Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xóm trọ sau cuộc di dân: Bám trụ chờ tia hy vọng

Phóng viên - 16/10/2021 | 8:34 (GTM + 7)

Hàng ngàn công nhân nương náu trong những dãy nhà trọ ọp ẹp, nín thở chờ cuộc sống bình thường trở lại. Đã có những người buộc phải về quê, nhưng vẫn còn không ít người cố trụ lại với Sài Gòn, đợi từng ngày thành phố khỏe hơn, để họ được mưu sinh như trướ

VIDEO: XÓM TRỌ SAU CUỘC DI DÂN

Một buổi chiều trung tuần tháng 10, PV VOV Giao thông ghé thăm một “siêu” dãy trọ ở cạnh khu công nghiệp  Tân Tạo, TP.HCM.

Xóm trọ Kiều Quân, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân với hơn 200 phòng được xây dựng “núp” trong một nhà xưởng lọt thỏm giữa những căn nhà tường cao.

9-XOM TRO TOI
Ở giữa hai dãy trọ ngăn đôi là lối đi chỉ vừa đủ 2 chiếc xe máy đối đầu

Gần 1.000 công nhân, người lao động, trẻ con sống khin khít trong một không gian chật hẹp. Một khu phố thu nhỏ kéo dài dãy phòng nối đuôi nhau.

Ở giữa hai dãy trọ ngăn đôi là lối đi chỉ vừa đủ 2 chiếc xe máy đối đầu. Con đường biến thành con hẻm sâu hoắm. Hơn 50 phòng đã đóng cửa then cài.

Ở giữa hai dãy trọ, lối đi chỉ vừa đủ 2 chiếc xe máy lách qua. Hơn 50 phòng đã cửa đóng then cài.

Chút ánh sáng le lói từ “giếng trời” được khoét từ mái tôn. Hễ mưa, giếng trời đậy lại, những căn phòng chìm trong bóng tối.

Dù nhiều người ồ ạt về quê, nhưng những người ở lại vẫn đang “nín thở” chờ tia hy vọng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, 38 tuổi, quê Tây Ninh có 7 người gồm vợ chồng, ba đứa con, cha già bị bệnh và một người em. Đã gần 10 năm bám trụ Sài Gòn, dù nhiều người ồ ạt về quê, anh chị vẫn “nín thở” chờ tia hy vọng:

“Lúc đầu nghĩ cách ly ít thôi, rồi cũng ráng ở lại, ở sao riết siết chặt không về quê được. Về nguyên gia đình 5 người tiền đâu cách ly, rồi tiền ăn uống đủ thứ tiền. Được 2 đợt hỗ trợ, được 1 gói 1,5 triệu và 15 ký gạo với đợt 3 này 1 triệu nữa”.

Cũng như nhiều gia đình, bà Nguyễn Thị Trang, quê ở An Giang ở vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Về không được, mà ở lại thì chỉ có cách làm việc lặt vặt, cố kiếm đủ tiền thuê trọ, điện nước hơn 3 triệu đồng mỗi tháng, rồi tiền ăn học cho con:

“Bây giờ ở dưới quê cũng bùng phát dịch tùm lum, muốn về cũng không về được. Ráng ở đây bám trụ tới Tết, mình làm việc giữ trẻ tại nhà. Tình hình công nhân đi làm gửi con nếu giữ được mình cũng thu xếp  7-8 đứa sẽ ở lại, còn không thì thu xếpvề quê chứ ở đây không làm gì được giờ”.

---

Bà con ở trọ ở đây cho biết, đợt dịch Covid-19 cao điểm khu vực có tới gần 70% F0. Song, may mắn mọi người đều vượt qua, chỉ có 2 bệnh nhân nặng tử vong.

Bản thân chị Trương Thị Bích Lài, 35 tuổi, quê Bình Thuận là một F0 khỏi bệnh, trước lúc dịch làm ở Công ty Pouchen. Người phụ nữ là lao động chính gánh vác chi phí gửi về cho cha mẹ già ở quê đang giúp chị nuôi hai đứa con. Nhưng 4 tháng nhà máy cho chị tạm ngưng công việc, tiền hỗ trợ chưa đủ đóng tiền nhà.

“Dịch bệnh này mình đói không sao, nhưng trẻ con ở nhà đói không có sữa uống. Cho nên hy vọng Sài Gòn bình thường trở lại để được đi làm. Từ đây đến Tết công ty không có việc thì đành phải về quê. Tại vì tiền phòng ở đây chủ có bớt tiền phòng đâu, đóng sao nổi...”

Sâu trong những xóm trọ công nhân, vẫn có nhiều lao động còn bám trụ đến giờ

Tuy vậy, cũng có những người như Bà Huỳnh Thị Gái (62 tuổi, quê Bình Dương), dù buôn thúng bán bưng, vẫn quyết tâm trụ lại đến cùng với Sài Gòn, bởi gánh nặng trên vai nuôi hai đứa cháu nhỏ, mẹ chúng không may bạo bệnh qua đời. Bà Gái rưng rưng:

“Ở đây phải mần mới nuôi nó (2 đứa cháu) nổi chứ về quê làm gì nuôi. Ở đây gói gém, đi bán nuôi cháu chứ Bình Dương khó khăn lắm. Chỉ ở đây thôi...”.

Sâu trong những xóm trọ công nhân, vẫn có nhiều lao động còn bám trụ đến giờ. Dù trước mắt còn bộn bề nỗi lo, nhưng họ vẫn hi vọng tiếp tục được mưu sinh, khi Sài Gòn đang dần khỏe lại.

Dù trước mắt còn bộn bề nỗi lo, nhưng người ở lại vẫn hi vọng tiếp tục được mưu sinh, khi Sài Gòn đang dần khỏe lại

Nghe nội dung chi tiết tại:

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //