Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe đạp công cộng có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của đô thị?

Phóng viên - 13/12/2021 | 10:13 (GTM + 7)

Để phát triển được hệ thống giao thông kết nối với xe đạp công cộng theo như mong muốn, cần có những bước triển khai một cách khoa học và hợp lý, cần từng bước thí điểm, vừa rút kinh nghiệm, vừa tạo dần thói quen sử dụng cho người dân.

Ảnh: ĐT/PLO

Sẵn sàng sử dụng khi dịch vụ xe đạp công cộng được triển khai

Sau khi TP. HCM khai trương dịch vụ xe đạp công cộng, khá nhiều người dân Thành phố hào hứng với việc trải nghiệm dịch vụ mới. 

Nhiều bạn trẻ cũng rất hứng thú vì giá thuê chỉ từ 5-10 nghìn đồng cho 30-60 phút:

"Em thấy cái này khá hay vì có nhiều chỗ đi tham quan bằng xe đạp thì cũng dễ để tham quan, đi được nhiều nơi".

"Em nghĩ em sẽ sẵn sàng vì góp một phần vào đề án của Thành phố. Với số tiền như vậy thì người dân cũng sẵn sàng chi trả để họ có thể được đi tham quan".    

"Vấn đề khói bụi đang ngày càng gia tăng thì đề án đi xe đạp rất thiết thực và nó có thể góp phần tích cực bảo vệ môi trường"

Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Công ty Dịch vụ Vận tải số Trí Nam, chủ đầu tư dự án xe đạp công cộng tại TP. HCM cho biết: Sau 3 ngày khai trương, đã có hơn 1.000 lượt khách đăng ký và thuê xe đạp công cộng. Do mới triển khai dịch vụ thuê và trả tại 1 điểm nên chưa thể phân tích nhu cầu sử dụng của hành khách, song dựa trên phân tích về độ tuổi khách hàng có thể thấy, nhu cầu sử dụng cho công việc là khá cao.

Theo ông Dân, sau giai đoạn thí điểm, đơn vị sẽ cung cấp toàn bộ 500 xe ra 43 điểm trên địa bàn quận 1, TP. HCM.

Không chỉ dừng lại tại TP. HCM, Công ty Trí Dân cũng đã tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân tại 2 quận Ba Đình và Tây Hồ (Hà Nội) và dự kiến sẽ cung cấp khoảng 1.000 xe đạp, xe đạp điện tại những địa điểm mang tính kết nối như: bến xe buýt, metro, các điểm vui chơi giải trí, điểm tham quam du lịch, siêu thị, các điểm mua sắm.

Ảnh: ĐT/PLO

Theo ông Dân, hiện đơn vị đang hoàn thiện báo cáo đánh giá và dự kiến triển khai tại Hà Nội từ quý I/2022: "Khi dừng ở bến xe buýt thì thay vì phải đợi phương tiện chúng ta gọi đến, thì chúng ta có ngay phương tiện tại các bến xe, thực sự rất thuận tiện. Trên app của chúng tôi cũng đã cài đặt hệ thống có thể kết nối với các dữ liệu phương tiện công cộng khác, chẳng hạn các xe đang di chuyển, cung đường như thế nào, người dùng có thể đi từ điểm A đến điểm B, đoạn nào đi xe buýt, đoạn nào đi xe đạp, đoạn nào đi bộ".

Tại Hà Nội, nhiều người vốn đã sử dụng xe đạp làm phương tiện đi làm, đi chơi cũng tỏ ra hào hứng với dịch vụ xe đạp công cộng.

Chị Đỗ Vân Nguyệt, tổ chức Live and Learn chia sẻ, từ năm 2005, chị đã bỏ xe máy để chọn xe đạp vì xe đạp di chuyển khá dễ dàng và cũng không chậm hơn xe máy. Do vậy, nếu có dịch vụ xe đạp công cộng sẽ giúp ích rất nhiều cho những hành khách tiếp cận xe buýt, metro: "Tôi đi xe đạp này, xe buýt và lúc nào tận dụng thì có thể đi chung xe hoặc đi họp thì có thể bắt taxi, nhưng phương tiện di chuyển của tôi trong 5 năm đầu tiên khoảng 50% và từ năm 2019 đến giờ tôi di chuyển bằng xe đạp phải đến 75-90%".

Một số hành khách cũng cho hay, họ sẵn sàng chuyển sang sử dụng xe đạp công cộng khi dịch vụ này được triển khai:

"Đi xe máy cũng không phải giải pháp phù hợp, đến ga Cát Linh để gửi xe máy cũng bất tiện. Nếu có hệ thống xe đạp công cộng, tôi sẵn sàng sử dụng, vì thực chất đi xe máy cũng khá bất tiện".

"Đi xe đạp nói chung là ok, nếu đi giờ hành chính thì chính ra đi xe đạp rất là tốt, vì thực chất đường thường xuyên tắc thậm chí còn nhanh hơn xe máy. Mình cũng đang cân nhắc quay trở lại đi xe đạp".

Cần tạo thuận lợi để xe đạp thành phương tiện kết nối

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Vũ Ngọc Khiêm, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ GTVT:

Ảnh: ĐT/PLO

PV: Ông đánh giá như thế nào về triển vọng dịch vụ xe đạp công cộng ở các đô thị tại VN?

PGS.TS Vũ Ngọc Khiêm: Triển khai, phát triển xe đạp công cộng tại các đô thị đến thời điểm này là cần thiết và là một xu thế tất yếu. Điều này sẽ nhằm thu hút và tạo điều kiện cho người dân tham gia sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Đây cũng là mô hình kết nối người dân với phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, để phát triển được hệ thống giao thông kết nối với xe đạp công cộng theo như mong muốn, cần có những bước triển khai một cách khoa học và hợp lý, cần từng bước thí điểm, vừa rút kinh nghiệm, vừa tạo dần thói quen sử dụng xe đạp trở lại cho người dân.

PV: Việc triển khai dịch vụ xe đạp công cộng sẽ có những trở ngại, khó khăn gì?

PGS.TS Vũ Ngọc Khiêm: Trường Đại học Công nghệ GTVT cũng đang triển khai 2 dự án liên quan đến nội dung kết nối người dân với phương tiện giao thông công cộng. Trong quá trình chuẩn bị cho việc thí điểm này, chúng tôi cũng nhìn thấy một số những khó khăn và có lẽ phải nừa làm vừa thí điểm.

Có lẽ chúng ta cũng chưa tính đến những quỹ đất hợp lý để lập các trạm, nếu như cục bộ ở một số điểm thì có thể thuận lợi, nhưng để phủ rộng toàn thành phố thì chúng ta chưa tính đến những quỹ đất hợp lý để lập các trạm để xe để người dân tiếp cận. Các trạm này đương nhiên nó phải gần các ga hoặc các điểm đỗ của những phương tiện giao thông công cộng khối lượng lớn.

Chúng ta cần phải có những bước tính và một quy hoạch thật rõ về nội dung này để từng bước hoàn thiện mạng lưới các trạm xe đạp cho mượn hoặc sử dụng chung xe đạp công cộng đó.

Hiện nay, tâm lý và thói quen của người dân rất ít sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại, đặc biệt là với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đường xá thì bụi bặm, phương tiện giao thông thì hỗn hợp nên có nguy cơ mất an toàn làm cho người dân có tâm lý e ngại sử dụng xe đạp. Đó cũng là một trong những khó khăn.

PV: Vậy chúng ta cần có sự hỗ trợ như thế nào để dịch vụ xe đạp công cộng có thể phát triển, qua đó hỗ trợ dịch vụ vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn?

PGS.TS Vũ Ngọc Khiêm: Để thu hút người dân tham gia phương tiện giao thông công cộng chúng ta phải triển khai mọi điều kiện để người dân có khả năng kết nối, tiếp cận tốt với phương tiện giao thông công cộng và việc sử dụng xe đạp là tất yếu rồi.

Một mặt nữa, đó là chúng ta cần phải có những chính sách liên quan đến sử dụng đường riêng cho xe đạp, để đảm bảo cho người dân yên tâm sử dụng xe đạp.

Thứ 2 nữa chúng ta cũng cần triển khai từng bước, rút kinh nghiệm, đưa ra những chính sách cụ thể để có nhiều doanh nghiệp tham gia với loại hình kinh doanh xe đạp chia sẻ này; về các chính sách liên quan đến thuế, phí.

Đồng thời cũng cần có những chính sách về an ninh, an toàn, phải có các cơ quan như công an vào cuộc; các địa phương nơi đặt những trạm như thế họ cũng phải tham gia để đảm bảo an toàn cho phương tiện và cho người dùng.

Rồi cũng cần có những chính sách xây dựng những tuyến đường dành riêng cho xe đạp, để xe đạp lưu thông một cách an toàn. Lúc đó người dân mới yên tâm sử dụng được.

PV: Xin cảm ơn ông

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời trong tọa đàm với chủ đề: "Xe đạp công cộng, hướng đi cần thiết để phát triển metro' cùng sự tham gia của các vị khách mời TS. Phạm Hoài Chung, Chuyên gia về chiến lược giao thông vận tải và TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường ĐH Việt Đức.

Nội dung chi tiết cuộc tọa đàm tại đây:

 

 

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //