Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ?

Phóng viên - 26/08/2021 | 8:16 (GTM + 7)

Sau gần 2 tháng triển khai, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23/2021 của Chính phủ, do vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập, cần sớm được tháo gỡ...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cán bộ Phường 1, Quận 3 (TP Hồ Chí Minh) chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Sau 20 tháng gần như “tê tiệt” vì dịch, đến nay phần lớn số lao động của Công ty cổ phần du lịch Phương Đông Việt ở TP. Đà Nẵng phải nghỉ việc không lương, hiện đơn vị chỉ duy trì đóng bảo hiểm cho vài chục lao động cốt cán.

Ông Trịnh Bằng Có, TGĐ công ty chia sẻ: Rất kỳ vọng vào liều thuốc “trợ lực” từ gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế vẫn còn quá nhiều thủ tục, điều kiện ràng buộc khiến doanh nghiệp (DN) chưa thể tiếp cận:

DN không đủ tiêu chuẩn do không cắt bảo hiểm xã hội, điều đó là mâu thuẫn. Bởi rõ ràng anh em thất nghiệp nghỉ việc, không có lương, nhưng công ty hỗ trợ đóng bảo hiểm. Thực tế giãn cách mới áp dụng gói trợ cấp này mà khi giãn cách diễn ra mình đâu có ở thế chủ động, trong mùa loạn lạc đâu ai có thời gian để đi cắt lao động, mà trong gói trợ cấp đó một trong những yêu cầu là ngừng đóng báo hiểm. Còn vay lãi suất 0% thì hoàn toàn không vay được.  

Theo Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, dịch bệnh tấn công gần 2 năm qua khiến hầu hết doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch dịch vụ đóng cửa, số ít DN còn cầm cự với mục đích tu sửa cơ sở hạ tầng, chờ thời cơ hồi phục.

Vận tải hành khách cũng là lĩnh vực chịu nhiều tổn thương, đứt gãy qua 4 làn sóng dịch COVID-19. Theo ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Mai Linh Hà Nội, việc tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động đang gặp phải một số rào cản như: Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, phải hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 và phải có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Chính phủ cho phép kê khai danh sách người lao động lên để tiếp cận gói này, thế nhưng khi kê khai lên lại yêu cầu DN phải lấy xác nhận của bảo hiểm xã hội. Như vậy nếu muốn tiếp cận ngoài việc đăng kí kê khai thì DN phải trả hết nợ cũ (nợ BHXH), vậy thì vay được 4 đồng trả hết 3 đồng thà rằng tôi cứ nợ đấy cho xong. Đấy là những điều kiện không tưởng khiến DN không tiếp cận được.  

Những rào cản này cũng đang khiến hàng nghìn doanh nghiệp không thể tiếp cận gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ, đối mặt với nguy cơ phá sản:

Gói mà Chính phủ đưa ra cũng như những lần trước, có nhiều ràng buộc, nếu chỉ sơ suất một cái sau này có thể bị siết tội lợi dụng, cho nên ai cũng sợ, ráng đi vay nóng ở ngoài để trả vào cho khỏi nhảy nhóm.

Thực sự đối với ngành khách sạn nghỉ dưỡng không thấy được lối thoát, tương lai khó định đoán. Vì thế cần phải có những cái cân nhắc hơn về những điều kiện cho vay, bây giờ thủ tục quá nhiều DN không thể tiếp cận được.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định, điều kiện chủ sử dụng lao động phải hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn là không khả thi:

Vấn đề quyết toán thuế năm 2020 là không phù hợp, bởi theo Luật thuế thì không bắt buộc doanh nghiệp phải quyết toán thuế từng năm một mà có thể quyết toán thuế 3 năm một lần. Điều kiện đó trong thời điểm hiện nay không có tính phù hợp. 

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến nhiều doanh nghiệp "chết lâm sàng"

Thấu hiểu những khó khăn chồng chất của cộng đồng DN trong làn sóng dịch lần thứ 4, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đề nghị:

Trong thực hiện các biệp pháp giải cứu doanh nghiệp, tính thời điểm là cực kỳ quan trọng, nếu chậm 1 ngày hàng trăm ngàn DN có thể chết, sớm một ngày thì hàng trăm ngàn DN có thể hồi sinh. Vì thế thủ tục tiếp cận các gói hỗ trợ cần phải thật đơn giản, để triển khai thật nhanh, trợ giúp giải cứu DN. Trong thời điểm này phải áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chứ không thể quá cầu toàn cứng nhắc. 

Theo ông Lộc, bên cạnh chính sách tiền tệ mang tính chất giải cứu DN, Chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại cần bố trí các gói kích thích kinh tế theo hướng thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. 

Đồng quan điểm này, Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, Chính phủ cần sớm tháo gỡ các điểm nghẽn không chỉ giúp DN vượt khó trước mắt mà còn phải tính đến các giải pháp dài hạn giúp DN phục hồi, tránh đứt gãy hàng loạt.

Gói hỗ trợ DN lần này không chỉ vượt khó trong năm nay, mà còn phải xét đến khả năng còn những diễn biến phức tạp của dịch ít nhất là hết quý 1 năm sau  tiếp tục năm sau, để làm sao họ có lực để phục hồi thì thời gian hỗ trợ cần phải đủ dài. Thứ 2 cần thêm những gói hỗ trợ hoặc chuẩn bị đầu tư, phục vụ cho đà cải cách và bắt nhịp với xu thế mới.

Giải đáp thắc mắc của DN về vấn đề nợ xấu, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng khẳng định: 

Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 01 thành Thông tư 03 về việc không chuyển nhóm nợ của các DN bị ảnh hưởng trong quá trình dịch bệnh. Việc này tạo điều kiện cho DN vẫn có khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng đảm bảo nhập vật tư nguyên liệu để chuẩn bị sản xuất.  

Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục sửa đổi Thông tư 03 theo hướng cho phép DN được kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng, đến 30/6/2022; việc miễn, giảm lãi, phí cũng được gia hạn tương tự.

Trao đổi với VOVT Giao thông, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết:

Để tạo điều kiện cho DN, Bộ đang rà soát lại những vướng mắc hiện nay, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất với Chính phủ để sửa Quyết định 23 làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho DN. Và để bớt thủ tục xác nhận về quyết toán thuế sẽ bỏ điều kiện này.

Ảnh: Báo Đầu tư

Có lẽ chưa bao giờ cộng đồng DN Việt Nam khó khăn như hiện nay, hàng loạt DN chủ lực về xuất khẩu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã phải đóng cửa vài tháng nay do dịch COVID-19.

Hơn bao giờ hết, lúc này các hướng dẫn để thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ cần phải kịp thời và linh loạt, chặn đà phá sản hàng loạt, đưa kinh tế dần phục hồi: “Chính sách giải cứu, cần nhất là tính kịp thời”:

Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng năm 2021 cả nước có gần 79,7 nghìn DN  tạm ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 11,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 28 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể.

Đặc biệt, tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp xuất khẩu lớn nhất cả nước, nhiều nhà máy đã phải dừng hoạt động, những DN còn hoạt động công suất cũng giảm hơn một nửa.  

Vì thế nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ đạo như: chế biến nông, lâm, thủy sản; điện tử; dệt may; da giày… đang đối mặt với áp lực không giao hàng đúng thời hạn; nhiều khách hàng, đối tác đã dịch chuyển đơn hàng sang những nước khác, nơi dịch bệnh đã được khống chế. Với thực trạng “đứt gãy” sản xuất hiện nay không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm mà còn ảnh hưởng tới kế hoạch trung và dài hạn, đặc biệt là mùa vụ năm 2022. 

Để giải cứu doanh nghiệp, khôi phục sản xuất, thời gian qua Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó Nghị quyết 68 được ban hành hồi đầu tháng 7 được cho là rất kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch.

Thế nhưng sau gần 2 tháng triển khai, nhiều DN vẫn loay hoay không tiếp cận được nguồn vốn lãi suất 0% do một số vướng mắc trong Quyết định 23. 

Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn về vận tải chia sẻ, gần 2 năm qua công ty đã lỗ hơn 1.800 tỷ đồng, với hàng trăm phương tiện thiết bị nằm bãi, hàng nghìn lao động phải tạm hoãn hợp đồng và nghỉ việc.

Vì thế, DN không tránh khỏi nợ xấu; việc quyết toán thuế năm 2020 cũng không khỏi chậm trễ khi Hà Nội và các địa phương thực hiện giãn cách kéo dài, hạn chế đi lại. DN lớn còn khó tiếp cận, vì thế DN nhỏ không thể chạm tới cũng là điều dễ hiểu.

Trước những bất cập vừa nêu, dự kiến trong tuần này Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ sửa đổi một số điều trong Quyết định 23. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng đang gấp rút lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương sửa đổi Thông tư 03 theo hướng cho phép DN được kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng, gỡ vướng về vấn đề nợ xấu cho DN.

Với những hành động kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, hy vọng các chính sách sẽ được sửa đổi “thần tốc”, giúp DN vơi bớt khó khăn và “hồi sinh” sau đại dịch.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //