm đều được ăn ễn phí.

Nhắc đến Sài Gòn - TPHCM chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến một thành phố xa hoa lộng lẫy, cũng là điểm du lịch mà ai cũng nên ghé đến một lần. Nói về Sài Gòn – TPHCM không biết tốn đến bao nhiêu giấy mực cho đủ, về con người, về văn hóa, về cách sống nồng hậu và nghĩa tình của người dân nơi đây.

Còn về đặc sản Sài Gòn lại càng đặc sắc vì đây là nơi hội tụ, giao thoa nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau với tất cả những món ngon nổi tiếng của cả nước. Từ những hàng quán vỉa hè đến nhà hàng sang trọng đều mang hương vị đặc biệt khiến mọi người yêu thích. Một lần đặt chân đến Sài Gòn hoa lệ, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức tinh hoa ẩm thực của nơi đây.

Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, trời Sài Gòn ương ngạnh khó chìu, tận dụng mấy ngày nghỉ lễ chúng tôi chạy dọc theo con đường Võ Văn Tần, quận 3 người ta rỉ theo nhau rằng ở đây có món bò kho Dì út Ấn Độ rất đặc biết tồn tại đến nay 30 năm.

Từ đầu con hẻm đã thấy ngửi thấy thoang thoảng mùi bò kho, trước kia, người ta vẫn thấy một người phụ nữ Ấn Độ bên nồi bò kho nghi ngút khói, đon đỏ đón khách quen vào thưởng thức món ăn đậm chất Ấn. Thế nhưng từ gần 3 năm nay, Dì Út già đi với nhiều bệnh trở nặng, không còn có thể đứng bán. Thay vào đó, 2 cậu con trai và người bố gốc Campuchia thay nhau "gìn giữ" nồi bò kho gia truyền của gia đình - Nồi bò kho đã nuôi lớn 2 anh giữa Sài Gòn.

Tiếp chuyện với chúng tôi là anh Phước – con trai của Dì Út: "Món này cũng tình cờ đến với gia đình anh thôi, ông ngoại nói thèm món bò kho người Ấn, nhưng bên Ấn là theo đạo không được ăn thịt bò nhưng khi qua Việt Nam không theo đạo hết, khi mà ông ngoại nói vậy thì bà ngoại nấu ra món này, hợp ý quá nên má anh mới học theo và được bà ngoại truyền lại, khi bà ngoại mất thì má anh đem món này ra bán, cũng được mọi người ủng hộ.

Mọi người nói sao ngon quá, mình cũng chưa biết như thế nào nhưng tấm lòng mọi người ủng hộ là vui rồi. Giờ má anh già yếu, sức khỏe không đảm bảo nên 2 anh em anh đứng bán".

2 cậu con trai và người bố gốc Campuchia thay nhau "gìn giữ" nồi bò kho gia truyền của gia đình - Nồi bò kho đã nuôi lớn 2 anh giữa Sài Gòn

Ngơi tay một chút, anh Phước kể, trước đây gia đình bán ở đầu hẻm, khách ghé cũng tấp nập lắm. Lúc đầu, chỉ có một mình mẹ anh đứng bán, nhưng sau khách đông nên cả gia đình 4 người cùng nhau bán. Vài năm trở lại đây vì một vài lí do và cũng muốn thuận tiện hơn cho việc buôn bán nên quán mới dọn hẳn vào nhà phía trong hẻm. Lúc đầu cũng mất khách do họ tưởng quá nghỉ nhưng sau dựng bảng đầu hẻm thì khách quay lại ủng hộ, còn đông hơn lúc trước.

"Lúc đó anh còn nhỏ xíu à, bán được một thời gian rồi xảy ra nhiều việc như dọn dẹp lòng lề đường. Gia đình thấy vậy thì dọn vô nhà bán đến tận bây giờ luôn", anh Phước kể.

Được nấu theo kiểu người Ấn, bò kho có phần hơi đậm đà, vị cũng đặc biệt so với bò kho những nơi khác. Vì bán trong nhà nên không gian quán hơi chật hẹp, chỉ chứa khoảng 10-15 người. Cứ mỗi chiều là quán tấp nập khách đến ăn, đủ mọi lứa tuổi.

"Đối tượng khách hàng của gia đình hầu như là thanh niên, công nhân phụ hồ, các bác lớn tuổi, vé số, cô chú anh chị... Hầu như mọi người có sở thích riêng thì mình cũng chiều lòng mọi người. Dạo gần đây cũng có người nước ngoài", anh Phước nói.

Một điều rất đặc biệt tại đây là những người nghèo khó khi đến đây ăn là hoàn toàn ễn phí, vì anh Phước tâm niệm rằng “Một ếng khi đói bằng một gói khi no, chỉ là 1-2 ếng ăn, họ không có thì mình làm khó họ chi. Mình có thì mình cứ giúp, đời đâu ai sống hoài được.”

"Đặc biệt những người nghèo, khó khăn anh hoàn toàn ễn phí. Anh quan niệm 1 ếng khi đói bằng 1 gói khi no. Những người không đủ đáp ứng được một phần thì anh sẵn lòng, được gì anh cứ giúp. Vui buồn nhiều khi cũng có, nên thôi kệ đi, cuộc sống mà".

Thưởng thức xong tô bò kho, chúng tôi hiểu nhiều hơn về một phần của văn hóa ẩm thực Ấn Độ. Bên cạnh đó cũng ngẫm ra rằng, chỉ cần món ăn có tâm huyết của người bán thì dù ở đâu cũng có người ghé đến ủng hộ dài lâu. Đằng sau bếp than hồng ngày ngày vẫn đỏ lửa, những tô bò kho nghi ngút khói là cả những thăng trầm buồn vui nơi phố thị, những vất vả ngày đêm mưa sinh ở Sài Gòn này hơn suốt 30 năm qua.

TIN YÊU

# Tận dụng dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 dài ngày, nhiều khách du lịch tới TP.HCM vui chơi, nghỉ dưỡng. Trong đó, đi buýt sông hai tầng (Saigon WaterGo) được nhiều khách lựa chọn. Nếu so với sản phẩm trước đó là Water bus, Saigon WaterGo được mở rộng không gian hơn, thiết kế hai tầng giúp cho du khách có vị trí ngồi đẹp, thuận tiện để ngắm nhìn khung cảnh xung quanh và có những bức ảnh "sống ảo" đẹp hơn.

Buýt sông hai tầng chở theo những hành khách trải nghiệm vi vu trên sông Sài Gòn - Ảnh: Tuổi trẻ

Buýt sông hai tầng đưa du khách du ngoạn trên sông Sài Gòn qua các khu vực trung tâm và công trình trọng điểm của thành phố. Từ bến Nhà Rồng, tàu đi qua những công trình lớn như tòa nhà Bitexco, tòa nhà Landmark, cầu Ba Son và các địa điểm nổi tiếng dọc bờ sông Sài Gòn.

Mỗi chuyến kéo dài khoảng 50 phút, giá vé dao động từ 179.000 đồng đến 339.000 đồng tùy theo từng hạng ghế. Giá vé bao gồm hành trình đi tàu, bảo hiểm hành khách, đồ uống tự chọn trên tàu.

# Kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày là cơ hội tăng doanh thu cho nhà sản xuất, kinh doanh nhiều ngành hàng. Tại TP HCM, nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại... mạnh tay tung khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng Để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức mua cho người dân dịp lễ 30-4 và 1-5, Sở Công Thương TPHCM đã triển khai đến tất cả hệ thống siêu thị, ngành hàng tính toán tổ chức khuyến mãi, giảm giá hàng hóa, nhất là hàng thiết yếu.

# Học sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trên cổng thông tin tuyển sinh tại địa chỉ: https://ts10.hcm.edu.vn từ 17 giờ ngày 3/5. Cổng thông tin cung cấp toàn bộ văn bản của Sở GD&ĐT TPHCM về công tác tuyển sinh; đăng ký tuyển sinh vào lớp 10; thông tin chi tiết về các trường THPT.

Đặc biệt, cổng thông tin còn giới thiệu danh sách các trường THPT có thành tích nổi bật trong công tác dạy học, tham gia hoạt động phong trào và danh sách các trường THPT chưa được cấp chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2024-2025.

Đồng thời cập nhật thông tin mới nhất, các văn bản chính thống hoặc tình trạng tin giả làm cha mẹ học sinh hoang mang trong suốt giai đoạn tuyển sinh. Ngoài ra, hệ thống tích hợp đăng ký tuyển sinh cho phép cha mẹ học sinh vừa đăng ký vừa tìm hiểu nhiều thông tin liên quan.