# Diễn biến xuất nhập khẩu, từ đầu năm là tín hiệu khả quan để cả năm 2024 đạt kỷ lục mới về quy mô xuất siêu.
Giả thiết tốc độ tăng trong thời gian còn lại bằng với tốc độ tăng trong 7 tháng đầu năm, thì cả năm 2024 xuất khẩu đạt 410 tỷ USD, xuất siêu đạt trên 23 tỷ USD.
Nếu dự đoán trên là đúng, thì năm 2024 là năm thứ 9 liên tục xuất siêu - thời kỳ dài nhất so với các thời kỳ trước đó. Mức xuất siêu năm 2024 sẽ là mức cao thứ hai từ trước tới nay.
# Trái ngược với “bức tranh” có gam màu sáng của lĩnh vực XNK, “bức tranh” nợ xấu ngân hàng từ đầu năm vẫn chưa có tín hiệu tích cực:
Cụ thể, theo thống kê từ báo cáo tài chính quý 2, số dư nợ xấu của 29 ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính tiếp tục tăng so với quý 1/2024 và cuối năm 2023.
Ứng phó với xu hướng nợ xấu, nhiều ngân hàng tăng cường dự phòng rủi ro bất chấp lợi nhuận sụt giảm.
# Cũng liên quan đến các ngân hàng, tỷ giá quý III được dự báo là vẫn có thể biến động:
Theo CTCK ABS, tỷ giá trong quý III/2024 vẫn sẽ có các biến động trồi sụt, mặc dù rủi ro tăng mạnh trở lại không còn đáng ngại.
NHNN do đó nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì định hướng giữ nền lãi suất liên ngân hàng ở mức cao vừa đủ, qua đó tác động làm tăng lãi suất huy động ở thị trường 1.
# Còn trước những biến động của mặt bằng giá cả, nhiều địa phương đang tung ra các chương trình bình ổn để kích cầu tiêu dùng:
Như tại TPHCM, từ đầu tháng 8, TPHCM đã tổ chức chương trình bán hàng lưu động, bình ổn thị trường năm 2024.
Đây là lần đầu tiên chương trình bán hàng lưu động được tổ chức và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân thành phố.
# Còn tại Hà Nội, để bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô, ngành Nông nghiệp Hà Nội cho biết, tiếp tục phát triển sản xuất theo chuỗi, kết nối với các tỉnh, thành phố. (HNM)
Trước đó, theo Bộ Công Thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt khoảng 2.801.000 tỉ đồng, chiếm 77,3% tổng mức và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày 6/8, đà tăng giá mạnh của nhiều mặt hàng đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index phục hồi sau ba phiên giảm liên tiếp với mức tăng 0,22% lên 2.082 điểm.
Nhóm kim loại hồi phục sau phiên giảm mạnh vào đầu tuần. Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tăng nhẹ 0,7% lên mức 8.878 USD/tấn. Trong khi giá kẽm LME lại nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp với mức giảm hơn 1%.
MXV cho biết, nhu cầu tiêu thụ đi xuống khiến nguồn cung ngày càng dư thừa là yếu tố đã tạo sức ép lên giá kẽm trong phiên hôm qua. Tính đến tuần kết thúc ngày 5/8, tồn kho kẽm trên Sở giao dịch kim loại London đạt 247.825 tấn, tăng gần 8% so với tuần trước đó. Dự báo từ Reuters cũng cho thấy thặng dư thị trường kẽm sẽ đạt 19.000 tấn trong năm nay và tăng lên 229.800 tấn vào năm sau.
# TTCK Mỹ tiếp tục hồi phục dù mức tăng đã thu hẹp một phần về cuối phiên. Đóng cửa, S&P 500 +1,04%; Nasdaq +0,98% và DJIA +0,76%.
Còn ở trong nước, trên đồ thị ngày, mặc dù VNIndex đảo chiều tích cực về quanh vùng kháng cự ngắn hạn 1.212 - 1.213 điểm.
Theo SSI Reseach, các chỉ báo kỹ thuật duy trì trạng thái yếu, chưa ủng hộ cho đà tăng bền vững của VNIndex. Theo đó, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục rung lắc quanh vùng 1.188 - 1.210.