# Năm 2025, Bộ Công thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024.
Trong đó, tại kịch bản tăng trưởng GDP 10% trong năm 2025, thì ngành công nghiệp có thể đạt mức tăng trưởng 11,9% so với năm 2024.
# Nhắc tới sự tăng trưởng thì thanh toán không dùng tiền mặt cũng có những sự gia tăng vượt trội trong thời gian qua.
Dẫn chứng là hầu hết tại các chợ dân sinh, các cửa hàng tạp hóa… đều được trang bị mã QR code, không cần dùng tiền mặt, không cần thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại thông nh là có thể thanh toán ngay lập tức.
Và trong năm 2025 này, TP Hà Nội đặt mục tiêu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm.
# Liên quan đến việc giao dịch qua môi trường mạng, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT để định danh người bán thông qua VneID.
# Hội Môi giới BĐS cho biết, năm 2024, toàn thị trường có gần 10.000 căn hộ giá từ 80 triệu đồng mỗi m2, tăng gấp ba lần cùng kỳ.
Còn theo CBRE, thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn phát triển ấn tượng trong năm ngoái với giá thuê tăng 2-5% so cùng kỳ 2023.
Một tín hiệu tích cực khác đến với thị trường NƠXH, năm nay, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Như TPHCM đặt mục tiêu đạt 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030 và rút ngắn thủ tục hành chính, tạo lập quỹ đất cho phát triển phân khúc nhà ở này.
# Còn thống kê sau đây cho thấy người Việt Nam đang dần ít mua xe máy hơn:
Dẫn chứng từ số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, sau 2 quý đầu năm chứng kiến sức mua xe máy gần như đi ngang, nửa cuối năm ghi nhận lượng tiêu thụ xe 2 bánh tại Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể.
Lũy kế từ đầu năm, doanh số 5 thành viên của Hiệp hội đạt 2,653 triệu xe, tăng 5,46% so với năm 2023.
# Tâm lý phân vân của các nhà đầu tư đang chi phối thị trường khiến các chỉ số chính tiếp tục trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu.
Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng tích cực. Trong đó nổi bật là 4 mã cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng như VPB, TCB, HDB và ACB với mức đóng góp lần lượt là 1.1 điểm, 0.45 điểm, 0.43 điểm và 0.41 điểm vào chỉ số VN30. Ở chiều ngược lại, SSB, STB, FPT và MWG là những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán khi lấy đi hơn 1.2 điểm từ chỉ số.
Dẫn dắt đà phục hồi có nhóm cổ phiếu ngành tiêu dùng thiết yếu tuy diễn biến còn phân hóa nhưng lực mua có phần chiếm ưu thế hơn. Cụ thể, MSN tăng 1.26%, VNM tăng 0.97%, VHC tăng 0.15% và DBC tăng 0.19%... Phần còn lại các mã ở trạng thái đứng giá và một số mã vẫn còn chịu áp lực bán nhẹ như BAF giảm 0.38%, KDC giảm 0.51%, NAF giảm 0.26% và CTP giảm 0.31%...
Theo sau đó là nhóm ngành bất động sản cũng góp một phần vào đà tăng chung của thị trường với phần lớn các mã cổ phiếu như KBC tăng 2.76%, NVL tăng 3.91%, VPI tăng 0.17% và VRE tăng 0.93%...
Trong khi đó, nhóm viễn thông đang có diễn biến trái chiều với các mã tăng giảm đan xen. Cụ thể, ở chiều bán có VGI giảm 1.66%, FOX giảm 0.21%, TTN giảm 3.02%, DST giảm 5.45%... Ngược lại, sắc xanh vẫn đang hiện hữu tập trung ở MFS tăng 6.38%, CTR tăng 0.4%, ELC tăng 0.19%, YEG tăng 0.67%.
Hiện tại, hệ số định giá P/E của VN-Index đã về gần vùng đáy cũ tháng 10/2023 trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục ảm đạm của những phiên giao dịch cận Tết Nguyên Đán 2025.
KẾt phiên sáng nay, VN-Index tăng hơn 7 điểm, lên 1.236 điểm./.