Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao không giảm giá xếp dỡ tại cảng biển

Phóng viên - 18/04/2020 | 10:34 (GTM + 7)

Việc giảm giá xếp dỡ container sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam. Ở chiều ngược lại mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp này vẫn thu các phụ phí cao đối với doanh nghiệp xuất

Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Văn Công tại cuộc họp trực tuyến diễn mới đây về giá dịch vụ cảng biển và phí cảng biển.

Trong đó có nội dung quan trọng là Bộ Giao thông Vận tải không xem xét giảm giá dịch vụ xếp dỡ tối thiểu tại cảng biển.

Cụ thể, giá xếp dỡ container theo Thông tư 54/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt taị cảng biển Việt Nam hiện đã cao hơn so với trước đây, nhưng còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Do đó, việc giảm giá xếp dỡ container sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam. Ở chiều ngược lại mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp này vẫn thu các phụ phí cao đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Vì vậy quan  điểm của Bộ Giao thông Vận tải là không xem xét giảm giá dịch vụ xếp dỡ tối thiểu tại cảng biển đã quy định tại Thông tư 54/2018/TT-BGTVT.

Tại cuộc họp về giá dịch vụ cảng biển và phí cảng biển, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công hoan nghênh các đơn vị đã khẩn trương tham mưu các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội thích ứng với dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, do lĩnh vực hàng hải (giá dịch vụ, lệ phí) có tính chất đặc thù rất khác so với các lĩnh vực dịch vụ khác của nền kinh tế nên việc đề xuất được áp dụng giá dịch vụ cảng biển thấp hơn 30% so với mức giá dịch vụ tối theo quy định tại Thông tư 54/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải và giảm một số phí, lệ phí hàng hải cần được nghiên cứu kỹ và đánh giá tác động cụ tể những mặt được và chưa được so với lợi ích xã hội và công tác quản lý nhà nước.

Do đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Vụ Vận tải khẩn trương hoàn thành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2018/TT-BGTVT trình Bộ trưởng ban hành trong tháng 9 tới theo hướng tiếp tục tăng có lộ trình đối với giá dịch vụ xếp dỡ container; sửa đổi, bổ sung biểu khung giá dịch vụ hóa tiêu hàng hải, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo và dịch vụ lai dắt cho phù hợp với thực tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của nhà nước, khắc phục được các vướng mắc hiện nay.

Quang cảnh cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam làm việc với các Hiệp hội, các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan khuyến khích việc giảm giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ lai dắt trong phạm vi giá tối thiểu được quy định tại Thông tư 54/2018/TT-BGTVT tùy vào khả năng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.

Cũng theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài thực hiện nên việc giảm phí, lệ phí hàng hải sẽ đem lại lợi ích cho các hãng tàu nước ngoài, nhưng sẽ giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và chỉ hỗ trợ một phần nhỏ các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.

Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Vụ Tài chính nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để có kiến nghị với Bộ Tài chính.

Trước thông tin Bộ Giao thông Vận tải đồng ý không giảm giá bốc dỡ tối thiểu tại các cảng biển, ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Chiến lược phát triển và truyền thông - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chia sẻ, rất đồng tình với chia sẻ của Bộ vì bản thân Vinalines gồm nhiều cảng biển lớn cũng là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.

Nếu giảm dịch vụ này thì bản thân các cảng biển sẽ bị thiệt thòi, trong khi đó các doanh nghiệp vận tải trong nước không được hưởng lợi nhiều.

Bởi hiện nay việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài đảm nhận, nếu thực hiện giảm thì các doanh nghiệp này sẽ được ưu đãi nhiều nhất.

Do đó, việc Bộ Giao thông Vận tải đồng ý không giảm giá dịch vụ trên cũng là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp cảng biển vượt qua những thiệt hại từ dich COVID-19.

Trước đó, chiều 14/4, đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Chủ tàu, lãnh đạo Hiệp hội và các doanh nghiệp hoa tiêu thống nhất giảm giá dịch vụ này đến mức tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.

Theo đó, sẽ giảm 10% so với mức giá đang áp dụng hiện nay đối với tất cả tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa, bao gồm cả tàu thuyền và phương tiện VR-SB (tàu song pha biển). Thời gian thực hiện giảm giá trong 3 tháng, kể từ ngày 1/5/2020.

Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam chủ động nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải bị tác động bởi dịch COVID-19.

Tuy nhiên, một trong những đề xuất từ Cục Hàng hải Việt Nam gửi Bộ Giao thông Vận tải có đề xuất về việc giảm 30% giá dịch vụ bốc xếp container tại các cảng biển thì các Hiệp hội như: Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA) cùng các công ty cảng biển đã có văn bản cầu gửi Bộ Giao thông Vận xin không thực hiện đề xuất này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

// //