Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe tự lái gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Phóng viên - 14/06/2021 | 6:18 (GTM + 7)

Ôtô trong tương lai sẽ không chỉ là cỗ máy thuần cơ khí mà còn đi kèm hàng loạt công nghệ hiện đại, nổi bật trong đó phải kể tới công nghệ tự lái. Xe tự lái khi được hoàn thiện 100% hứa hẹn sẽ an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc con người điều k

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, công nghệ này mới đang trong giai đoạn hoàn thiện và đã để xảy ra không ít những vụ tai nạn giao thông. Vậy khi xe tự lái gây ra tai nạn, ai sẽ phải là người chịu trách nhiệm? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo một khảo sát của Hiệp hội ô tô Mỹ cùng trung tâm công nghệ Belfer của trường ĐH Harvard Kennedy mới đây, hầu hết các tài xế khi được hỏi đều tỏ ra quan ngại về việc đi chung đường với ô tô tự lái. 

62% người được hỏi yêu cầu dấu hiệu nhận biết rõ ràng để phân biệt xe tự lái với xe thông thường; 60% yêu cầu xe tự lái phải đi trên làn đường riêng biệt và 31% muốn hạn chế xe tự lái vào một số ngày hoặc khung giờ nhất định. 

Những lo lắng của họ là có cơ sở. Tại Mỹ, hiện có 38 tiểu bang cho phép thử nghiệm xe tự lái trên đường phố công cộng. Cộng thêm việc công nghệ xe tự lái vẫn còn cần nhiều thời gian để hoàn thiện, cùng sự nhận thức chưa đầy đủ của người sử dụng, xe tự lái vẫn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Công nghệ xe tự lái đang phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Ảnh minh họa

Ngày 18/3/2018 đánh dấu vụ tai nạn chết người đầu tiên do xe tự lái gây ra. Nạn nhân là bà Elaine Herzberg, 49 tuổi, bị một chiếc xe tự lái của Uber đâm phải khi đang qua đường. 

Một vụ việc có thể kể đến gần đây là tai nạn khiến 2 người thiệt mạng khi đang lái xe tự lái Model S của Tesla vào hồi giữa tháng 4 vừa qua. 

Báo cáo điều tra cho thấy, vào thời điểm xảy ra tai nạn, không có ai ngồi sau tay lái, vốn là điều không cho phép với xe tự lái trong thời điểm hiện tại. 

Tạp chí Báo cáo Người tiêu dùng của Mỹ cho biết các kĩ sư của họ đã tìm ra một lỗ hổng khiến xe tự lái “hiểu nhầm” rằng vẫn có tài xế đang cầm lái. Với những vụ việc như vây, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Chia sẻ quan điểm của mình, ông David Friedman, nguyên Phó ban quản lý Cơ quan ATGT đường cao tốc Mỹ cho rằng, phần nhiều lỗi đến từ nhà sản xuất phương tiện khi họ đã “thổi phồng” tính năng tự động lái, gây hiểu nhầm tới người sử dụng:

“Hiện chúng ta chưa biết đến bao giờ công nghệ xe tự lái mới hoàn thiện. Còn hiện tại, xe tự lái đang được thiết kế theo xu hướng mặc kệ người lái phải tự xử lý những trường hợp ngoài khả năng của máy tính, hơn là cố gắng giảm thiểu tác động của những trường hợp đó”.

Tuy nhiên, việc đổ lỗi hoàn toàn cho nhà sản xuất không hẳn là đúng, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Theo các luật sư và chuyên gia, căn cứ vào luật và quy định hiện hành, việc nhà sản xuất chịu trách nhiệm hoàn toàn cho một vụ tai nạn liên quan đến xe tự lái chỉ đúng nếu công nghệ xe tự lái đã đạt tới thang bậc 4 hoặc 5, tức là xe tự lái nắm hoàn toàn quyền điều khiển mà không có sự can thiệp của con người. 

Còn trên thực tế, công nghệ tự lái đang được phát triển tại hầu hết các hãng ô tô, mới chỉ dừng ở thang bậc 2 và 3, nghĩa là công nghệ làm chủ một phần, chiếc xe vẫn cần có tài xế để can thiệp và xử lý những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.

Điều đó đồng nghĩa với việc con người vẫn có trách nhiệm một phần trong các vụ tai nạn của xe tự lái, trừ phi nhà sản xuất tuyên bố sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm như hãng Volvo đã từng làm. 

Hiện trường vụ va chạm với xe tự lái của Uber hồi năm 2017. Ảnh: AP

Còn với vụ việc của Uber hồi năm 2018, camera hành trình cho thấy tài xế chiếc xe đã xao nhãng, nhìn xuống phía dưới bánh lái thay vì tập trung lái xe. Do đó tài xế cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

Nhưng kể cả khi công nghệ xe tự lái được hoàn thiện, việc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm toàn bộ, theo giới chuyên gia thì không phải là ý kiến hay. Việc phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho một vụ tai nạn liên quan đến xe tự lái sẽ gây áp lực vô cùng nặng lên vai nhà sản xuất. Điều này có thể khiến ngành công nghiệp ô tô tương lai bị thụt lùi.

Theo ông Victor Schwart, luật sư, cố vấn của công ty luật Shook, Hardy and Bacon, các quy định trong tương lai sẽ cần có bổ sung và thay đổi để phù hợp với tình hình:

“Khi trách nhiệm của nhà sản xuất quá lớn sẽ gây ra các hiệu ứng tiêu cực như làm chậm tiến trình phát triển và sản xuất, hạn chế những đổi mới v.v… Do đó, các quy định sẽ cần phải thay đổi, như việc cần có một quỹ chi trả thiệt hại cho những vụ tai nạn liên quan đến xe tự lái, hoặc các quy định về đánh giá thiệt hại trong một vụ tai nạn phải có những điều chỉnh lớn”.

Còn tại Việt Nam, công nghệ xe tự lái của chúng ta hiện mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu, phát triển, như những mẫu xe tự lái của FPT đang thử nghiệm tại Ecopark và Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

Tuy nhiên, trước xu hướng của thế giới, các mẫu xe tự lái hiện đại của nước ngoài hoàn toàn có thể được mua về và sử dụng trên đường phố Việt Nam trong tương lai. Do đó, việc chuẩn bị các chế tài, quy định liên quan tới xe tự lái là điều cần thiết để tránh được những tác động tiêu cực.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

// //