Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xác định sức khỏe tâm thần không thuộc chức năng của CSGT

Nguyễn Yên - 14/07/2022 | 17:09 (GTM + 7)

Phòng CSGT CATP Hà Nội mới đây phối hợp với Công an quận, huyện, thị xã và các đơn vị chức năng xác định có khoảng hơn 4.000 người bị bệnh tâm thần. Từ đó CSGT kiến nghị Sở GTVT không cấp GPLX cho các trường hợp này, nếu trường hợp nào đã được cấp, sẽ phải tiến hành thu hồi.

Tuy vậy, dư luận băn khoăn trước việc, CSGT có thể xác định một người bị bệnh tâm thần, không đủ điều kiện cấp GPLX được hay không? điều này liệu có phù hợp chức năng nhiệm vụ?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với Thượng tá, Tiến sĩ Đoàn Văn Báu - Phó Trưởng khoa Tâm lý, Trường Đại học An ninh nhân dân.

 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa

PV: Theo ông, lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông trong quá trình làm nhiệm vụ có khả năng phát hiện người bệnh tâm thần điều khiển phương tiện không?

Tiến sĩ Đoàn Văn Báu: Lực lượng CSGT hay Thanh tra giao thông rất khó để phát hiện một người có sức khỏe tâm thần như thế nào, để kiến nghị cơ quan chức năng thu giấy phép lái xe.

Việc đấy gần như là không thể. Mà họ chỉ dựa vào các vụ việc mà tính chất, hậu quả, có giám định tâm thần để có thể đưa ra một kiến nghị nhất định và đó đã là khâu hậu quả đã xảy ra rồi thì mới xác định được.

Còn qua việc kiểm tra giấy phép lái xe, qua hành vi của mỗi người để xác định người đó có đảm bảo sức khỏe tâm thần không thì không thuộc chức năng của CSGT, rất khó để họ có thể xác định được điều đó,

PV: Vậy, theo ông đâu là những "kẽ hở" khi người bệnh tâm thần vẫn được cấp giấy phép lái xe?

Tiến sĩ Đoàn Văn Báu: Tôi trực tiếp đi làm phiếu khám sức khỏe lái xe thấy bất cập là có những trường hợp không cần đi khám thì Trung tâm đào tạo lái xe vẫn có dịch vụ để chỉ cần đưa tên và ảnh rồi họ tự điền các thông tin về sức khỏe.

Có những trường hợp đến phòng khám nhưng việc khám qua loa, vì vậy việc khám sức khỏe để đảm bảo một người có thể tham gia giao thông an toàn thì còn nhiều hạn chế.

Đây là hạn chế rất lớn có thể dẫn tới hậu quả về an toàn giao thông.

PV: Những giải pháp nào theo ông cần triển khai để không "bỏ lọt" việc cấp GPLX cho người bệnh tâm thần?

Tiến sĩ Đoàn Văn Báu: Nó mang tính hệ thống chứ không riêng gì trách nhiệm của cơ quan y tế.

Tất cả chúng ta, những người bình thường cũng có khi xuất hiện triệu chứng tâm thần nhưng ở đây là những người có triệu chứng tâm thần nặng và không có khả năng điều khiển phương tiện giao thông.

Việc này để xác định qua phiếu khám sức khỏe cho giấy phép lái xe hiện nay thì không thể xác định được.

Do đó, đòi hỏi những quy định chặt chẽ như liên thông về thông tin, như một người có dấu hiệu tâm thần đi khám tại một bệnh viện thì thông tin đó phải được cập nhật tới những đơn vị cấp giấy phép lái xe để họ xem xét những trường hợp này.

Tâm thần có nhiều mức độ, nặng nhẹ khác nhau nên Bộ Y tế cần quy định cụ thể và đưa vào Luật để xác định những người đủ điều kiện được cấp GPLX.

Có như vậy mới đảm bảo an toàn từ khâu khám sức khỏe để cấp GPLX đến việc kiểm soát thái độ, hành vi của họ khi điều khiển phương tiện.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //