Việc nới lỏng khung pháp lý về cho vay bằng phương thức điện tử sẽ giúp ích gì cho các bên tham gia?
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
“Cởi trói” cho vay với ngân hàng và khách vay
Quy định của Dự thảo Thông tư trên khiến các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hết sức phấn khởi. Là một trong những tổ chức thử nghiệm hơn một năm qua, ông Hoàng Thế Hưng - Phó TGĐ của Công ty tài chính cổ phần điện lực EVNFinance chia sẻ:
"Đối với EVNFC và thương hiệu tài chính tiêu dùng EVNCredit mà chúng tôi thử nghiệm hơn 1 năm nay. Các hình thức giao dịch điện tử này đã chứng nh phần nào giá trị cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Do vậy khi chúng ta có khung pháp lý rõ ràng thì đối với doanh nghiệp chúng tôi có thể tự tin mở rộng với quy mô lớn,từ đó đem lại hiệu quả nhiều hơn".
Cùng với các tổ chức tín dụng, thực tế, nhiều ngân hàng đã “vận dụng linh hoạt” để số hóa hoạt động cho vay. Ông Nguyễn Chiến Thắng – Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số BIDV nói: "Các dịch vụ tín dụng thì thời gian qua các ngân hàng cổ phần khác đã tiên phong. Còn thời gian vừa rồi trong Big4 cũng rất mạnh dạn đưa lên nền tảng số các sản phẩm vay. Vay thì cũng có có các công cụ đánh giá chất lượng khách hàng và đưa ra các công cụ vay khá tự động".
Bên cạnh đó, chính khách hàng tín dụng cá nhân cũng là người trực tiếp hưởng lợi nếu thông tư chính thức có hiệu lực như nhận định của ông Hoàng Thế Hưng - Phó TGĐ của Công ty tài chính cổ phần điện lực EVNFinance:
"Đối với người dùng thì khá rõ rồi. Khi doanh nghiệp có thể số hoá toàn bộ quy tình vay thì người tiêu dùng có thể vay một khoản vay mọi lúc mọi nơi, thủ tục đơn giản. Tôi nghĩ chúng ta nên truyền thông mạnh mẽ thì khách hàng sẽ đón nhận dịch vụ tài chính này nhiều hơn".
Thực tế Ngân hàng nhà nước đã cho phép áp dụng xác thực định danh điện tử (EKYC) hơn một năm nay, song riêng về hoạt động cho vay, các ngân hàng vẫn phải áp dụng Thông tư 39/2016 NHNN hướng dẫn về hoạt động cho vay.
Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa vững chắc, ngân hàng đứng trước rủi ro pháp lý (nếu tranh chấp xảy ra, hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu).
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI – Trọng tài viên kiêm thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nêu ý kiến:
"Quan trọng hơn pháp luật cần bảo vệ người tiêu dùng. Trường hợp này tránh tình trạng nhầm lẫn hay đòi nợ khủng bố gây bức xúc, hay lộ bí mật thông tin khách hàng cần phải làm rõ. Để khi xảy ra sự cố khách hàng đc bảo vệ quyền lợi. ít ra có căn cứ có cơ sở để khiếu nại xử lý".
Số hoá hoạt động cho vay sẽ tiếp thêm sức mạnh trong việc chuyển đổi số ngành ngân hàng. Quy định mới sắp ban hành sẽ giúp các ngân hàng nới dài cánh tay cấp tín dụng bán lẻ, mà không phải dựa quá nhiều vào các phòng giao dịch vật lý. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa rủi ro sẽ tăng lên.
Ông Phan Thanh Đức - Trưởng khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng phân tích:
"Việc chúng ta tạo điều kiện thuận lợi gia tăng số lượng khách hàng, thị trường là cần thiết. Việc gia tăng thị trường cũng dẫn đến nhiều tiềm ẩn rủi ro trong đó.
Cái lo lắng nhất là an toàn an ninh thông tin, bảo mật. có những thứ dường như chúng ta chưa nhìn rõ được. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải có giải pháp cho việc đó".
Vậy làm thế nào để hàng lang pháp lý cho hoạt động cho vay qua phương thức điện tử được vững chắc? Ngân hàng nhà nước cùng các bên liên quan có kiến giải gì cho vấn đề này?
Tin tức trong nước và quốc tế
# Bộ Tài chính vừa biên soạn và công khai Báo cáo ngân sách dành cho công dân 6 tháng đầu năm 2022 với các thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp biểu đồ, đồ họa.
Và mới đây, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Giá (sửa đổi), trong đó có kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
# Theo thống kê, cứ 2 tuần VN lại phải ứng phó với 1 vụ phòng vệ thương mại, cho thấy nhận thức về phòng vệ thương mại, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều ngành hàng còn hạn chế.
Và Sở Công Thương Hà Nội vừa lưu ý, gần đây tình trạng lừa đảo trong hoạt động thương mại quốc tế xảy ra phổ biến hơn ở các thị trường lớn, gây thiệt hại kinh tế cho một số DN XK của VN. \
# OneHousing - nền tảng proptech thuộc Tập đoàn One Mount vừa ra mắt Công cụ Phân tích thị trường ngày hôm nay (18/7), dựa trên nền tảng dữ liệu lớn của gần 1.000 dự án bất động sản trên toàn quốc.
Với Công cụ Phân tích thị trường trên website https://OneHousing.vn, người dùng có thể nắm bắt thông tin tổng quan, vị trí, tiện ích, biểu đồ biến động giá của các dự án nhà ở, từ đó chủ động chọn ngôi nhà hay ra quyết định đầu tư đúng đắn.
# Giá vé máy bay vẫn chưa hại nhiệt, thậm chí giá vé khứ hồi một số chặng nội địa từ nay đến cuối tháng 7 như Hà Nội–TPHCM còn cao hơn cả dịp Tết âm lịch.
Và dự báo, thị trường xe máy từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục sụt giảm hơn so với năm ngoái do thiếu nguồn cung, các hãng không đủ xe để bán.
# Kinh tế Trung Quốc đã lao dốc 2,8% so với 3 tháng đầu năm, do làn sóng Covid-19 và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực BĐS.
Và giữa khủng hoảng lạm phát, Ủy ban châu Âu (EC) vừa quyết định tạm giữ lại các khoản viện trợ cho Ukraine do lo ngại về nền kinh tế khu vực.
# Cuối tuần qua, bộ trưởng các nước nhóm G20 đã kết thúc họp chung mà không có thông cáo chung và cũng không đạt đồng thuận về lạm phát toàn cầu.
Đáng chú ý, Bloomberg dự báo, đồng Euro sẽ tiếp tục bị bán tháo khi triển vọng kinh tế khu vực này trở nên u ám và Fed quyết liệt tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Thị trường chứng khoán
# Theo sau phiên tăng mạnh của TTCK Mỹ, hầu hết TTCK Châu Á đều tăng điểm trong phiên hôm nay. Riêng TTCK Việt Nam vẫn trong trạng thái đi ngang và đóng cửa giảm nhẹ 0,23% về còn 1.176,49 điểm.
# Chỉ số số bị tác động mạnh bởi VIC, VHM, HPG, BID, VCB…trong khi được nâng đỡ bởi một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác như MSN, FPT (+0,97%), VIB (+1,44%), TCB (+0,55%).
# Theo SSI Reseach, Nhìn chung, thị trường phân hóa tương đối cân bằng. Trên HOSE ghi nhận 229 mã tăng so với 109 mã giảm. GTGD khớp lệnh trên HOSE vẫn duy trì ở mức 10 nghìn tỷ đồng./.