Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xóa chợ tự phát: Cần mạnh tay

Phóng viên - 01/12/2021 | 6:35 (GTM + 7)

Sau nới lỏng giãn cách, nhiều tiểu thương chợ truyền thống kêu cứu do ế ẩm vì ảnh hưởng của COVID-19. Ngược lại, các chợ “cóc”, chợ tự phát, ven đường lại hoạt động rất nhộn nhịp, bất chấp quy định.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều tiểu thương tại chợ tự phát đối phó bằng cách mở nửa cửa, nếu có lực lượng chức năng kiểm tra sẽ kéo cửa xuống. Ảnh: Hoàng Thọ/VTC news

TP.HCM hiện có khoảng 180/234 chợ truyền thống đảm bảo các tiêu chí phòng chống dịch được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.

Thế nhưng, sau hơn một tháng mở cửa trở lại, việc buôn bán gặp nhiều khó khăn, do nhiều tuyến đường xung quanh khu vực chợ đang diễn ra tình trạng nhiều người buôn bán tự phát với quy mô lớn, khiến nhiều tiểu thương bức xúc.

“Vấn đề buôn bán tự phát ở ngoài đường ở đây xảy ra rất lâu rồi, từ lúc bắt đầu nới lỏng”.

“Bên ngoài phức tạp hơn, tới là mua thôi không ai test, quản lý vấn đề đó hết. Còn anh chị em ở Trung Chánh, Bình Chánh lên mua thì công ty phải test khó khăn quá nên một số ngườ vô, một số người không vô mua ở bên ngoài hết”.

“Ở trong chợ đang tuân thủ quy tắc 5K, sự vào chợ rất là khó khăn mà ở bên ngoài chỉ cần một chiếc xe máy như vậy chất lên”.

“Người ta không vô nhiều vì xung quanh các tuyến đường phường Bình Chiểu, Tam Bình còn bán nhiều quá; người ta không vô bỏ ra ngoài như vậy thì không kiểm soát dịch được”.

Thực tế cho thấy, việc quy định người mua phải xuất trình giấy tờ tiêm vaccine, xét nhiệm, cộng thêm thói quen tiện lợi nên nhiều người ngại vào chợ mà chọn mua ở những điểm bán tự phát bên ngoài. Trong khi đó, tiểu thương trong chợ kinh doanh ế ẩm, vừa phải chịu nhiều mức phí cao, vừa chịu sự kiểm soát phòng chống dịch, nên nhiều người cũng bỏ chợ ra đường buôn bán, thậm chí là rất đông khách.

Ông Phan Thành Tân - Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh Chợ Bình Điền cho biết, khó khăn hiện nay là dù ban quản lý chợ phối hợp cán bộ phường dẹp chợ tự phát nhiều lần nhưng sau đó lại tái phát. Trước mắt, thẩm quyền giải quyết là các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là chủ tịch UBND phường, xã chịu trách nhiệm.

Do đó ông Tân kiến nghị:

“Công ty chợ Bình Điền cũng có báo cáo về UBND thành phố, Sở Công Thương, đồng thời kiến nghị UBND quận 8, UBND huyện Bình Chánh có biện pháp xử lý triệt để chợ tự phát kinh doanh trái phép xung quanh chợ”.

Có người còn ngang nhiên bán hàng ở giữa đường. Ảnh: Hoàng Thọ/ VTC news

Ngoài chợ đầu mối Bình Điền, hiện chợ đầu mối nông sản hóc môn, chợ đầu mối thành phố Thủ Đức cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ông Lê Hữu Hảo - Chủ tịch UBND phường Tam Bình, TP Thủ Đức thừa nhận, do lực lượng cán bộ nhân sự còn hạn chế nên rất khó để dọn dep chợ tự phát một cách triệt để.

“Giáp ranh giữa Hiệp Bình Phước và Tam Bình, chúng tôi cũng có ghi nhận cũng làm nhưng mà trong quá trình đó thì chúng tôi cũng không thể triệt để hết được. Tại vì nhu cầu bây giờ quá lớn, lượng người làm chỗ này thì bung chỗ kia. Chúng tôi vừa hỗ trợ phòng chống dịch, vừa hỗ trợ an sinh rồi vừa làm nhiều mục tiêu khác nhau nên cũng giới hạn về lực lượng”. 

Trước thực trạng chợ tự phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tiềm ẩn lây lan dịch bệnh, các chuyên gia y tế cho rằng, TP.HCM vẫn còn người trên 18 tuổi chưa tiêm vaccine COVID-19 nên việc tập trung đông người tại các chợ tự phát cũng là điều rất đáng lo ngại.

Tán thành quan điểm này, theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, tuy các quy định hoạt động kinh doanh còn chung chung gây khó cho cơ quan chức năng lẫn người mua bán nhưng việc buôn bán “chui” là sai quy định; cũng như việc tụ tập đông người, không tuân thủ đúng thông điệp 5K có thể sẽ phá vỡ nỗ lực chống dịch từ trước đến nay.

Theo bà Lan, để triệt để tình trạng họp chợ tự phát, chính quyền cần có biện pháp căn cơ, đặc biệt là công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người bán, lẫn người mua; đồng thời đảm bảo các mặt an sinh xã hội, kế sinh nhai cho một bộ phận người dân thu nhập thấp, người buôn bán nhỏ lẻ:

“Việc trên địa bàn quận, huyện, phường, xã mà để tồn tại những chợ tự phát, những nơi buôn bán không tuân thủ bất kỳ quy định nào thì việc này ủy ban đã yêu cầu là phải tóm gọn lại, thu hẹp lại và dần dần triệt tiêu.

Nhưng mà chặng đường cũng còn rất gian nan. Bởi vì chúng ta vẫn còn một bộ phận người dân thu nhập rất thấp và chưa kể là công an, việc làm, rất nhiều vấn đề về an sinh xã hội.

Cho nên bây giờ không phải nói muốn dẹp là dẹp. Thế thì chúng tôi làm sao phải xây dựng hệ thống thực phẩm sạch và khuyến khích nó và làm sao để cho người dân thấy được lợi ích; thì như vậy nguồn cầu mất đi, sẽ bớt tình trạng buôn bán như vậy. Và phải làm sao để bàn thân những người buôn bán ở đó cũng có những định hướng, thay đổi tốt đẹp hơn”.

Chợ truyền thống được mở lại phải đảm bảo quy định phòng chống dịch như có dây ngăn, vách che ngăn cách giữa người bán và người mua - Ảnh: N.TRÍ

Không riêng gì TPHCM, vấn nạn chợ tự phát đã diễn ra nhiều năm, tại nhiều địa phương. Dẹp bỏ chợ ‘cóc”, chợ tự phát là việc không nhỏ, đòi hỏi chính quyền phải có các biện pháp đủ mạnh, đủ kiên quyết, nhằm lập lại trật tự an toàn xã hội, an toàn thực phẩm, mỹ quan đô thị, nhất là đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bình luận:“Xóa chợ tự phát: Không buông lỏng, cần mạnh tay”:

Chợ tự phát,chợ cóc từ lâu đã trở thành nỗi nhức nhối ở nhiều nơi trong cả nước. Không chỉ có ở nơi đô thị mà ở cả các vùng nông thôn; vùng sâu, vùng xa. Đã có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra ở trong Nam ngoài Bắc thời quan qua; chợ tự phát hoạt động ở ven đường hay ngay dốc cầu.

Hậu quả là khi xe tải, xe đầu kéo hay các loại phương tiện lưu thông khác mất lái đã đâm vào những người đang mua bán, gây nên những thảm cảnh với nhiều người tử vong. Trong giai đoạn dịch covid-19 bùng phát hiện nay, chợ tự phát tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; là nơi phát tán nguồn dịch rất lớn.

Ở các con đường, ngõ hẻm hay gần khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hiện nay tại Hà Nội, TP.HCM hay nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước không khó khi bắt gặp hình ảnh những chợ tự phát mọc lên san sát. Chợ bày bán đủ loại; từ lương thực, thực phẩm, hàng tươi sống đến hàng tiêu dùng quần áo, đồng dùng sinh hoạt gia đình.

Hoạt động mua bán huyên náo, tràn xuống lòng lề đường, lấn chiếm đường đi lối lại. Khiến lưu thông nhiều nơi tắc ngẽn.

Nguy hiểm hơn là trong suốt quá trình mua bán nhộn nhịp; rất nhiều người mua, người bán hồn nhiên bỏ khẩu trang để giao tiếp như không hề có dịch. Ngành chức năng và chính quyền phường, xã đã nhiều lần ra quân dọn dẹp nhưng chỉ được chốc lát, đâu lại vào đó.

Nguyên nhân chủ yếu là do lo ngại dịch covid nhiều người ngại vào chợ tập trung,siêu thị mà mua ở ngoài vừa tiện, giá cả lại phải chăng. Người bán đa số là người có thu nhập thấp, buôn bán tự phát để đắp đổi sống qua ngày sau nhiều tháng điêu đứng vì COVID. Chính quyền vì thế nhiều khi cũng nương nhẹ hoặc không đủ lực lượng để xử lý.

Rõ ràng chợ tự phát tồn tại hiện nay là một thực tế nhức nhối nhưng dẹp bỏ hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng nếu nhìn thấu đáo thì cứ để chợ tự phát ngang nhiên tồn tại trong giai đoạn này thì dịch covid theo chân người bán người mua phát tán đi khắp nơi là rất lớn. Chưa kể, mua bán ngoài trời, bụi bặm,mất vệ sinh chắc chắn sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Do vậy, ngay lúc này, chính quyền phường, xã nơi có chợ hoạt động cần tiếp tục tuyên truyền, vận động cả người bán và người mua không tụ tập tự phát. Hình thành nên các điểm mua bán tập trung, có quy củ; không lấn chiếm lòng lề đường.

Tổ chức nhiều điểm bán hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi; cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn đủ sức cung  ứng hàng hóa cho người mua với giá cả hợp lý, phải chăng.

Quản lý nhà nước cần thực hiện các biện pháp mạnh tay, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm. Về lâu dài, cần có sinh kế để người lao động có công ăn việc làm và thu nhập ổn định sau đại dịch; không phải dựa vào các chợ tự phát bấp bênh để kiếm sống.

Bên cạnh đó phải hình thành được chuỗi cung ứng liên hoàn, không bị đứt gãy giữa người làm ra hàng hóa với người bán, nngười mua.

Với người mua nếu chỉ vì sự tiện lợi, giá cả rẻ, dễ mua mà vẫn không từ bỏ thói quen mua bán tại các chợ tự phát, chợ cóc sẽ kéo theo nhiều nguy cơ như bị nhiễm covid; mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gây mất trật tự an toàn giao thông.

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bản thân, gia đình và cộng đồng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm cả trước mắt và lâu dài.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

// //