Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì tương lai đỡ cơ cực hơn cho trẻ em nghèo

Phóng viên - 20/11/2020 | 10:11 (GTM + 7)

Có một người thầy giáo đặc biệt, 10 năm được các em học sinh gọi bằng tiếng “Thầy” trìu mến mà vẫn không nhận mình là thầy. “Thực ra chữ Thầy cao quý lắm, tôi chưa làm được. Tôi chỉ là người đứng lớp truyền thụ kiến thức cho các em, chỉ mong tương lai các

Đó là lời tâm sự của anh Hoàng Trọng Khánh – người công nhân gieo con chữ cho học sinh nghèo ở quận 9, TP.HCM.  

Lớp học của thầy giáo Khánh

Con hẻm nhỏ ở đường 22, phường Phước Long B, quận 9, cứ gần 5 rưỡi chiều là lại ríu rít, nhộn nhịp hẳn lên. Tụi nhỏ mồ hôi mướt mải vội vã “Chào thầy Khánh”, “chào chú Khánh” rồi ngồi vào bàn ngay ngắn.

Lớp học cũng chính là căn phòng trọ, nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm, giờ đã có bàn ghế khang trang hơn nhiều năm trước.

Từ một túp lều tranh lụp xụp nằm cạnh một nghĩa trang tại khu Gò Mã, quận 9 với 3 học sinh, cái duyên đến với hai chữ “thầy giáo” cũng bắt đầu từ đó.

"Cơ duyên nó đến từ sự đồng cảm với những khó khăn của các bé khi các bé không có đủ lượng kiến thức để đến trường, không hiểu bài, không làm bài được và nghỉ học giữa chừng. Chính vì lẽ đó mà mình có ý định đưa các bé lại gần với nhau, dạy cho các bé những kiến thức, chỉ lại cho các bé cách học như thế nào để con đường học vấn của các bé không bị đứt quãng", anh Khánh tâm sự. 

Anh Khánh quê ở Thừa Thiên – Huế. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh chỉ có điều kiện học hết cấp 3. Nhưng anh luôn ấp ủ giấc mơ được trở thành một người thầy đứng trên bục giảng. Làm công nhân, công việc vốn vất vả, thu nhập chưa đủ để nuôi bản thân, nói gì đến chuyện mở một lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo.

Thời gian đầu, anh Khánh cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy. Anh còn phải cùng học với các em học sinh để tự mình nhớ lại kiến thức. Tan ca giờ làm, đến “ca” vào lớp. Đều đặn từ thứ 2 đến thứ 6, trời nắng cũng như trời mưa.

"Mình từng đọc một bài báo người ta nói rằng, ở TP.HCM hay ra TP làm 10 năm mà không có gì trong tay thì tốt hơn thì nên về quê đi. Nhưng mình nghĩ đó là mục tiêu sống của người khác. Còn mình nghĩ là những gì mình làm là mình dành yêu thương cho các bé. Có nhiều mình cho nhiều. Có ít mình cho ít", anh Khánh cho biết.

Anh Khánh luôn ấp ủ giấc mơ được trở thành một người thầy đứng trên bục giảng.

Vượt qua nhiều nghi ngại, nhiều người biết thông tin về lớp học ý nghĩa của anh mà cũng tình nguyện đến phụ anh dạy thêm các môn khác ngoài Toán, Tiếng Việt. Chị Trinh Bùi ngày nào cũng lặn lội hơn 20 cây số đến dạy tiếng Anh, chia sẻ: "Rất cảm động, hành động rất cao đẹp. Thầy bỏ ra thời gian, công sức 10 năm trời để dạy, đúng là một tấm lòng rất đẹp".

Từ đồng tiền lương ít ỏi, anh Khánh mua bảng phấn, quà bánh làm phần thưởng cho những học trò có thành tích tốt. Động lực nào để người “thầy” này vượt qua những rào cản, khó khăn?

"Đó chính là sự tiến bộ hàng ngày của các bé, kết quả các bé đạt được sau mỗi năm học hay hay từng ngày của các bé. Các bé đã không còn chuyện bỏ học giữa chừng hay tham gia các hoạt động không tốt. Sự cố gắng tiến bộ của các bé còn là niềm vui để mình yên tâm làm việc hàng ngày", anh Khánh nói.

Lớp học hiện tại của anh Khánh đã có hơn 40 học sinh, từ lớp 6 đến lớp 9. Bí quyết để dạy các em có độ tuổi khác nhau nhưng học trong cùng một lớp, nghe qua thật đơn giản.

"Khi mình dạy cho các bé thì các bé sẽ quen dần với thói quen tự lập, tự giác. Có nghĩa là khi chú giảng bài cho các anh chị thì các em cứ làm bài tập. Khi các anh chị hiểu lý thuyết xong rồi và làm bài tập, thì lúc đó các em nhỏ lại tiếp tục. Nó như thế thôi. Ở đây giống như là một tổ ấm của mình và các bé".

10 năm mở lớp, học trò của anh Khánh nay có em đã đỗ vào Đại học. Nhiều em học yếu kém trên trường sau khi được anh Khánh phụ đạo đã đạt học sinh khá, giỏi. Nhưng với anh Khánh, điều quan trọng nhất đối với một đứa trẻ không phải là điểm số, mà là sự tiến bộ từng ngày, là niềm vui mỗi lúc đến lớp.

"Tiến bộ vượt bậc luôn cô. Thầy giảng chút xíu nhưng thầy áp dụng vào bài tập nhiều nên có thể dễ hiểu hơn. Tặng thầy một câu chúc – và nhiều điều may mắn trong cuộc sống".

"Thầy dạy dễ hiểu. Thầy dạy nắm vững kiến thức xong thầy mới dạy qua bài khác chứ thầy không dạy kiểu như nhanh ấy xong qua bài mới luôn".

"Ngay đến mình cũng thế, học nó có vào thì mới ham học. Học không vào, đi cho có đi thì nhác (lười) học lắm. Thầy cũng rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất tình cảm".

Trong khu trọ của anh Khánh có nuôi một đàn gà. Anh bảo nuôi để thi thoảng cho tụi nhỏ ăn cải thiện, chứ không bán.

Ông Phạm Hồng Thái, Tổ trưởng Tổ dân phố 17, Khu phố 4, phường Phước Long B cho biết, lớp học của anh Khánh đã giúp các em nhỏ có thêm động lực để đến trường: "Ngay đến mình cũng thế, học nó có vào thì mới ham học. Học không vào, đi cho có đi thì nhác (lười) học lắm. Thầy cũng rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất tình cảm. Bà con trong đây cứ chọc, bảo lấy vợ đi, mà không chịu lấy…."

Thời gian rảnh, anh chăm đàn gà được nuôi dưới hầm khu trọ. Anh nuôi gà để có tiền thêm trang trải sinh hoạt và duy trì lớp học.

Ngày 20/11 năm nào anh cũng cho lớp nghỉ. Anh Khánh tâm sự: “Phụ huynh của các em hầu hết là công nhân nghèo, làm gì có tiền mua hoa, mua quà tặng thầy. Mình cốt trân trọng nhau ở tấm lòng thôi”.

"Nếu không có mình thì mình tin là trong xã hội này vẫn còn rất nhiều tâm huyết như thế. Cứ sống hết mình đi….", anh Khánh chia sẻ.

Năm 2019, anh Khánh đoạt Giải thưởng Tình nguyện quốc gia. Nhưng phần thưởng lớn nhất, có lẽ là sự chăm ngoan của học trò.

Ở tuổi gần 40, anh Khánh vẫn cặm cụi đi về một mình.

Giàu tiền, giàu bạc, không bằng giàu tình thương.

Lòng tốt cứ thế cho đi, mà không cần đáp lại…..

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //