Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vụ sập dầm cầu bộ hành: Trách nhiệm như quả bóng đang bị các bên chuyền qua chuyền lại

Phóng viên - 27/11/2019 | 7:37 (GTM + 7)

Sự cố sập dầm cầu vượt bộ hành đoạn qua khu du lịch Suối Tiên chỉ ra hàng loạt những bất cập trong công tác quản lý, điều hành cũng như phê duyệt, thi công dự án. Chỉ khi nào văn hóa chịu trách nhiệm không còn là một thứ xa xỉ thì mới có thể mong cầu một

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vụ sập dầm cầu bộ hành: Trách nhiệm như quả bóng bị chuyền qua chuyền lại
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Khoa Nam

Rạng sáng ngày 13/11/2019, xe container loại 40 feet mang BKS 51D - 364-34 do tài xế Phan Quang Hưng (35 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) chở thùng container lưu thông trên quốc lộ 1 hướng từ Đồng Nai về trung tâm TP.HCM. Khi đến trước khu du lịch Suối Tiên thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức thì xảy ra sự cố khiến một phần dầm bêtông cầu vượt bộ hành hầm chui xa lộ Hà Nội rơi xuống, đè lên thùng xe container.

Rất may, sự cố không gây thương vong về người nhưng làm xe container hư hỏng nặng và khiến giao thông gặp nhiều khó khăn.

Đáng chú ý là phần dầm cầu vượt bộ hành này vừa mới được lắp đặt trước đó vài tiếng. Được biết, dự án cầu vượt bộ hành số 1 qua xa lộ Hà Nội đã 2 lần di dời với tổng khoảng cách là gần 14m so với vị trí ban đầu, và tại vị trí lắp đặt mới thì tĩnh không cầu thiếu từ 0,16 đến 0,33m so với tiêu chuẩn đề ra.

Không ít người đã thở phào nhẹ nhõm bởi đây là một trong những tuyến đường huyết mạch có mật độ phương tiện lưu thông dày đặc, chỉ cần sự cố xảy ra vào giờ cao điểm thì thiệt hại về tính mạng con người hẳn sẽ còn khủng khiếp hơn.

Đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Thành Nam - Giám đốc công ty cổ phần đầu tư và xây dựng xa lộ Hà Nội cho biết sau khi sự cố xảy ra đã cho thay thế hàng loạt nhân sự như chỉ huy trưởng công trường, giám sát tác giả, tư vấn giám sát hiện trường, cán bộ kỹ thuật thi công.

Theo ông Nam thì trách nhiệm thuộc về đơn vị tư vấn giám sát là Công ty cổ phần Tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long vì thiếu kiểm tra các số liệu trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công giữa phần cầu và đường; ngoài ra đơn vị thi công là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc cũng phải chịu trách nhiệm khi cho phương tiện lưu thông mà chưa kiểm tra tĩnh không cầu sau khi lắp đặt.

Ông Nguyễn Thành Nam cho biết thêm:

"Xảy ra sự cố thì phải tạm ngưng. về nguyên tắc là phải khảo sát lập phương án, chủ đầu tư giao cho đon vị tư vấn thiết kế khảo sát lập hồ sơ thiết kế phương án điều chỉnh khắc phục sự cố để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật rồi trình Sở GTVT xem xét. Sau khi được chấp thuận thì mới triển khai khắc phục".

Được biết, cầu bộ hành này trước đây thuộc dự án nút giao Đại học Quốc Gia, do khu quản lý giao thông đô thị số 2 làm chủ đầu tư, sau đó bổ sung vào hợp phần BOT xa lộ Hà Nội. Khi chuẩn bị triển khai thì vướng trụ của tuyến metro số 1 nên chủ đầu tư đã đề xuất và được phê duyệt dịch chuyển đi khoảng hơn 4m so với ban đầu.

Đến khi cắm cọc định vị chuẩn bị triển khai ngoài công trường thì gặp sự phản đối của người dân nên chủ đầu tư tiếp tục đề nghị dịch chuyển lần 2 với khoảng cách hơn 9m nữa và đã được Sở GTVT đã thống nhất về mặt chủ trương.

Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TPHCM thì chủ đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm chính vì chưa hoàn thành các thủ tục tiếp theo để tổ chức thẩm định phê duyệt lại tại vị trí mới.

"Việc này trách nhiệm đầu tiên là của chủ đầu tư và tư vấn giám sát, nếu như họ làm tốt và đúng vai trò thì đã không xảy ra sự cố này. Về quản lý nhà nước thì sắp tới chúng tôi sẽ chấn chỉnh các đơn vị này, xử phạt nghiêm theo quy định pháp luật và đưa ra bài học kinh nghiệm. Sắp tới sẽ giao cho thanh tra và trung tâm quản lý giao thông đường bộ để phối hợp chặt chẽ hơn".

Một phần công trình với các khối bê-tông bị kéo đổ, đè bẹp thùng container
Một phần công trình với các khối bê-tông bị kéo đổ, đè bẹp thùng container. Ảnh: Khoa Nam

Dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra nhưng có thể thấy chính những bất cập trong công tác quản lý, phê duyệt, thẩm định, điều chỉnh thiết kế, giám sát thi công…đã trực tiếp dẫn đến sự cố này. Điều đáng nói là các bên liên quan thay vì nhận trách nhiệm lại tìm cách đá quả bóng trách nhiệm ra khỏi chân mình.

Tình trạng này đã khiến không ít người tỏ ra bức xúc.

"Bất kể thế nào thì mình là chủ đầu tư, chủ phương tiện hay lái xe thuê cho doanh nghiệp cũng vậy, mình phải chịu trách nhiệm với cái xe đó hay với con đường mình đang thi công chứ không tránh né được".

"Việc trốn tránh trách nhiệm trước tiên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế rất lớn cho nhà nước, hai là ảnh hướng đến đời sống bà con cũng như các phương tiện qua lại trên đường".

"Bây giờ phải tìm ra hướng giải quyết chứ không phải đá qua đá lại, mình sai thì phải nhận chứ né tránh thì không bao giờ phát triển được".

"Theo tôi thì việc đổ trách nhiệm này xảy ra ở mọi lĩnh vực chứ không riêng gì giao thông. Ai cũng sợ trách nhiệm, sợ bị trừng phạt có khi đến tù tội hay mất chức, mất ghế".

Theo Tiến sĩ Đoàn Văn Báu thì tại các nước phát triển trên thế giới, khi xảy ra sự cố dù lỗi thuộc về bất kỳ bộ phận nào thì trước tiên cơ quan chủ quản, người đứng đầu ngành sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm thậm chí là từ chức. Ngược lại ở nước ta, thay vì lên tiếng nhận trách nhiệm thì một bộ phận cán bộ quản lý lại có xu hướng tránh né, tìm lý do để đổ lỗi cho thuộc cấp hoặc các bên liên quan. Hiện tượng này đã không còn quá hiếm hoi mà thậm chí có xu hướng phổ biến không chỉ trong lĩnh vực giao thông vận tải mà còn ở nhiều ngành nghề khác.

Tiến sĩ Đoàn Văn Báu cho rằng trong rất nhiều vụ việc cụ thể đã không có một cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm mà thường là sự tránh né, tìm cách đổ lỗi cho bên thứ ba thậm chí là đổ lỗi cho điều kiện khách quan như thiên nhiên thời tiết…

"Họ sẽ đổ lỗi cho khách quan sau đó dổ lỗi cho người khác, nếu như không thể đổ lỗi cho ai khác họ sẽ nhận sơ sót, khi không thể nhận sơ sót nữa thì họ sẽ nhận do năng lực yếu kém. Đó là một tâm lý khá là phổ biến, nếu vẫn tiếp tục tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, rất khó giải quyết. Đây là do cơ chế quản lý của chúng ta có vấn đề nên mới tạo ra cái tâm lý đó".

Trách nhiệm hay quả bóng? 

Sự cố sập dầm cầu vượt bộ hành đoạn qua khu du lịch Suối Tiên một lần nữa chỉ ra hàng loạt những bất cập trong công tác quản lý, điều hành cũng như phê duyệt, thi công dự án. Đó còn là biểu trưng cho thói quen né tránh trách nhiệm của một bộ phận các đơn vị và cá nhân trong bộ máy nhà nước.

Chỉ khi nào mà văn hóa chịu trách nhiệm không còn là một thứ xa xỉ thì mới có thể mong cầu một sự đổi mới trong quản lý, điều hành và thực thi công vụ.

 cầu vượt bộ hành số 1 trên xa lộ Hà Nội thi công mà không có hồ sơ thiết kế được thẩm định phê duyệt để rồi xảy ra sự cố.
Cầu vượt bộ hành số 1 trên xa lộ Hà Nội thi công mà không có hồ sơ thiết kế được thẩm định phê duyệt để rồi xảy ra sự cố. Ảnh: Thanh niên

Chắc chắn không ít người tỏ ra hoang mang thậm chí phẫn nộ trước thông tin cầu vượt bộ hành số 1 trên xa lộ Hà Nội thi công mà không có hồ sơ thiết kế được thẩm định phê duyệt để rồi xảy ra sự cố. Phải chăng chủ đầu và các đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát hay phụ trách thi công cố tình phớt lờ các quy định của nhà nước trong xây dựng công trình giao thông. Còn đơn vị quản lý nhà nước vì quá bận rộn mà thiếu kiểm tra, bỏ qua một thủ tục quan trọng để dự án được vận hành.

Cho dù lý do có là gì thì trách nhiệm rõ ràng thuộc về tất cả các bên. Thế nhưng cho đến thời điểm này, các bên liên quan đến sự cố này đang xem trách nhiệm như một quả bóng rồi chuyền đi chuyền lại sao cho nó không nằm trong chân mình.

Né tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, cho điều kiện tự nhiên, cho số phận… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một tâm lý phổ biến của toàn xã hội. Khi mà căn bệnh thành tích ngày một trầm kha thì ai cũng muốn giành phần tốt nhất cho mình và đẩy bất lợi cho người khác, nó không chỉ ảnh hưởng trong chỉ đạo, điều hành, trong đánh giá cán bộ, mà còn gây mất niềm tin trong nhân dân.

Nguy hiểm hơn là đã và đang trực tiếp gây ra nhiều bất ổn xã hội cũng như kéo lùi sự phát triển đất nước trong tiến trình chung của nhân loại.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục học, tâm lý học thì căn bệnh đổ lỗi được hình thành từ nhỏ, nó ảnh hưởng từ cách sống cách ứng xử của cha mẹ, thầy cô và lớn dần theo sự hình thành thể chất và đeo đẳng con người cho đến hết cuộc đời.

Căn bệnh đổ lỗi tuy không làm chết người, nhưng nó làm hư hoại tâm hồn, trí tuệ, càn bước đường phát triển của cá nhân và cộng đồng, rất cần mọi người quan tâm và chung tay khắc phục!

Người lớn, các bậc phụ huynh cần ý thức xây dựng thói quen tự chịu trách nhiệm cho trẻ nhỏ bằng chính văn hóa “không đổ lỗi” của mình. Xã hội cần ủng hộ những lời “nhận sai” và tạo điều kiện cho các cá nhân sai phạm có cơ hội sửa chữa. Hơn hết, từng cá nhân cần hạn chế tối đa việc đổ lỗi cho người khác bởi như vậy sẽ không nhận ra được sai lầm để sửa sai cũng như từ bỏ cơ hội để thay đổi bản thân mình.

Chỉ khi nào văn hóa “tự nhận lỗi” không còn là xa xỉ thì tinh thần trách nhiệm trong xã hội mới được nâng cao, đất nước mới có cơ hội được thay đổi và phát triển.

Riêng đối với các định chế pháp luật cũng phải hoàn thiện, phân định rõ trách nhiệm để không ai được quyền và được phép đổ lỗi cho nhau; trong đó đặc biệt là đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần định lượng đầy đủ cụ thể quyền hạn và nghĩa vụ từ lãnh đạo đến cán bộ công chức để khi xảy ra bất cứ vấn đề gì thì người chịu trách nhiệm chính  phải bị kiểm điểm, xử lý; tránh chung chung; trách nhiệm trở thành quả bóng đá qua đá lại;các sai sót, sự cố lại tiếp tục lại tái diễn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //