Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe buýt trường học trong tổng thể phát triển GTCC: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Phóng viên - 16/08/2019 | 10:41 (GTM + 7)

Tại nhiều nước, xe buýt trường học được xem là phương tiện an toàn nhất bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Cùng với đó, các cơ chế hỗ trợ về tài chính và quy trình vận hành bài bản cũng giúp xe buýt trường học được học sinh và phụ huynh tin tưởng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Xe buýt trường học ở Singapore. Ảnh: straitstimes

Ở Singapore, việc đưa đón học sinh thường bằng xe buýt công cộng; thường được nhà trường ký hợp đồng với các công ty vận tải, sử dụng xe buýt thông thường. Những xe này được sử dụng cho các mục đích khác khi không phải đưa đón học sinh.

Bộ Giáo dục Singapore tạo ra nền tảng kết nối dành cho Dịch vụ xe buýt trường học (IBSB) và các đơn vị có thể gửi hồ sơ dự thầu cung cấp dịch vụ xe buýt trường học.

Ngoài ra, theo lịch thanh toán chi phí vé xe buýt 9 tháng mới được thông báo, thì phụ huynh có thể trả trọn gói, hoặc trả từng tháng nhằm giảm áp lực tài chính.

Cùng với đó, để đảm bảo an toàn, Cục Giao thông Đường bộ Singapore (LTA) quy định tất cả các xe buýt nhỏ chuyên chở học sinh phải lắp đặt ghế ngồi quay về phía trước và dây an toàn ba điểm.

Nói về những yêu cầu khắt khe trong đảm bảo chất lượng và an toàn, ông Chan Guan Liang, Giám đốc dịch vụ xe buýt Guillemard, cho biết:

“Nếu phải lựa chọn giữa chuyên chở học sinh, sinh viên hay chuyên chở cho các công ty thì chắc chắn chúng tôi sẽ không lựa chọn phương án thứ nhất vì lợi nhuận thấp. Làm cho các khách hàng doanh nghiệp chỉ cần chở từ điểm này đến điểm khác và hiệu quả hơn đối với chúng tôi”.

Trước tình trạng này, giới chức đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Cụ thể, các chủ xe buýt nhỏ sẽ được nhận một gói hỗ trợ cơ bản trị giá 3.000 đến 4.000 đô la Singapore để trang bị thêm dây an toàn cho xe buýt hoặc dùng để mua một chiếc xe buýt mới thay thế. Ngoài ra, nếu xe nào đưa đón trẻ trong 12 tháng liên tục thì có thể nộp đơn xin hỗ trợ tài chính bổ sung (từ 1.000 đến 3.000 đô la Singapore). Trong trường hợp xe buýt chở trẻ nhỏ, bắt buộc phải sử dụng ghế nâng, chủ xe cũng có thể đăng ký Gói Hỗ trợ Ghế nâng 1.000 đô la Singapore (theo các tiêu chí liên quan).

Còn tại Nhật Bản, ông Jun Matsumoto – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Michinori Holdings (thuộc Tập đoàn Michinori, doanh nghiệp vận tải buýt lớn nhất Nhật Bản) cho biết: một trong các sản phẩm chủ đạo của Tập đoàn là vé định kỳ cho học sinh trung học. Để có thể tiếp cận với phụ huynh và nhà trường, vào đầu năm học, Tập đoàn gửi kèm đơn đăng ký trong cùng phong bì với thông báo nhập học để tiếp thị.

Theo thống kê về doanh thu vé định kỳ cho học sinh tại 1 khu vực trong tỉnh Ibaragi thì chỉ trong vòng 8 năm từ 2010 đến 2018, doanh thu đã tăng 31% từ 2,24 triệu USD lên 2,93 triệu USD.

Tại Australia, các tuyến xe buýt trường học hầu hết có hợp đồng trực tiếp giữa chính phủ với công ty. Ảnh: Busabout Wagga Wagga

Trong khi đó, tại Australia, các tuyến xe buýt trường học hầu hết có hợp đồng trực tiếp giữa chính phủ với công ty.  Đa số các trường học đều không có xe buýt riêng đưa đón học sinh. Do đó, hầu hết trẻ em ở Australia di chuyển bằng xe buýt công cộng, theo lộ trình giao thông công cộng; hoặc theo các tuyến “trường học” cụ thể. Các tuyến “trường học” thường không cho phép người lớn đi cùng. Nhưng quy định này có thể thay đổi theo địa điểm thực tế (như ở vùng sâu vùng xa) và quy định của địa phương.

Học sinh Australia được 'miễn phí' xe buýt hoặc sử dụng thẻ đi lại được cấp đầu năm học để đến trường bằng xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng kết nối khác như xe lửa, tàu hỏa hay phà. Đổi lại các công ty sẽ nhận được khoản trợ cấp của chính phủ. Chi tiết cụ các chương trình này mỗi bang khác nhau, trong đó, một số bang chỉ trợ cấp cho các gia đình có thu nhập thấp hoặc ở vùng xa xôi hẻo lánh.

Bên cạnh đó, nhiều nước như Italy, Anh, Mexico… xe buýt nhỏ (minibus) là phương tiện hữu dụng để đưa đón học sinh.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh giao thông phức tạp, nhu cầu đưa đón học sinh bằng xe buýt đang ngày càng gia tăng.

TS Trần Hữu Minh – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết:

“Dịch vụ xe buýt đưa đón học sinh chúng tôi cho rằng là vô cùng cần thiết bởi vì xã hội đang tốn rất nhiều thời gian và công sức của các bậc phụ huynh để đưa đón học sinh. Nếu chúng ta có một dịch vụ xe buýt tin cậy, chất lượng tốt, an toàn thì tôi chắc chắn là các bậc phụ huynh sẽ khuyến khích con em mình đi xe buýt. Và điều đó sẽ giúp giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm, giảm tai nạn giao thông, rất nhiều lợi ích. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, trong thời gian nghỉ hè (cuối tháng 5 đến đầu tháng 9), nhu cầu đi lại giảm 9-10%”.

Trong điều kiện hạ tầng giao thông hiện nay, có thể cân nhắc sử dụng xe buýt cỡ nhỏ đưa đón học sinh, đặc biệt các khu vực có dân cư tập trung như các khu đô thị, khu chung cư cao tầng…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Thắng - Giám đốc Công ty du lịch và vận tải Anh Thắng cho rằng: Để thành công, cần phải có cơ chế của Nhà nước, của Thành phố; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào minibus. Hiện doanh nghiệp chưa thấy rõ chính sách, cơ hội để đầu tư vào loại hình vận tải này.

Do đó, cơ quan quản lý cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng chính sách phù hợp với những ưu đãi riêng dành cho loại hình vận tải này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //