Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xây dựng vành đai 3: Khó cũng phải làm ngay, làm sớm

Phóng viên - 12/01/2022 | 15:24 (GTM + 7)

Tuyến đường vành đai 3 là 1 trong những dự án giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được chính phủ phê duyệt cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay, tiến độ triển khai còn khá chậm.

Hiện việc đầu tư các tuyến đường vành đai ở mức cao, cơ chế nào để tìm thêm nguồn lực đầu tư bên cạnh nguồn vốn công... đang là những vấn đề đặt ra để thúc đẩy tiến độ dự án.

Trong thời gian qua, Chính phủ và địa phương đã liên tục làm việc với quyết tâm hoàn thành dự án này dù chi phí đầu tư cao. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc xây dựng dự án Vành đai 3 bắt buộc phải có ngân sách tham gia và cần nhanh chóng triển khai càng sớm càng tốt

Dự án Vành đai 3 dài hơn 90km chạy qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 4 đoạn lớn: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22 - Bến Lức. Hiện tỉnh Bình Dương đã đầu tư hoàn thành 15,3km với 6 làn xe. Ngoài ra, trên đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch hiện dự án thành phần 1A, dài 8,75 km từ Tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dùng vốn ODA sắp khởi công.

Giai đoạn một, Vành đai 3 được nghiên cứu đầu tư dài 76km còn lại, khi hoàn thiện sẽ có 8 làn cao tốc, vận tốc 100 km/giờ và đường song hành hai bên. Dự án ước tính tổng mức đầu tư hơn 83.000 tỉ đồng. Việc giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện từ giai đoạn này theo quy mô hoàn chỉnh.

Cụ thể, trong tổng mức đầu tư giai đoạn một, chi phí giải phóng mặt bằng gần 47.000 tỷ đồng (chiếm 56%), hơn 36.000 tỷ đồng còn lại dành cho chi phí xây dựng, đường song hành hai bên...

Để thực hiện dự án, TP.HCM cùng các tỉnh, thành có đường Vành đai 3 đi qua đã có văn bản đề xuất Chính phủ hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương. Trường hợp vốn ngân sách Trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, các địa phương đề xuất Trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng. Riêng phần xây lắp các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế từng nơi.

Ông Cao Tiến Dũng (chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) cho rằng, việc xây dựng dự này này bắt buộc phải có ngân sách tham gia và cần nhanh chóng triển khai càng sớm càng tốt.

“Đồng Nai cũng đã chuẩn bị trong cái quy hoạch, tính toán cái việc khai thác quỹ đất lợi thế 2 bên đường, vì cái đường này mở mới nên chúng tôi quy hoạch được khá nhiều. Các chỉ đạo của địa phương đối với công tác chuẩn bị xây các khu tái định cư thì trong kế hoạch năm 2022 thì chúng tôi đã có chuẩn bị”.

Tiến sỹ Chu Công Minh (chuyên ngành cầu đường của Đại học Bách Khoa TP.HCM), nhìn nhận việc xây đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa hình, số làn xe... Nhưng điều chắc chắn là chi phí làm đường ở đô thị luôn tốn kém hơn khu vực nông thôn, bởi giá đền bù, giải phóng mặt bằng cao và thường chiếm khoảng 50% vốn đầu tư công trình.

Theo Tiến sỹ Minh, việc triển khai dự này cần phải nhanh hơn và có thể tính toán lại phương án xây dựng để giảm chi phí.

Gỡ sớm không chỉ tìm thêm nguồn vốn đầu tư đường vành đai 3 mà tới đây hàng loạt dự án quan trọng như đường cao tốc, vành đai 4, đường sắt... cũng đang cần huy động nguồn lực tư nhân (Ảnh: VGP)

Tại buổi làm việc mới đây với các tỉnh thành nằm trong dự án vành đai 3, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương cần đặc biệt quan tâm để lập tức đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên theo phó thủ tướng, kinh phí đầu tư 76 km còn lại của Vành đai 3 khoảng 83.000 tỉ đồng, tức mỗi km hơn 1.000 tỉ đồng là quá cao.

Vì vậy, các bên cần tính toán lại, bởi không cẩn thận dẫn tới việc dự trù sai, không đúng chủ trương đầu tư.

Về kinh phí, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh Trung ương đã chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho địa phương và tập trung huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các công trình. Đặc biệt, hiện UBND TP.HCM được Chính phủ giao chủ trì chuẩn bị trình dự án đường Vành đai 3, phấn đấu hoàn tất hồ sơ và trình Chính phủ vào tháng 2-2022 trước khi trình Quốc hội.

“Tôi đề nghị cho rà soát kỹ, cả về phương thức, có thể có những đoạn PPP được thì tư vấn phải đề xuất cho theo hình thức đó và có thể có những đoạn thì chúng ta dùng 100% ngân sách. Phải mời tư vấn vào, xem xét lại tổng mức đầu tư, cả về đền bù, cả về kinh phí xây dựng. Đền bù xem nó đã xác đáng chưa, chính xác chưa, cái chi phí xây dựng đã chính xác chưa, tất cả cái đó phải tính toán kỹ”.

Liên quan việc triển khai thủ tục, UBND TP.HCM kiến nghị Phó Thủ tướng và các bộ ngành liên quan hỗ trợ TP.HCM và các địa phương hoàn chỉnh hồ sơ. Về phương thức đầu tư, chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, đoạn thuận lợi sẽ thực hiện theo hình thức PPP. TP.HCM sẽ làm việc lại với các địa phương để tính toán và trình phương án phân kỳ đầu tư phù hợp.

“Cái hướng thì sẽ chuyển cái nghiên cứu là dùng nguồn vốn là ngân sách trung ương và địa phương. Trong đó, nếu như có những đoạn thuận lợi thì PPP và sẽ rà soát kỹ lại chi phí giải phóng mặt bằng, cũng như là chi phí xây lắp...”

Các chuyên gia giao thông cho rằng cần nhanh chóng hoàn thiện về cơ chế PPP để tạo sự yên tâm đối với nhà đầu tư. Gỡ sớm không chỉ tìm thêm nguồn vốn đầu tư đường vành đai 3 mà tới đây hàng loạt dự án quan trọng như đường cao tốc, vành đai 4, đường sắt... cũng đang cần huy động nguồn lực tư nhân.

Ngoài ra, nếu tính toán khai thác các quỹ đất hai bên và tính toán chi phí cơ hội khi tuyến đường được đưa vào sử dụng sớm thì sẽ cân đối lại được mức chi phí "khủng".

Khép kín được Vành đai 3 tức là hoàn chỉnh được mạng lưới logistic sôi động nhất nước và chắc chắn sẽ khiến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực tăng nhanh theo cấp số nhân (Ảnh: VnEconomy)

Tiếp tục luận bàn về vấn đề này, hãy đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận có tiêu đề: “Vành đai 3 – khó cũng phải làm ngay, làm sớm!” 

Dù chưa nên vóc nên hình đầy đủ nhưng tuyến Vành đai 3 qua 4 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và TP.HCM chắc chắn sẽ là động mạch giao thông vô cùng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là “con đường tơ lụa mới” gài gần 16km thuộc đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn được tỉnh Bình Dương hoàn thành, đưa vào khai thác vài năm qua đã thực sự là bàn đạp hữu hiệu cho địa phương này bật cao hơn, nhảy xa hơn.

Tiềm năng là vậy, hiệu quả là vậy nhưng để có thể hoàn chỉnh hơn 89,3km toàn tuyến Vành đai 3 là bài toán không dễ tìm lời đáp.

Có quá nhiều “nan đề” mà các bên liên quan đang phải đối mặt như suất đầu tư quá cao (khoảng 1000 tỷ đồng/km) khiến cho việc thu hút các nhà đầu tư theo hình như PPP trở nên khó khả thi; dự án chưa thuộc danh mục công trình cấp bách nên khó có thể được ưu tiên bố trí vốn lớn; nguồn lực của các địa phương có dự án đi qua là khác nhau và nhất là công tác giải phóng mặt bằng tiềm ẩn nhiều phức tạp…

Và trên thực tế, đây chính là những “trở lực” khiến dự án ì ạch suốt nhiều năm qua, thậm chí vài thời điểm còn được xem là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Tuy vậy, dưới góc nhìn của các chuyên gia thì việc khép kín toàn tuyến Vành đai 3 không chỉ là việc “nên làm, cần làm” mà là việc “phải làm, làm ngay, làm sớm”.

Bởi theo thống kê của các cơ quan chức năng thì khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam được xem là “con gà đẻ trứng vàng” khi đóng góp đến hơn 40% GDP cả nước. Việc tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cho khu vực này không chỉ giải bài toán giao thông đơn thuần mà còn là trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho cả nước.

Ở góc độ chuyên môn thì việc làm sớm Vành đai 3 thời điểm này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí giải phóng mặt bằng về sau, không chỉ vậy còn tạo ra nhiều chi phí cơ hội do tuyến đường mang lại từ quỹ đất 2 bên.

Khép kín được Vành đai 3 tức là hoàn chỉnh được mạng lưới logistic sôi động nhất nước và chắc chắn sẽ khiến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực tăng nhanh theo cấp số nhân.

Vốn dĩ là những địa phương bị “tàn phá” nặng nề nhất bởi cơi bão mang tên COVID-19, nên hơn lúc nào hết TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang rất cần một cú hích để trở lại đường đua tăng trưởng. Và việc thúc đẩy sớm dự án Vành đai 3 là một cơ hội không thể tốt hơn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //