Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vỉa hè mất khả năng thấm nước, mưa nhỏ cũng ngập tứ tung

Phóng viên - 07/06/2021 | 6:18 (GTM + 7)

Với việc nhiều tuyến phố đã được lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, thay lớp cát là một lớp xi măng, bê tông… khiến vỉa hè mất khả năng thấm nước, mưa nhỏ cũng ngập tứ tung và gây khó khăn cho việc đi lại. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chỉ nên sử dụng đá cho vỉa hè ở một số tuyến phố chính như tuyến phố có nhiều khách du lịch, cần có cảnh quan đẹp, chứ không nên triển khai đại trà ở tất cả các tuyến phố vì chất liệu đá cũng có nhiều nhược điểm, trong đó có khả năng thấm nước hạn chế

Không cần phải có kiến thức về chất lượng đá và kỹ thuật lát đá vỉa hè, là người dân thường tham gia giao thông, bằng trực quan, anh Hoàng Văn Trung ở  phố Hoa Bằng, Cầu Giấy (Hà Nội) cũng có thể nhận diện “thủ phạm” góp phần gây ngập úng cục bộ tại nhiều tuyến đường:

“Vừa rồi vỉa hè ở nhiều tuyến phố xung quanh nhà tôi được làm mới bằng đá với xi măng. Vỉa hè mới rất khang trang nhưng không hở chỗ nào nên nước mưa dồn hết xuống đường, không thoát kịp khiến phố Cầu Giấy bị ngập, chứ trước đây không bị ngập nặng thế”.

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, từ đầu tháng 3/2021 đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 4 trận mưa với cường độ từ 10 đến trên 100mm nhưng có tới 2 trận mưa khiến hàng loạt các tuyến đường bị ngập nặng.

Mặc dù Công ty Thoát nước Hà Nội cho rằng chưa có nghiên cứu chính thức về tác động của vỉa hè lát đá đến việc tiêu thoát nước mưa, nhưng nhiều chuyên gia đã khẳng định, so với những loại gạch lát vỉa hè trước kia thì dùng đá tự nhiên làm hạn chế rất lớn đến khả năng thấm nước.

Bởi khi lát vỉa hè bằng các loại gạch block, người ta sẽ tiến hành tạo mặt bằng, rải cát lên bề mặt rồi chèn gạch vào, biện pháp này tuy không bền nhưng đảm bảo được khả năng thẩm thấu nước bề mặt.

Còn khi lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, thay lớp cát là một lớp xi măng cát, bê tông… thì kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư TP Hà Nội cho rằng, việc này không khác gì là “tráng bể” cho vỉa hè và làm gia tăng áp lực lên hệ thống thoát nước vốn đã quá tải:

“Việc lát đá bằng lớp lót vữa xi măng làm khả năng thoát nước hoàn toàn bị triệt tiêu, khiến cơn mưa bình thường thì khả năng tự thấm không còn nữa mà dồn hết vào hệ thống cống nên tình trạng úng ngập cục bộ trong thời gian nhất định đã xảy ra”.

GS.TS Ngô Quang Đê, nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Lâm Nghiệp cũng đánh giá, những công trình lát đá vỉa hè mà diện tích dành cho thấm nước hầu như không có, thay vào đó là bê tông hóa sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của cây xanh:

“Nó không ảnh hưởng ngay mà nó chậm phát triển. Nên có chỗ thoát nước và thoát không khí trước đấy thì rễ cây mới hấp thụ được. Mình để đá trống nhưng dưới mà lát xi măng thì nước cũng không thoát được nên cả phần xi măng cũng cần để lỗ”.

GS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên khiến cho nước mưa không còn đường thoát. Trước đây, lát vỉa hè bằng gạch nên có thể thấm nước, bằng chứng là mưa nhỏ không đọng thành vũng.

Nhưng với vỉa hè lát đá thì mưa một chút, nước đã lấp loáng vỉa hè, đi không khéo là trượt ngã. Đặc biệt, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều nên càng không phù hợp. Theo GS. Vũ Trọng Hồng, bất cập này xuất phát từ khâu thiết kế, chưa tính hết khả năng tiêu thoát nước:

“Sai lầm của thiết kế chứ không phải thi công, lát vỉa hè như thế là không hợp lý, mà phải tính toán được với diện tích đất như thế cần thấm được bao nhiêu để đưa ra phần diện tích lát đá và xi măng, phần còn lại để cho cỏ. Cái này thuộc về thiết kế và nhà quản lý bởi nhà quản lý sẽ can thiệp vào thiết kế”.

Trước những ảnh hưởng không nhỏ của việc lát đá vỉa hè đến hệ thống thoát nước chung của Thành phố, theo TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội cầu đường Việt Nam, cần sớm có khảo sát, đánh giá, nghiên cứu cụ thể vấn đề này để có giải pháp phù hợp:

“Cái gì mới sau một thời gian làm đều cần có đánh giá. Thành phố mất gì mà không làm một cái báo cáo tổng hợp để xem cả Thành phố vừa rồi lát được bao nhiêu tuyến đường, đánh giá được hay không được những gì, tìm hiểu nguyên nhân vì nền ở dưới, chất lượng đá hay độ dày của đá để càng có điều kiện chỉnh trang sớm càng tốt”.

Ở một số nước trên thế giới thường kết hợp nhiều hình thức trang trí vỉa hè khác nhau để tạo nên sự phong phú, thu hút du khách chứ không nhất thiết đồng nhất một loại vật liệu. Vì thế, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, không cần thiết phải lát một loại đá giống nhau ở tất cả các tuyến phố.

Mặt khác, chỉ nên sử dụng đá cho vỉa hè ở một số tuyến phố chính như tuyến phố có nhiều khách du lịch, cần có cảnh quan đẹp, chứ không nên triển khai đại trà ở tất cả các tuyến phố vì chất liệu đá cũng có nhiều nhược điểm, trong đó có khả năng thấm nước hạn chế.

Đầu tư – thiết kế - thi công các công trình kiến trúc công cộng đòi hỏi cơ quan quản lý và lực lượng chức năng phải nâng cao tâm huyết và trách nhiệm thì vấn đề chỉnh trang đô thị của Thành phố mới mong đạt được hiệu quả tốt nhất

Chủ trương “mặc áo mới” cho vỉa hè nói riêng và bộ mặt đô thị nói chung là rất tốt, rất đáng mừng. Tuy nhiên, vỉa hè sau khi được đầu tư mới lại khó thoát nước là bài học cần rút ra kinh nghiệm cho việc quy hoạch, thiết kế, làm mới các công trình kiến trúc đô thị.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, chúng ta cần tăng cường trách nhiệm, tâm huyết cho những công trình này để Không thêm một lần “khó thoát”

Quá trình đô thị hóa khiến Thủ đô phải đối mặt với nhiều khó khăn đặc thù trong quá trình phát triển như dân số tăng cao, cơ sở hạ tầng quá tải và chưa đồng bộ... Những vấn đề ấy tạo áp lực rất lớn lên các công trình kiến trúc công cộng như hè đường, thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh… 

Thành phố Hà Nội đã có nhiều sự đầu tư vào quản lý quy hoạch, chú trọng vào thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời sửa chữa, làm mới các công trình kiến trúc đô thị giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.  

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chỉ riêng vỉa hè Hà Nội đã được thay đổi rất nhiều vật liệu, từ vật liệu gạch thiên nhiên cho đến các gạch lục giác, gạch con thoi, gạch xây chèn rồi mới nhất là vật liệu đá tự nhiên được sử dụng đồng bộ trên nhiều tuyến phố...

Lần nào, vật liệu cũng được “quảng cáo” là tốt hơn lần trước, song thực tế đều không bảo đảm về chất lượng, thậm chí là gây lãng phí và úng ngập.

Trong câu chuyện, Hà Nội “cứ mưa là ngập” thì vỉa hè được lát đá không phải là “thủ phạm” chính, nhưng khi các công trình kiến trúc đô thị, các khu chung cư, các hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung đều là bê tông và nhựa đường; trong khi các diện tích cây xanh, thảm cỏ, hồ nước bị thu hẹp, thì vỉa vè lát đá kín bưng là yếu tố cộng hưởng, góp phần chặn đi các con đường thẩm thấu nước mưa vốn đã rất eo hẹp.

Kèm theo đó là thời tiết thay đổi cực đoan do biến đổi khí hậu, những cơn mưa lớn kéo dài, vượt ngưỡng chịu tải của hệ thống thoát nước thành phố.

Vỉa hè và các công trình kiến trúc đô thị là những thành phần tạo nên bộ mặt đô thị. Để tăng cường hiệu quả, khắc phục những hạn chế hiện có, nhiều người dân Thủ đô và những người yêu mến Hà Nội đã chia sẻ góc nhìn về những điểm được và chưa được với chính quyền đô thị và mong muốn những góp ý đó giúp ích cho bộ mặt đô thị.

Ảnh: Quang Hùng

Vì thế, đằng sau những góp ý là cách tiếp nhận, giải quyết những góp ý để hoàn thiện những công trình này. Có chuyên gia đã khẳng định rằng, chỉ cần gạt bỏ tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm; tiếp thu kinh nghiệm từ các đô thị trong nước và nước ngoài; tôn trọng ý kiến đóng góp của nhân dân và các nhà khoa học, Hà Nội sẽ có những tuyến vỉa hè phù hợp với từng không gian, cảnh quan và tồn tại lâu bền.

Hơn nữa, các công trình kiến trúc công cộng như hè đường, thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh… khi sửa chữa, làm mới, thay đổi đều là những dự án lớn, tiêu tốn nhiều tiền ngân sách do người dân đóng thuế nên cần có những đánh giá, nghiên cứu kỹ càng để giảm bớt lãng phí và những hệ lụy cho đô thị cũng như tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.

Còn khi xem xét, đánh giá, phát hiện ra sai phạm hay lỗi như vỉa hè không thấm hút nước thì cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân là gì, giải pháp khắc phục ra sao? Phải quy rõ trách nhiệm từng cấp lãnh đạo, người đứng đầu tại địa bàn bởi dự án kém hiệu quả, lãng phí, gây úng ngập hơn thì không thể coi như không có gì xảy ra.

Đầu tư – thiết kế - thi công các công trình kiến trúc công cộng đòi hỏi cơ quan quản lý và lực lượng chức năng phải nâng cao tâm huyết và trách nhiệm thì vấn đề chỉnh trang đô thị của Thành phố mới mong đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Từ câu chuyện vỉa hè lát đá làm gia tăng ngập úng mùa mưa khiến cũng cho thấy công tác quản lí đô thị hiện đại cần phải phân định rõ ràng, minh bạch và rạch ròi giữa vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí, từng lĩnh vực để đô thị phát triển theo đúng mong muốn của chúng ta.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //