Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vaccine có phải điều kiện tiên quyết để trẻ em trở lại trường?

Phóng viên - 31/10/2021 | 20:05 (GTM + 7)

Từ tháng 11/2021, cả nước sẽ tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, bắt đầu từ độ tuổi cao, sau đó hạ thấp dần. Câu hỏi được đông đảo phụ huynh quan tâm lúc này là: Tiêm vaccine có phải điều kiện tiên quyết để học sinh trở lại trường học? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Anh Nguyễn Xuân Huy, trú tại quận Hà Đông, Tp.Hà Nội, chia sẻ, anh có ba con nhỏ, từ 2 đến 7 tuổi và rất ủng hộ việc tiêm vaccine cho các cháu nếu các điều kiện đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện mới có kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, nên ngày các con anh được đi học trở lại còn khá xa.

“Tôi đang rất băn khoăn việc khám sàng lọc trước tiêm, đối tượng nào đủ điều kiện sức khỏe để đi tiêm. Nếu sức khỏe không cho phép, có bệnh nền hay như thế nào đó thì trẻ không được quay lại học hay sao”

Lo ngại của anh Huy cũng giống nhiều phụ huynh khác, trong bối cảnh việc học online đang bộc lộ nhiều bất cập nếu kéo dài quá lâu, ví dụ như khả năng tập trung, thẩm thấu kiến thức, thiếu giao tiếp, tương tác trực tiếp làm mài mòn các bộ kỹ năng phát triển bình thường của trẻ.

“Nếu phụ thuộc quá nhiều vào vaccine, nhất là khi trẻ em là đối tượng ít bị ảnh hưởng bởi dịch, thì thành ra việc mở cửa trường học ngày càng xa vời. Thay vào đó, nên tập trung tiêm cho đối tượng nguy cơ cao, đảm bảo 5K, chuẩn bị năng lực y tế chữa bệnh cho trẻ nếu không may mắc. Như thế hợp lý hơn là phụ thuộc hoàn toàn vào khâu vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi”

Trong khi đó, các trường học từ mầm non lên phổ thông vẫn trong trạng thái mòn mỏi chờ mở cửa trở lại, còn chính quyền các địa phương tỏ rõ tâm lý phụ thuộc vào tỉ lệ tiêm vaccine cho học sinh, sau đó mới tính nối lại việc học tập bình thường. Theo thầy giáo Hà Xuân Nhâm, hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), nhà trường đã chuẩn bị tất cả những gì tốt nhất để sẵn sàng đón học sinh trở lại, nhưng vấn đề an toàn để mở cửa trường vẫn phụ thuộc vào các ban, ngành:

“Việc học trực tuyến thì có nhiều nội dung không thể thay thế được so với học trực tiếp nên học sinh cần đến trường càng sớm càng tốt. Chỉ có điều các em chưa được tiêm nên gia đình, tâm lý xã hội còn nhiều lo lắng. Nên đang mong mỏi, chờ đợi kế hoạch chung của thành phố như thế nào về việc tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh. Vẫn phải có ý kiến của bộ phận chuyên môn của ngành Y mới quyêt định học sinh quay trở lại trường hay không”

Trao đổi với VOV Giao thông, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định, ông đồng tình với quan điểm cho rằng, vaccine không phải điều kiện tiên quyết để mở lại trường học:

“Đấy không phải điều kiện tiên quyết để học sinh quay trở lại trường. Chẳng có nước nào đưa ra điều kiện như vậy cả. Bởi vì học sinh là đối tượng bị nhiễm rất ít, tỷ lệ tử vong thấp. Nên việc học thì nhiều nước vẫn tiếp tục, ngay cả trong thời gian dịch.

Bởi vì khi người lớn tiêm hết rồi, nhà trường đảm bảo điều kiện an toàn phòng chống dịch bệnh, thống nhất với phụ huynh về việc khi các em nhiễm thì như nào. Truyền thông tốt thì không cần phải tiêm vaccine rồi mới đi học. Thực tế nhiều tỉnh như Hà Tĩnh, Hải Phòng vẫn học bình thường, làm gì có điều kiện tiên quyết đâu”

Ảnh: Mạnh Hảo

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo, phát triển cộng đồng, vaccine chỉ có hiệu quả giảm khả năng mắc bệnh, giảm khả năng chuyển bệnh nặng nếu không may nhiễm. Một vế quan trọng khác là các hoạt động dự phòng, cần cả nhà trường, phụ huynh và các em học sinh thực hiện là 5K.

“Hiện Bộ Y tế đã có chương trình bao phủ vaccine. Cho nên câu chuyện của vắc xin là phải song song với câu chuyện vai trò trách nhiệm của bố mẹ. Vì có nhiều trường hợp trẻ em chống chỉ định hoặc có vấn đề không đảm bảo tiêm được. Vấn đề thứ hai là Bộ Y tế đã hướng dẫn từ lâu về các quy định 5K để phòng chống dịch Covid. Trách nhiệm của các bậc cha mẹ giáo dục con em mình tuân thủ quy định của Bộ Y tế và bản thân các bậc phụ huynh phải xem xét, chăm sóc, phát hiện sớm các dấu hiệu của con mình trước khi đưa con đến trường, báo với ngành y tế để có chẩn đoán, xét nghiệm”

Liên quan những băn khoăn, lo ngại của một số phụ huynh về tính an toàn, khả năng tác động lâu dài về mặt sinh học với trẻ em khi tiêm vaccine COVID-19, PGS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia khẳng định:

“Nhiều gia đình lo ảnh hưởng lâu dài, biến đổi gen gì không, tôi xin chia sẻ rằng, vaccine sử dụng cho trẻ em là vaccine có thành phần mRNA của Pfizer và Moderna đã được sự cho phép của Bộ Y tế Việt Nam. Thành phần mRNA của virus không tương tác với ADN trong cơ thể người, nên không có nguy cơ biến đổi gen, bệnh ung thư hay rối loạn vô sinh như các phụ huynh lo lắng, chúng tôi không thấy có mối liên quan tới các loại vắc xin của 2 nhà sản xuất này”

Theo hướng dẫn mới nhất được công bố ngày 29/10, Bộ Y tế tái khẳng định: Việc tiêm vaccine cho trẻ em cần được cha mẹ, người giám hộ ký vào giấy đồng ý tiêm chủng. Nghĩa là việc tiêm chủng là tự nguyện, không bắt buộc. Trong khi những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện được tình trạng sức khỏe bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, cần thiết có thể trì hoãn tiêm chủng.

Rõ ràng, tiêm chủng không phải là yêu cầu bắt buộc mà là quyền tiếp cận bình đẳng của mọi trẻ em để dự phòng dịch bệnh Covid-19. Nhưng thực tế, tâm lý phụ thuộc, chờ đợi vào vaccine ở một số nơi lại đang vô tình ảnh hưởng lớn tới cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ nhỏ.

Trẻ em cần sớm được trở lại trường

“Bình thường mới mà người lớn được đến cơ quan, trong khi trẻ nhỏ vẫn phải ở nhà thì vẫn chưa thể gọi là bình thường”. Đó chỉ là một trong những câu cảm thán thường thấy ở các bậc phụ huynh trong khu vực được xác định mức độ dịch là cấp 1 (tức “vùng xanh” theo Nghị quyết 128 về thích ứng dịch bệnh tình hình mới).

Khi có trên 70% người từ 18 tuổi trở lên được bao phủ ít nhất 1 mũi vaccine, khi các hoạt động trong “vùng xanh” dần được nới lỏng trở lại, thì ngày mở cửa trường học vẫn chưa thể xác định, do tất cả đang chờ vaccine để tiêm cho nhóm trẻ dưới 17 tuổi.

Thực tế, trẻ em ở nhà, trong các khu vực cách ly, phong tỏa liên tiếp nhiều tháng qua đã và đang gây ra những hệ lụy lớn về sức khỏe tâm thần, điển hình là các rối loạn lo âu, tự kỷ, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn cư xử. Theo nhận định của UNICEF, gián đoạn trong sinh hoạt, giải trí, đặc biệt là giáo dục, cùng những trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai.

Không những vậy, trẻ em ở nhà sẽ tăng gánh nặng thời gian chăm sóc, giáo dục đối với cha mẹ - lực lượng lao động chính trong xã hội. Đáng chú ý, các em sẽ đối mặt nguy cơ bị quát mắng, đối xử bạo lực nhiều hơn từ những ức chế, rối loạn cảm xúc của người lớn.

Trẻ em cần được đến trường, chúng có quyền được tiếp cận giáo dục trực tiếp, có quyền được thỏa mãn nhu cầu phát triển trí óc, phát triển các kỹ năng giao tiếp, nhận thức thế giới. Chúng cần môi trường tự nhiên để nuôi dưỡng cảm xúc, hình thành nhân cách.

Dịch bệnh đã tước đi những quyền bình thường đó. Và ngay cả khi dịch bệnh đã được cơ bản kiểm soát, một cản trở lớn tiếp theo lại đến từ nguồn cung ứng vaccine, thời gian để kiểm chứng sự hiệu quả, an toàn trong các nghiên cứu về tiêm vaccine cho từng độ tuổi trẻ em.

Các nhà dịch tễ học đã chỉ rõ, vaccine cho trẻ em không phải là lựa chọn bắt buộc, cũng không phải tiêu chí tiên quyết để nhà trường mở cửa trở lại. Khoa học cũng chứng minh, trẻ em là đối tượng ít chịu ảnh hưởng nhất của Covid-19. Nhiều dịch bệnh khác từng lưu hành nhưng không cần tiêm vắc xin, trẻ em vẫn không bị gián đoạn học tập.

Tiêm được vaccine một cách an toàn cho học sinh là phương án tối ưu. Nhưng nên nhớ, “vaccine không phải chìa khóa vạn năng”, chỉ có tác dụng giảm lây nhiễm, giảm khả năng chuyển nặng nếu mắc bệnh. Người tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ lây lan dịch nếu không thực hành các nguyên tắc dự phòng.

Và nếu phải chờ đợi quá lâu cho phương án tối ưu đó thì chúng ta phải có kế hoạch dự phòng. Khi nhận thức xã hội về dự phòng dịch bệnh đủ tốt, khi sự chuẩn bị cho tất cả các tình huống đã sẵn sàng, khi bao phủ vaccine được cho đa số người trưởng thành, khi 5K được thực hành tốt bên trong cổng trường, thiết nghĩ lợi ích của việc trở lại trường học sẽ lớn hơn nguy cơ mà các em gặp phải tại đây.

Vả lại, nếu coi vaccine là “chìa khóa” duy nhất, vậy những trẻ vì lý do nào đó không tiêm vaccine, chúng có cơ hội được đến trường một cách công bằng như trẻ đã tiêm vaccine?

Chính quyền địa phương, các nhà quản lý, các nhà giáo dục lúc này cần những tư duy dung cảm, đột phá, dám làm, dám chịu trách nhiệm, và trao quyền chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho các nhà trường, từng phụ huynh, từng học sinh.

Giống như tinh thần thích ứng của Nghị quyết 128 của Chính phủ, giống như cách các tổ chức, doanh nghiệp tự thực hiện và chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống dịch của mình.

Trẻ em, thế hệ tương lai cần sớm trở lại trường và được phát triển một cách toàn diện./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //