Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe đạp công cộng: Muốn khả thi cần phải có lộ trình

Phóng viên - 20/10/2020 | 5:45 (GTM + 7)

Có thể xem lời giải cho bài toán kép: kẹt xe và ô nhiễm môi trường chính là mô hình xe đạp công cộng. Tuy nhiên bài toán để phát triển được mô hình này thì vẫn chưa có một lời giải chính thức và cụ thể.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mới đây, Sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã xin thí điểm mô hình xe đạp công cộng nhằm giảm thiểu tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường ; đồng thời tăng tính kết nối các loại hình giao thông khác.

Đây được xem là một điểm sáng trong vấn đề phát triển giao thông công cộng của Thành phố.

Vậy mô hình dịch vụ này sẽ được triển khai như thế nào? Với thực tế hiện tại thì liệu mô hình này có khả thi? 

Mặc dù được khuyến khích, người đi xe đạp luôn phải đi chung đường với xe máy và ôtô - Ảnh: Q.ĐỊNH
Mặc dù được khuyến khích, người đi xe đạp luôn phải đi chung đường với xe máy và ôtô. Ảnh: Tuổi trẻ

16h30’ trên những cung đường tại các quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng dài, chen chúc từng căng ti mét.

Tình trạng kẹt xe vẫn diễn ra hằng ngày trên các con phố của Sài Gòn. Bên cạnh đó khí thải từ các phương tiện cá nhân gây  ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay.

Việc lựa chọn các phương tiện giao thông thuận tiện và thân thiện với môi trường là vô cùng cấp thiết. Mới đây, Sở GTVT TP.HCM vừa trình chủ trương thí điểm hệ thống xe đạp công cộng ở nội thành lên UBND TP xem xét; với hy vọng đây sẽ là câu trả lời góp phần để giải quyết vấn đề này.

Theo đó Tập đoàn Trí Nam sẽ triển khai thí điểm dự án cho thuê xe đạp công cộng trên hai tuyến đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu (quận 3) với 388 xe đạp bố trí tại 52 điểm là các trạm xe buýt và các Trường Đại học.

Ông Dương Đình Trung – Tập đoàn Trí Nam – cho biết, nếu thí điểm thành công mô hình này không chỉ góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe mà còn giảm lượng phương tiện cá nhân và tăng tính kết nối với các loại hình giao thông công cộng khác:

"Mục đính chính là giảm kẹt xe và giảm phương tiện cá nhân. Đồng thời Thành phố muốn tăng cường dịch vụ công cộng, tăng tính kết nối với xe bus rồi Metro sau này có này. Để kết nối hỗ trợ người dân di chuyển từ điểm A đến điểm B, từ đó giảm lượng phương tiện cá nhân đi".

Để sử dụng dịch vụ này người dân sẽ tải miễn phí và cài ứng dụng Mobike trên thiết bị di động điện thoại thông minh. Thông qua ứng dụng này, người dân có thể quét tìm xung quanh để đến được điểm có xe gần nhất. Sau đó, người dùng sử dụng mã quét Code để mở khóa xe sử dụng.

Người dùng xe có thể thanh toán qua các kênh như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, nạp tiền trực tiếp. Giá vé dự kiến là 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút.

Lo ngại về vấn đề sự cố hỏng hóc khi di chuyển trên đường hay người thuê có ý định “không muốn trả lại xe”.

Anh Lê Trung Tín - Nhân viên kỹ thuật Tập đoàn Trí Nam tự tin khẳng định:

"Khi có sự cố trên đường, công ty luôn có một đội di động ở trong thành phố để hỗ trợ người sử dụng thay thế hoặc sửa chữa ngay tại lúc đó. Còn về việc mất cắp thì trên xe luôn có hệ thống năng lượng mặt trời để nạp vào hệ thống GPS nhằm định vị như vậy thì rất khó để mất cắp và các phụ tùng thì rất khó để thay thế hoặc bán ra thị trường".

inh viên sử dụng xe đạp công cộng tại Đại học Quốc gia TP.HCM
Sinh viên sử dụng xe đạp công cộng tại Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

Mô hình xe đạp công cộng có lẽ là rất hữu ích trong việc giải bài toán kẹt xe và ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên quay lại thời điểm 6 năm trước, mô hình này đã bị chết yểu bởi hai từ “thuận tiện” khi triển khai tại thủ đô Hà Nội. Giờ đây hàng loạt xe đạp phải chịu cảnh "dầm mưa dãi nắng" và xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí không còn thấy bóng dáng của những chiếc xe này.

Thực tế không chỉ riêng Hà Nội mà với nhiều người dân tại TP HCM để thuận tiện trong việc di chuyển thì xe máy vẫn là lựa chọn hàng đầu ở thời điểm này:

"Vì nhà em khá xa nên hằng ngày em vẫn di chuyển bằng xe máy ạ".

"Khi mà em đi học thì em sẽ di chuyển bằng xe máy đến trường. Còn xung quanh trường thì em có thể đi bộ thôi vì em không cần thiết phải đi thuê xe đạp làm gì".

"Mình ở quê lên đây trọ học thì phương tiện mình chọn để di chuyển hằng ngày là xe bus. Đi bằng xe bus em thấy cũng thuận tiện, tới trạm là em có thể đi bộ vài trăm mét nữa là đến trường rồi, còn đi mua đồ gì khác thì em đi bộ quanh đây cũng được. Chứ đường Sài Gòn em cũng ngán đạp xe lắm!".

Theo ông Đỗ Ngọc Hải – Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở GTVT TP,  để tránh đi vào “vết xe đổ” của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai ứng dụng công nghệ trong mô hình này, nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho người dân:

"Về lâu dài sẽ phải nghiên cứu đến việc thiết kế phần đường dành riêng cho xe đạp để lưu thông. Cái thứ 2 là ứng dụng khoa học công nghệ để làm sao có kết hợp tích hợp giữa phần mềm người đi xe đạp với phần mềm của người đi xe buýt rồi Metro và trung tâm giao thông công cộng mà chúng ta quản lý để cảnh báo sớm vị trí ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc giao thông để cho người dùng được thuận tiện hơn".

Nếu xe đạp không được sử dụng như một loại phương tiện di chuyển phổ thông  sẽ rất khó trụ vững.

Có thể xem lời giải cho bài toán kép: kẹt xe và ô nhiễm môi trường chính là mô hình xe đạp công cộng.

Tuy nhiên bài toán để phát triển được mô hình này thì vẫn chưa có một lời giải chính thức và cụ thể.

Góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Giải bài toán xe đạp công cộng tại TP.HCM: Muốn khả thi cần phải có lộ trình".

Đề xuất của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm xe đạp công cộng Mobike trên địa bàn Thành phố là cần thiết, có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển và phù hợp với chủ trương của Thành phố về hạn chế xe lưu thông vào trung tâm.

Nhìn ra các nước ở châu Âu và châu Á, các phương tiện công cộng, trong đó có xe đạp được khuyến khích sử dụng khi chưa có giải pháp căn cơ về hạ tầng đô thị.

Ở Pháp – nơi ra đời hệ thống cho thuê xe đạp tự lái đầu tiên trên thế giới, mục đích của sự phục hưng trào lưu đi xe đạp là để hạn chế vấn nạn ùn tắc và ô nhiễm.

Tại Hà Lan - đất nước sở hữu số xe đạp trên đầu người cao nhất châu Âu, xe đạp được cho là phương tiện an toàn để giải quyết tình trạng tai nạn giao thông nhức nhối.

Còn ở Trung Quốc, mô hình chia sẻ xe đạp đã có thời được coi là cơ hội để khẳng định vị thế dẫn đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu của quốc gia tỷ dân bởi sự gọn nhẹ và thân thiện với môi trường.

Nhằm tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm, chính quyền Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng hướng đến mục tiêu xây dựng một mạng lưới xe đạp trên quy mô toàn quốc đến năm 2030.

Rõ ràng khi áp lực về gia tăng dân số kéo theo nhiều hệ luỵ về ách tắc và tai nạn giao thông, hay ô nhiễm môi trường, đề xuất này của Sở GTVT sẽ tạo ra sự đột phá lớn trong nhận thức của xã hội về vai trò và sự kết nối của các phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên TP.HCM muốn khuyến khích người dân đi xe đạp. Từ năm 2017, Sở GTVT đã thông báo sẽ thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại khu trung tâm, nhưng vì nhiều lý do nên vẫn chưa thể triển khai.

Bởi vậy, muốn đề xuất này khả thi thì cần có sự chuẩn bị một cách đầy đủ, đồng bộ về hạ tầng, công nghệ, quản lý và đặc biệt là ý thức của mỗi người dân. TP.HCM cũng cần nghiên cứu một cách tổng thể để đưa ra nhiều phương án trong quy hoạch và lộ trình di chuyển nhằm mang lại sự tiện ích; nhất là tính kết nối giữa xe đạp với các loại hình khác.

Nếu xe đạp không được sử dụng như một loại phương tiện di chuyển phổ thông  sẽ rất khó trụ vững.

Bên cạnh đó phải có chế tài đủ mạnh để khuyến khích và bảo hộ cho người dân sử dụng xe đạp, đặt lên bàn cân tính toán cả những yếu tố như thời tiết, thói quen, và sự văn minh của người dân. Rút kinh nghiệm từ bài học các nước, dự án có thể thí điểm ở quy mô nhỏ trước khi triển khai cho các giai đoạn tiếp theo.

Để có được số lượng người đi xe đạp như hiện nay, những người hoạch định giao thông ở Pháp, Hà Lan, hay Trung Quốc, Singapore…. đều đã phải mất nhiều chục năm  kiên trì với những điều chỉnh để phù hợp thực tế.

Người dân đô thị sẽ đi xe đạp khi có không gian an toàn và thuận tiện.  Do vậy cần một lộ trình được tính toán kỹ càng để tránh đi lại vết xe đổ, gây thêm sự “hỗn loạn” trên đường phố và thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Mục tiêu tới năm 2030 Hà Nội và TP.HCM sẽ trở thành các thành phố văn minh, hiện đại, hết ùn tắc giao thông.

Bởi vậy, mặc dù chưa thể thay thế xe máy, nhưng xe đạp có thể được xem là phương tiện nền tảng hữu ích để thúc đẩy phát triển “giao thông xanh” trong tương lai.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //