Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xử lý phương tiện vi phạm giao thông: Cần thay đổi chính sách thanh lý

Quách Đồng - 14/06/2022 | 10:27 (GTM + 7)

Các quy định cho phép người vi phạm cược tiền để tự bảo quản phương tiện ra đời gần nửa năm nhưng người vi phạm không chọn giải pháp này, khiến các bãi giữ xe vẫn chật cứng, chất đống. Giải pháp nào khắc phục tình trạng này, tránh lãng phí và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ?

Vụ cháy thiêu rụi hơn 2.200 phương tiện tại một bãi xe vi phạm bị tạm giữ ở TP. HCM một lần nữa cho thấy nguy cơ cháy nổ hiện hữu tại những bãi tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vừa bị giữ phương tiện vì vi phạm nồng độ cồn, ông Bùi Văn Hải, ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội vừa tiếc tiền phạt, vừa xót chiếc xe bị phơi mưa, phơi nắng. Hỏi lý do không cược tiền để tự bảo quản phương tiện, ông Hải cho biết do thủ tục quá nhiêu khê khi yêu cầu chủ phương tiện phải làm đơn, khai báo đủ các nội dung liên quan, giấy tờ xác nhận…

"Nhiều thủ tục như thế nó hơi rườm rà, nếu cần thiết thì chỉ cần một giấy cam đoan là được, bởi vì cái đó là phương tiện của mình chứ không phải phương tiện của ai mà mình không được tự bảo quản", ông Hải nói

Tương tự, tài xế Grab Nguyễn Văn Linh, ở Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội cũng thà bị giam xe chứ không cược tiền, vì có cược tiền cũng không được sử dụng: "Nếu đã vi phạm rồi thì thôi em cũng phải chấp nhận, bởi vì mang về cũng không có tác dụng".

Một số người tham gia giao thông khi được hỏi cũng cho biết họ không sẵn sàng cược tiền để tự bảo quản phương tiện:

"Chắc là không, vì xe không phải xe cá nhân, xe này em cũng chỉ lái thuê thôi nên việc đấy thuộc thẩm quyền của công ty và công ty tự giải quyết".

"Chưa biết, chắc cái này cũng phải tìm hiểu xem cái bảo quản là tự mình bảo quản hay dịch vụ ra sao. Chắc cái này là dịch vụ, chắc là quy định mới nên tôi chưa tìm hiểu".

Vụ cháy thiêu rụi hơn 2.200 phương tiện xảy ra tại bãi xe (kho tang vật và phương tiện vi phạm) ở bãi tạm giữ của CSGT TP.HCM.

Vụ cháy thiêu rụi hơn 2.200 phương tiện xảy ra tại bãi xe (kho tang vật và phương tiện vi phạm) ở bãi tạm giữ của CSGT TP.HCM.

Ngoài việc không nắm được quy định mới, ngay cả một số trường hợp được tư vấn cũng không sử dụng biện pháp bảo lãnh.

Trung tá Nguyễn Như Quyết, Đội Phó Đội CSGT số 14, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết: "Hiện nay việc tạm giữ phương tiện rất ngắn, thường chỉ 7 ngày, trong khi để người vi phạm được bảo quản phương tiện thì phải báo cáo cấp trên ra quyết định, khi cấp trên đồng ý thì mới đặt tiền bảo lãnh.

Do vậy người vi phạm hầu như không tham gia và cũng không hỏi cơ quan công an là chúng tôi có được bảo lãnh không'.

Đáng chú ý, do lượng xe vi phạm quá lớn cùng với việc nhiều người vi phạm không đến thực hiện quyết định xử phạt, thậm chí bỏ lại xe khiến các bãi giữ xe quá tải.

Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã tạm giữ 1.434 mô tô, 43 ô tô vi phạm, nhưng đến nay vẫn còn tồn 219 mô tô, xe gắn máy, 2 ô tô.

"Tồn cũng ít vì thật ra bây giờ toàn xe máy giá trị lớn, thường người ta không bỏ, còn những xe cũ nát, giá trị không cao so với tiền phạt thì người ta bỏ chứ bây giờ xe đời mới người ta cũng chấp hành việc nộp phạt", Thiếu tá Phạm Văn Chiến cho biết.

Trong khoảng sân rộng khoảng 200 m2, hàng trăm chiếc xe vi phạm nằm phơi nắng mưa. Ảnh: Vnexpress

Trong khoảng sân rộng khoảng 200 m2, hàng trăm chiếc xe vi phạm nằm phơi nắng mưa. Ảnh: Vnexpress

Thống kê của Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, từ tháng 5/2020 tháng 10/2021, đơn vị này đã tạm giữ hơn 19.000 phương tiện, trong đó có  811 ô tô, hơn 18.000 mô tô, xe ba bánh. Ngoài số phương tiện đã trả lại cho người vi phạm và số phương tiện bị tịch thu, hiện vẫn còn tồn 2.100 mô tô, 17 ô tô.

Đại diện một bãi giữ xe trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, hiện tại bãi có khoảng 1.000 phương tiện tồn, trong đó phương tiện bị “bỏ quên” lâu nhất là từ năm 2006. Việc phương tiện để quá lâu, không chỉ khiến bãi giữ xe đối diện nguy cơ cháy nổ, mà còn bị thiệt hại đáng kể do phải cử người trông giữ.

"Để duy trì lực lượng trông giữ đống phương tiện này thì ít nhất 1 ngày một đêm phải có 10 nhân viên trông giữ. Còn diện tích những phương tiện đó nếu như đưa vào mục đích phục vụ nhu cầu đỗ xe chung thì lượng xe quay vòng rất lớn", đại diện bãi giữ xe nói.

Luật sư Đặng Văn Cường, Giám đốc Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội) cho rằng, có rât nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng những bãi xe trông giữ phương tiện vi phạm ngày càng quá tải, đặc biệt là trường hợp không xác định được người chủ sở hữu, người quản lý là ai, nên việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước khi thanh lý là công việc rất lớn mà nhiều địa phương không làm xuể.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm: "Đến nay thủ tục xử lý, bán đấu giá các tang vật, phương tiện đó thì chưa có quy định cụ thể, trực tiếp, dẫn đến câu chuyện là các cơ quan chức năng nhiều khi thực hiện các thủ tục này thì vẫn có những vướng mắc, khó khăn, dẫn đến việc thanh lý xe tang vật không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách, đặc biệt là đối với các phương tiện không xác định được chủ phương tiện là ai".

Việc cho phép người vi phạm cược tiền để tự bảo quản phương tiện giao thông được kỳ vọng giúp giảm tải cho các bãi trông giữ phương tiện, tránh lãng phí. Ảnh: Lao động

Việc cho phép người vi phạm cược tiền để tự bảo quản phương tiện giao thông được kỳ vọng giúp giảm tải cho các bãi trông giữ phương tiện, tránh lãng phí. Ảnh: Lao động

Việc cho phép người vi phạm cược tiền để tự bảo quản phương tiện giao thông được kỳ vọng giúp giảm tải cho các bãi trông giữ phương tiện, tránh lãng phí.

Tuy vậy, dưới góc nhìn của VOVGT, gốc gác của tình trạng tồn đọng phương tiện taj vác bãi trông giữ là thủ tục xử lý, thanh lý phương tiện vi phạm còn rườm rà, khó áp dụng: "Cần đơn giản hóa thủ tục thanh lý xe vi phạm".

Vụ cháy tại bãi giữ xe vi phạm của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM ngày 6/6 vừa qua một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ gia tăng tại các bãi giữ xe vi phạm, bởi trước đó đã xảy ra nhiều vụ cháy tại các bãi trông giữ xe vi phạm.

Cụ thể, ngày 30/3/2021, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại bãi tạm giữ xe vi phạm của Đội CSGT khu vực 3 (quận Thủ Đức, TP. HCM) khiến hàng chục chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn.

Gần đây nhất, ngày 22/5/2022, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại một bãi giữ xe vi phạm của Công an phường Tân An (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), khiến gần 150 chiếc xe máy đã bị cháy rụi.

Để xảy ra các vụ cháy, trước hết, trách nhiệm thuộc về đơn vị quản lý các bãi trông giữ xe.

Tuy vậy, ở khía cạnh khác, việc tồn đọng ngày càng nhiều xe vi phạm tại các bãi trông giữ mới là điều đáng nói. Mặc dù tình trạng tồn đọng tại các bãi trông giữ phương tiện vi phạm diễn ra nhiều năm, song thủ tục thanh lý tang vật vi phạm hoặc thiếu, hoặc vẫn quá rườm rà.

Cụ thể, Nghị định 138/2021 về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, không có quy định cụ thể về quy trình xử lý, thanh lý xe vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ.

Trong khi đó, theo Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trường hợp xác định được chủ sở hữu thì phải qua 2 lần thông báo, mất khoảng 1 tháng kể từ lần thông báo thứ 2, nếu chủ sở hữu không đến nhận thì cơ quan chức năng mới ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Tuy vậy, phần lớn xe vi phạm bị tồn đọng là do không xác định được chủ sở hữu, trong khi với trường hợp này phải hết 1 năm kể từ ngày thông báo lần thứ hai, nếu chủ sở hữu không đến nhận thì mới có thể tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Đó là chưa kể những thủ tục để tịch thu, bán đấu giá phương tiện mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều khâu, một số phương tiện không còn giá trị sử dụng, nhưng vẫn phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định, khiến việc thanh lý mất nhiều thời gian, các bãi giữ xe trở thành các bãi phế liệu, vừa lãng phí, vừa dễ gây cháy nổ.

Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội đã kiến nghị rút ngắn thời gian gian xử lý xe “vô chủ”. Từ đó đến nay, nhiều địa phương như TP. HCM, Đà Nẵng cũng kiến nghị đơn giản hóa thủ tục thanh lý xe vô chủ, song vẫn chưa được khắc phục khi sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công an cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 65, Điều 1, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 theo hướng rút ngắn thủ tục và thời gian thanh lý phương tiện.

Theo đó, rút ngắn thời hạn để được thanh ý từ 1 năm hiện nay xuống còn 3-4 tháng đối với phương tiện không xác định được chủ sở hữu để cơ quan chức năng tiến hành bán đấu giá, thanh lý phương tiện.

Đối với các phương tiện cũ nát, hư hỏng, không còn giá trị thì nên tịch thu tiêu hủy, vì nếu thực hiện thanh lý phải mất khá lâu với các thủ tục như thẩm định chất lượng, thành lập hội đồng định giá, mời thầu, đấu giá…, trong khi các phương tiện tiếp tục được sử dụng để lưu thông sẽ không đảm bảo an toàn kỹ thuật, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

Chỉ khi giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc thanh lý, đấu giá khi quá thời hạn tạm giữ mới có thể hạn chế tình trạng tồn đọng phương tiện vi phạm, qua đó hạn chế tình trạng lãng phí và nguy cơ cháy nổ tại các bãi trông giữ phương tiện vi phạm./.

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

// //