Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xóm trọ trước thềm Xuân (Bài 2): Nỗi lo của những người con xa quê

Phóng viên - 06/02/2021 | 8:12 (GTM + 7)

Tết Nguyên đán đang tới gần, trong không khí sửa soạn, huyên náo mua sắm của thị dân, đâu đó trong những góc nhỏ của thành phố, là những nỗi lo trăm bề. Với nhiều công nhân, ngày Tết là một áp lực khi lương thưởng, thu nhập bấp bênh, lời hứa sẽ về quê với

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với nhiều công nhân, ngày Tết là một áp lực khi lương thưởng, thu nhập còn bấp bênh.

Anh Cao Văn Bình, công nhân một nhà máy sản xuất xe máy ở Hà Nam, đang phân vân giữa việc ở lại xóm trọ hay về quê Nghệ An ăn tết. Thu nhập giảm, dịch bệnh bùng phát đang vẽ nên trong đầu anh một tương lai đầy bất an: “Công nhân đi làm phụ thuộc vào đồng lương, nhưng do công ty cắt giảm sản xuất, có những tháng nghỉ 1,2,3 tuần thì mình không có việc làm, phải ở nhà phụ thuộc vào đồng lương của những tháng trước”.

Anh Đặng Văn Chung, đồng nghiệp của anh Bình cũng đau đầu vì thiếu tiền ăn Tết. Nhìn cảnh thiên hạ, phần lớn có một khoản để dành về quê biếu bố mẹ, còn bản thân chưa có gì khiến anh mất hẳn tự tin: “Tết thì cũng chỉ muốn về quê, không muốn ở lại, đi cả năm cả tháng rồi có cái Tết mong về sum vầy với gia đình. Nhưng năm nay thì công ty gặp nhiều trì trệ, khả năng không có thưởng doanh thu vì dịch bệnh, anh em khó khăn, kinh tế giảm sút nhiều”

Tương tự, anh Võ Ngô (quê Sóc Trăng, đang làm việc tại Đồng Nai) tâm sự: Chủ đề thời sự nhất xóm trọ mà anh em lao động hay rỉ rả, bàn tán là lương thưởng. Hàng chục nghìn công nhân đang mong ngóng tin tức từ doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Chưa ai dám sắm sửa gì, khi mà không chắc trong ví sẽ có bao nhiêu tiền: “Khó khăn quá trời. Dịch bệnh rồi công ty không có lợi nhuận. Công ty bán không được, mình nhìn thấy cũng xót ruột”.

May mắn hơn các đồng nghiệp, chị Nguyễn Thị Minh Thư, công nhân chế biến hải sản ở khu công nghiệp Trà Nóc, TP. Cần Thơ cho hay, kết quả kinh doanh dù đìu hiu, nhưng mức thưởng vẫn áp trên năng suất mỗi lao động: “Tiền thưởng mỗi năm 6 triệu mấy, nhưng năm nay dịch bệnh, họ chưa công bố đơn giá bao nhiêu. Chừng nào công nhân cầm được tiền trong tay mới biết được bao nhiêu. Biết là ít nhưng có thưởng chứ không phải không”

Có thưởng không? Nếu có thì có bị cắt giảm so với năm trước không? Cầm tiền rồi có bắt được xe về quê không? Bao trùm khắp các xóm trọ công nhân là những nỗi âu lo.

Nhiều chủ khu nhà trọ cũng tỏ ra “sốt ruột” thay cho các công nhân. Họ vốn rất thân thiết, lại thấu hiểu hoàn cảnh kinh tế của khách trọ nên đã chủ động động viên khách trọ bằng nhiều cách.

Do dịch COVID-19, Công đoàn các cấp Bình Dương sẽ chia nhỏ thành nhiều đợt trao quà cho đoàn viên - lao động khó khăn. Ảnh: Người lao động

Nhiều nơi hưởng ứng kêu gọi của chính quyền, giảm tiền điện, tiền nước, tiền thuê trọ cho công nhân. Ông Nguyễn Đình Tiến, chủ nhà trọ Tiến Tỵ ở Hà Nam nhiều lúc còn chịu lỗ để chia sẻ gánh nặng với khách trọ, những người ông coi như con cháu trong nhà: “Về quà thì năm nào cũng có, kể cả không có Covid thì vẫn quà, mừng tuổi các cháu. Gia đình tôi tặng mỗi anh em phần quà 300 nghìn-400 nghìn đồng. Mình nghe ngóng dịch như nào để còn có hướng”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong tin rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện tại, Tết Nguyên đán đang tới gần, hơn ai hết, chính các doanh nghiệp phải chủ động các chiến lược với 2 mục tiêu: Một là giữ ổn định lao động, tránh biến động căng thẳng sau Tết; hai là hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của họ: "Các doanh nghiệp cần phải coi người lao động là tài sản chính của mình, cố gắng thực hiện những chính sách lao động mềm dẻo, linh hoạt để giữ chân lao động thay vì đuổi việc. Đồng thời hài hòa mục tiêu duy trì hợp đồng, không để đứt bữa, để họ phải chuyển nghề hoặc bỏ đi”.

Và chính các doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cơ quan đoàn thể, các nhà làm chính sách, sẽ là người có thể giải tỏa được căng thẳng, áp lực “làm sao vun vén được ngày Tết” của công nhân.

Thiếu thốn về vật chất đã đành, nhưng các hoạt động đón Tết là niềm vui tinh thần lớn nhất năm mà cũng bị hạn chế hoặc mất khí thế, thì rất khó để người lao động gắn bó và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Một động thái động viên, khích lệ nhỏ lúc này cũng có thể giúp những người con xa quê vững tin hơn, hy vọng vào một xuân mới khấp khởi hơn, đủ đầy hơn.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 5/2 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //