Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Việt Nam có nguy cơ trở thành quốc gia có dân số già

Phóng viên - 04/01/2022 | 15:17 (GTM + 7)

Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng do 2 yếu tố cơ bản, một là mức sinh giảm xuống, thứ hai là tuổi thọ của người dân ngày càng cao. Từ năm 1960 đến nay tuổi thọ trung bình của người VN đã tăng lên 33 năm và sẽ tiếp tục tăng.

Pháp lệnh Dân số được ban hành năm 2003, sửa đổi năm 2008 là cơ sở pháp lý cao nhất trong lĩnh vực dân số, đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác dân số. Cụ thể, tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu; cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực; chất lượng dân số được cải thiện và tuổi thọ trung bình tăng nhanh...

Tuy nhiên, mức sinh giữa các vùng còn chệnh lệch; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh; tỉ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với việc già hóa dân số; chất lượng dân số còn thấp…

Để giải quyết toàn diện công tác dân số trong tình hình mới, cần xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân số để giải quyết vấn đề dân số một cách toàn diện, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế xây dựng Luật Dân số. Dự thảo có những điểm nổi bật nào? Những quy định trong dự thảo liệu đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay về công tác dân số?

Mức sinh hiện nay giữa các vùng có sự chênh lệch lớn (Ảnh minh hoạ: Quang Hùng)

Dự thảo Luật Dân số được bố cục với 9 Chương và 53 Điều, so với Pháp lệnh Dân số hiện hành có khá nhiều điểm mới.

Một trong những điểm đáng chú ý là quyền tự quyết trong vấn đề sinh sản đã được thay đổi căn bản. Theo đó “cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt”. Đây là quy định được xã hội và người dân đặc biệt quan tâm, nghĩa là sẽ không quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân được “sinh một hoặc hai con” như hiện nay.

Quy định này phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân; tương thích với các Điều ước quốc tế liên quan đến dân số mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với các cam kết chính trị mà Việt Nam đưa ra tại các diễn đàn quốc tế. Quy định này cũng sẽ góp phần hạn chế tình trạng mức sinh xuống quá thấp không thể vực lên như ở một số quốc gia; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và cải thiện chất lượng dân số.

Chất lượng dân số cũng là một nội dung có nhiều đổi mới trong dự thảo Luật Dân số, tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề chăm lo chất lượng dân số của dân tộc ta ngay từ rất sớm và xa. Theo đó, các chính sách tập trung nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới. Với các giải pháp trọng tâm như: Tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Đây là những vấn đề trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng dân số, cần có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Để thích ứng với già hoá dân số, dân số già, dự thảo Luật cũng đã bổ sung các quy định liên quan đến biện pháp hướng tới những người ở lứa tuổi trung niên trong việc chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, nhận thức, tài chính, sức khỏe trước khi gia nhập hàng ngũ “tuổi già”.

Dự thảo luật cũng quy định rõ trách nhiệm phải lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tức là tất cả các kế hoạch phát triển phải quan tâm và tính đến các yếu tố dân số. Đây là quy định cần thiết để thể chế hoá Nghị quyết của Đảng, mặc dù trước đây Pháp lệnh Dân số đã từng đề cập vấn đề này nhưng tính pháp lý chưa cao.

Điều này thể hiện rõ ở nhiều kế hoạch được xây dựng nhưng không tính đến yếu tố dân số, đã gây nên những tổn thất về mặt kinh tế, xã hội.

Nâng cao chất lượng dân số là một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo (Ảnh minh hoạ: Quang Hùng)

Dự thảo Luật Dân số liệu có giúp giải quyết được những vướng mắc hiện nay trong công tác dân số?

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn ông Phạm Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng dự thảo luật này.

PV. Xin ông cho biết lý do, sự cần thiết và mục tiêu đặt ra khi ban hành Luật Dân số?

Ông Phạm Minh Sơn: Luật Dân số được ban hành bởi năm lý do sau.

Thứ nhất thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân số, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 21 về công tác dân số trong tình hình mới. Theo đó khẳng định quan điểm tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, phải giải quyết toàn diện các vấn đề về dân số.

Thứ hai, đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện hành. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ được hạn chế bởi luật, trong khi đó Pháp lệnh Dân số ban hành năm 2003 có những quy định liên quan về hạn chế quyền con người về việc sinh đẻ, vì thế cần có Luật quy định vấn đề này.

Thứ ba, yêu cầu giải quyết toàn diện đồng bộ vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số và chất lượng dân số phải được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với kinh tế xã hội. Tại thời điểm ban hành Pháp lệnh Dân số năm 2003 rất khác so với thời điểm hiện nay, nhiều vấn đề manh nha xuất hiện, nhiều vấn đề chưa xuất hiện và hiện nay nhiều vấn đề đã xuất hiện cần được giải quyết. Ví dụ như, chúng ta đã đạt mức sinh thay thế trong phạm vi toàn quốc nhưng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố và các vùng; mất cân bằng giới tính khi sinh đã tăng nhanh và rất nghiêm trọng, nếu tiếp diễn thì tình trạng nhập cô dâu nước ngoài và thiếu nguồn lực lao động cho đất nước.

Thứ tư ,Pháp lệnh Dân số ban hành trong thời điểm đó sứ mệnh đã được khẳng định. Tuy nhiên trước yêu cầu về công tác dân số trong tình hình mới cần phải khắc phục, sửa đổi những hạn chế của Pháp lệnh Dân số, quy định những giải pháp cụ thể, quyền trách nhiệm và cơ chế thực hiện của các chủ thể trong xã hội.

Thứ năm, bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số; phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước có nhiều thay đổi.

PV: Để nâng cao chất lượng dân số VN trong giai đoạn phát triển mới, dự thảo luật đã có những quy định cụ thể như thế nào?

Ông Phạm Minh Sơn: Nâng cao chất lượng dân số được xác định là một chính sách trọng tâm của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Và chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số.

Nhiều vấn đề dân số được đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác, Cơ quan soạn thảo đã thực hiện rà soát những khoảng trống về pháp luật, những vấn đề dân số ưu tiên để quy định trong dự án Luật Dân số. Đó là: Tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; nâng cao chất lượng dân số tại cộng đồng; bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số; sử dụng đồng bộ hệ thống truyền thông vận động, phục vụ cho công tác dân số.

Chúng tôi tin tưởng rằng nếu những giải pháp này được thông qua, chất lượng dân số của VN trong giai đoạn mới sẽ có những khởi sắc, đáp ứng được những chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng về công tác dân số, tạo ra nguồn lực để phát triển đất nước.

PV: Xin cảm ơn ông!

Các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh (Ảnh minh hoạ: Quang Hùng)

Liên quan đến quyền tự quyết trong sinh sản cũng như vấn đề già hóa dân số với tốc độ nhanh, các quy định trong Dự thảo Luật Dân số đã tập trung giải quyết các vấn đề này như thế nào?

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn GS. TS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Dân số,Gia đình và Trẻ em.

PV: Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Dân số, đó là quy định: “cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh”. Quan điểm của ông như thế nào về quy định này?

GS. TS Nguyễn Đình Cử: Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã đề cập các cặp vợ chồng có quyền tự do trong việc quyết định hành vi sinh sản của mình, đến năm 2008 điều này lại được thay đổi, quy định mỗi cặp vợ chồng được “sinh một hoặc hai con”.

Tuy nhiên, tình hình dân số hiện nay đã thay đổi căn bản, năm 2006 VN đã đạt mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có hai con phấn đấu từ năm 1961 đến nay và duy trì một cách vững chắc mức sinh thấp từ năm từ năm 2006 đến năm 2021.

Thứ hai, thế hệ đang trong độ tuổi sinh sản hiện nay có tới 90% ca sinh là phụ nữ thuộc độ tuổi từ 35 trở xuống, trình độ văn hóa cao. Thứ ba trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Thứ tư Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ về quyền con người, quyền này chỉ bị hạn chế khi nó xâm phạm lợi ích quốc gia.

Từ 4 điều kiện đó cho phép chúng ta quy định các cặp vợ chồng, có quyền tự do quyết định về thời điểm sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

PV: Vậy trong bối cảnh dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh chưa từng thấy, các quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Dân số lần này liệu có cải thiện và hạn chế được tình trạng này?

GS. TS Nguyễn Đình Cử: Già hóa dân số là xu hướng chung của thế giới, tức là càng phát triển thì tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số tăng lên, một số nước hiện nay lên đến 30-35% những người 60 tuổi trở lên và VN hiện nay khoảng 12% nhưng rồi nó sẽ tăng lên. Đó là quy luật khách quan không thể nào cưỡng được.

Bởi tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng do 2 yếu tố cơ bản, một là mức sinh giảm xuống, thứ hai là tuổi thọ của người dân ngày càng cao. Từ năm 1960 đến nay tuổi thọ trung bình của người VN đã tăng lên 33 năm và nó sẽ tiếp tục tăng.

Chủ trương của Đảng cũng như dự thảo luật lần này có những quy định để chúng ta duy trì mức sinh thay thế, như vậy nó có thể làm chậm lại quá trình già hóa. Theo cục thống kê đến năm 2038 VN sẽ trở thành một nước có dân số già, tức là 20% số người cao tuổi trở lên.

Theo tôi đường lối chính sách và luật pháp nên hướng tới thích ứng với một xã hội già hóa, thích ứng với quá trình già hóa và chủ yếu nhất là xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đồng thời đối với người trong độ tuổi lao động thì năng suất lao động phải thật cao để giải quyết tiếp tục tăng trưởng khi mà dân số phụ thuộc tăng lên.

PV: Xin cảm ơn ông!

Sau gần 20 năm thi hành, Pháp lệnh Dân số đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng cũng được ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 21 của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới.

Vì vậy, việc luật hóa Pháp lệnh và các chính sách của Đảng là hết sức cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác dân số trong thời gian tới.

# Dự thảo Luật Dân số đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

# Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

# Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

// //