Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xử lý nghiêm hành vi hợp pháp hoá xe nhập lậu

Phóng viên - 13/12/2019 | 11:40 (GTM + 7)

Chiều 12/12, tại Hà Nội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về việc tạm giữ, tịch thu các phương tiện vận tải đường bộ theo thủ tục hành chính. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì Phiên giải trình.

Tạm giữ, tịch thu phương tiện giao thông đường bộ
Bãi để xe vi phạm bị tạm giữ, tịch thu... (Ảnh: Báo Giao thông)

Đúng quy định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết: Việc tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý hành chính, đảm bảo quyết định xử phạt được thi hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thi hành các quy định về tạm giữ, tịch thu phương tiện giao thông vận tải đường bộ còn những hạn chế, vướng mắc.

Phiên giải trình nhằm tạo diễn đàn để các đại biểu, chuyên gia đến từ các cơ quan, bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải xem xét, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ, tịch thu các phương tiện vận tải đường bộ, từ đó tìm ra tiếng nói chung, giải quyết vướng mắc, đưa ra kiến nghị, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, trình Quốc hội trong thời gian tới.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhằm xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; đồng thời ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả cho xã hội, bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, từ năm 2013 đến tháng 9/2019, số lượng phương tiện giao thông đường bộ được Công an các đơn vị, địa phương tạm giữ ngày càng gia tăng với tổng số trên 4,3 triệu phương tiện. Bộ Công an đã tích cực chỉ đạo sắp xếp, bố trí nơi tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ, nhưng thực tế hệ thống trang thiết bị, nhà tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ, kho bãi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tạm giữ, bảo quản.

Hầu hết các đơn vị đều tận dụng trụ sở cơ quan để bảo quản phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính, không có kho chứa chuyên dụng riêng biệt, nhiều trường hợp phải thuê kho, bãi làm nơi tạm giữ, cụ thể 32/63 địa phương còn đơn vị phải thuê địa điểm tạm giữ phương tiện. Việc gia tăng số lượng phương tiện quá thời hạn tạm giữ mà chưa xử lý được dẫn đến tình trạng quá tải. Tính đến tháng 9/2019, Công an các đơn vị, địa phương trên cả nước vẫn còn tồn đọng hơn 136.000 phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính quá thời hạn bị tạm giữ chưa xử lý được, trong đó chỉ có 0,6% là ô tô.

Lãnh đạo Bộ Công an cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Về pháp lý, tại khoản 1, điều 74 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định thời hạn thi hành quyết định xử phạt là 1 năm nên khi người vi phạm bỏ phương tiện thì phải chờ hết thời gian đó, cơ quan, người có thẩm quyền mới được thực hiện thủ tục xử lý phương tiện. Mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính cao hơn giá trị của phương tiện bị tạm giữ và chủ phương tiện phải chịu chi phí cho việc lưu giữ nên tình trạng bỏ lại phương tiện, không nhận lại xảy ra nhiều.

Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phần lớn không ghi rõ địa chỉ cụ thể chủ phương tiện nên khi cơ quan chức năng gửi thông báo qua đường bưu điện mời chủ phương tiện đến làm việc đã có nhiều trường hợp bưu điện gửi trả lại do không tìm được chủ phương tiện. Một số phương tiện bị đục lại số khung, số máy, không gắn biển hoặc gắn biển giả, số khung, số máy mờ nên việc xác định chủ sở hữu phương tiện gặp nhiều khó khăn.

Xe gian 'biến hóa' thành xe hợp pháp

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân tham gia giao thông rất quan trọng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, tình trạng quản ký, tạm giữ, thanh lý các phương tiện giao thông vận tải đường bộ vi phạm hành chính đang có nhiều bất cập, nếu không quản lý chặt chẽ sẽ trở thành nơi tiêu thụ xe gian bởi thực tế, đang có nhiều trường hợp lợi dụng việc này để hợp pháp hóa xe lậu nhằm trục lợi cá nhân. "Đang là xe bất hợp pháp nhưng cố tình để bị bắt rồi dùng nhiều cách biến phương tiện đó trở thành xe hợp pháp là vấn đề cần phải xem xét lại", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhấn mạnh.

Đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề này, các đại biểu cho rằng cần phải bổ sung những quy định về mặt pháp lý nhằm nâng cao chất lượng xử lý các phương tiện vi phạm theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, tránh tình trạng quá tải tại các bãi giữ xe, gây khó khăn trong công tác xử lý cũng như lãng phí tài sản của nhân dân.

Để tránh tình trạng quy định, thủ tục xử lý rườm rà, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý phương tiện, các đại biểu đề nghị, sau khi hết thời gian tạm giữ xe, cơ quan chức năng cần thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các chủ xe được biết và có quy định thời hạn cụ thể, nếu không đến nhận sẽ xử lý. Đối với những phương tiện không xác định được chủ thực sự như: xe quá cũ, không có giấy tờ, thay đổi kết cấu, số khung, số máy... cần phải có phương án cụ thể để rút ngắn thời gian lưu giữ các phương tiện vi phạm, khắc phục tình trạng quá tải, lãng phí.../.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //