# Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Dự kiến, Luật sẽ được báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp giữa tháng 2/2025.
# Với lĩnh vực BĐS, có nhiều quan điểm cho rằng, thị trường vẫn đang gặp khó vì giá liên tục tăng.
Giá nhà, đất bị đẩy cao phi lý gây hệ lụy là người dân khó tiếp cận nhà ở, làm tăng chi phí đầu tư sản xuất, người đầu tư chân chính khó tiếp cận thị trường.
Dẫn chứng từ thống kê của CBRE cho thấy, so với 2023, giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội năm ngoái đã tăng 36%, mức cao nhất 8 năm qua.
# Còn góp ý cho bảng giá đất mới, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng cần giá đất sản xuất kinh doanh không phải thương mại dịch vụ cần chi tiết hơn, phù hợp với khả năng sinh lời.
# Cũng giống như thị trường BĐS có sự lệch pha cung-cầu, thì thị trường bán lẻ, tỷ lệ phân phối lại đang nghiêng về các thương hiệu ngoại.
Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, lần đầu tiên, tỷ lệ kênh phân phối hiện đại đạt đến 25% tổng thị trường bán lẻ Việt Nam và hiện các nhà bán lẻ nước ngoài đang nắm giữ đến 2/3 hệ thống kênh phân khối này.
So với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan..., hiện nay tỷ lệ kênh phân phối hiện đại Việt Nam vẫn còn khá thấp và được cho là còn nhiều dư địa để các nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường.
# Năm 2025 mở đầu với sự sôi động của thị trường tuyển dụng ngành ngân hàng, các ngân hàng lớn đang triển khai tuyển dụng cả nghìn nhân sự trên toàn quốc, tạo cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Đáng chú ý, TPHCM đang triển khai nhiều mô hình livestream bán hàng, tặng vé xe cho công nhân để hỗ trợ người lao động về quê ăn Tết và có cái Tết ấm no hơn.
# Không nằm ngoài dự báo của giới phân tích, thị trường vẫn thiếu lạc quan khi sắc đỏ đang là màu chủ đạo trên bảng điện tử.
Các cổ phiếu như FPT, CTG, TCB và VHM vẫn gặp phải áp lực bán mạnh khi lần lượt lấy đi 1.6 điểm, 0.51 điểm, 0.46 điểm và 0.45 điểm từ chỉ số VN30-Index. Trong khi đó, HPG, VNM, MBB và SHB đã có sự phục hồi trở lại cùng với mức đóng góp hơn 1.8 điểm vào chỉ số chung.
Nhóm viễn thông tiếp tục diễn biến phân hóa với áp lực bán có phần chiếm ưu thế. Ở chiều bán, áp lực chủ yếu xuất hiện ở VGI giảm 2.99%, CTR giảm 0.64%, TTN giảm 4.56%, EBS giảm 1.82%, ABC giảm 0.92%... Đáng chú ý khi YEG và MFS là hai mã sớm nhuộm sắc tím lạc quan ngay từ đầu phiên.
Bên cạnh đó, hai ngành chủ chốt là bất động sản và tài chính cũng đang trong trạng thái phân hóa mạnh với sắc đỏ có phần lấn lướt hơn.
Ở một diễn biến lạc quan hơn, nhóm năng lượng sớm nhuộm sắc xanh ngay từ đầu phiên và lực mua chủ yếu tập trung ở các mã ngành dầu khí như PVS tăng 0.94%, PVD tăng 2.26%, PVB tăng 2.77%, PVC tăng 1.98%…
Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm hơn 7 điểm, xuống 1.222 điểm./.