Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tuyển sinh Đại học: Đổi mới thế nào để đánh giá đúng năng lực thí sinh?

Phóng viên - 27/12/2021 | 11:22 (GTM + 7)

Nhiều trường đại học hiện đang lên phương án tuyển sinh cho năm 2022. Trong đó, có trường sẽ bổ sung tiêu chí xét tuyển mới theo hướng đánh giá toàn diện, đa dạng năng lực người học.

Vậy, những điểm mới nào sẽ được triển khai trong phương thức tuyển sinh năm học tới, khi tác động của dịch COVID-19 vẫn khiến việc học của thí sinh gặp nhiều khó khăn? Thí sinh cần chuẩn bị điều gì? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Năm 2022 sẽ là năm đánh dấu sự thay đổi lớn trong việc tuyển sinh vào các trường đại học (Ảnh: NLĐ)

Chị Triệu Phương Thủy có con đang học lớp 12 trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đang hoang mang khi chưa có thông tin về phương án xét tuyển vào Đại học năm tới. Theo chị Thủy, mọi sự thay đổi cần có thời gian để thí sinh và phụ huynh không bị "sốc":

"Đến thời điểm này thông tin chưa rõ ràng, phụ huynh rất hoang mang, năm nay không biết có xét tuyển thẳng không, các trường lại đưa ra quy chế có cuộc thi riêng rồi mới tính đến thi tốt nghiệp. Thế thì các con khó hơn nhiều, mà Covid các con nắm bắt được lượng kiến thức ít rồi giờ bắt thi như vậy thì làm sao các con chạy theo được".

Trong kỳ thi Đại học năm tới, bên cạnh những hình thức cũ như xét học bạ, lấy kết quả kỳ thi THPT thì các trường cũng dành tỷ lệ nhất định cho phương thức lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Do đó, năm 2022 sẽ là năm đánh dấu sự thay đổi lớn trong việc tuyển sinh vào các trường đại học.

PGS.TS Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định, phương thức xét tuyển mới để đánh giá năng lực của thí sinh thay vì chỉ dựa vào điểm số các môn văn hóa sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tuyển sinh:

"Trong năm 2022 này sẽ có một sự thay đổi mạnh về cơ cấu tuyển sinh. Theo đó phương thức xét tuyển dựa theo kết quả cuộc thi đánh giá tư duy sẽ tăng chỉ tiêu từ 60-70%, và sử dụng kết quả xét tuyển theo kỳ thi THPT chỉ còn 10-20%".

Tương tự ưu tiên sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, ông Trịnh Hữu Chung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định, TP.HCM cho biết, vì dịch bệnh kéo dài nên nhiều trường đại học ở phía Nam đã chủ động đưa ra phương án xét tuyển sớm hơn so với dự kiến, đồng thời lựa chọn nhiều phương thức để tuyển chọn thí sinh:

"Chúng tôi lựa chọn lấy điểm thi của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM với mục đích làm giảm áp lực cho các em ở kỳ thi THPT, đồng thời trong dịch bệnh Covid hiện nay tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội trúng tuyển vào Đại học hơn nữa".

Trong dự kiến các phương thức tuyển sinh năm 2022, ĐHQG Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển những thí sinh có năng lực tốt vào các ngành, chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao và các ngành đào tạo đang thu hút nhiều thí sinh.

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải cho biết, nhà trường sẽ tổ chức 7 - 8 đợt thi đánh giá năng lực, khoảng từ tháng 2 đến tháng 8/2022 và các trường Đại học khác có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển:

"Tôi tin rằng kỳ thi đánh giá năng lực trong tương lai sẽ được mở rộng bởi nó mang lại nhiều ưu thế cho phụ huynh, học sinh đến đơn vị xét tuyển chủ động toàn bộ quy trình. Nó tạo ra môi trường phù hợp với năng lực của tất cả mọi người, người nào có năng lực đi nhanh thì có thể tiến nhanh, có những em học giỏi thì lớp 11 có thể đi thi rồi, một thí sinh cực kỳ xuất sắc thì không cần học thời gian bằng thí sinh bình thường".

Xác định dịch COVID-19 vẫn sẽ tác động đến công tác tuyển sinh năm tới nên nhiều trường đại học đã dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh và phương án tổ chức các kỳ thi này có một số điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học GTVT cho biết, nhà trường có thêm phương thức xét tuyển bằng hình thức đánh giá tư duy:

"Chúng tôi bàn bạc và thống nhất rằng xét tuyển bằng hình thức đánh giá tư duy là hình thức phù hợp với một số ngành học của nhà trường, đặc biệt là một số ngành kỹ thuật nên chúng tôi sử dụng kết quả này còn mức độ sử dụng phù hợp với chương trình đào tạo và cách thức đào tạo, chuẩn đầu ra của nhà trường".

Tuy vậy, trong bối cảnh hệ thống giáo dục Đại học của nước ta hiện nay chưa đồng đều, có những trường đã có bề dày kinh nghiệm lâu năm nhưng có những trường mới được thành lập; có những trường có đội ngũ mạnh và kinh nghiệm quản lý tốt nhưng có những trường đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng và quản lý chưa vững vàng.

Vì vậy, theo TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam không phải trường nào cũng có thể tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh:

"Cái này phải có sự can thiệp của Bộ Giáo dục Đào tạo, không phải trường đại học nào cũng có thể tổ chức được thi tuyển bởi các môn thi tuyển là các môn văn hóa còn các trường Đại học đa số là chuyên ngành nên có đội ngũ giảng viên môn chuyên ngành mạnh nhưng lúc thi không thi môn chuyên ngành nên dù trường tên tuổi rất lớn cũng không tổ chức thi được".

Trong phương án tuyển sinh năm 2022, Bộ GDĐT đã khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.

Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện nay, các trường có thể liên kết với nhau để tổ chức thi và xét tuyển theo nhóm trường (Ảnh: Báo Nhân dân)

Việc một số trường đại học đang tìm phương thức xét tuyển mới để đánh giá năng lực của thí sinh cho kỳ thi năm tới khiến nhiều người bày tỏ lo ngại về tình trạng "trăm hoa đua nở" các cuộc thi trong bối cảnh dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp.

Thậm chí, nếu các trường đều tổ chức kỳ thi sẽ đưa đến những bất cập giống như trước đây bởi "Đại học tổ chức thi riêng, bước thụt lùi lịch sử"

Luật Giáo dục mới đã nêu rõ, các trường đại học sẽ tự chủ trong vấn đề tuyển sinh; các trường được quyền tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp cả hai hình thức.

Những năm qua, rất nhiều phương thức tuyển sinh đã được sử dụng, các trường khác nhau có các phương thức tuyển sinh khác nhau, nhiều trường đại học mở rộng phương thức tuyển sinh, đặc biệt là tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh.

Điều này tạo điều kiện để lựa chọn được thí sinh với chất lượng phù hợp vào các trường. Mặt khác nó tháo gỡ được khó khăn trong công tác tuyển sinh khi kỳ thi THPT chỉ đáp ứng được mục tiêu phục vụ xét tốt nghiệp và phần nào không đảm bảo việc xét tuyển đại học.

Kỳ thi đánh giá năng lực hay bài kiểm tra tư duy mà các trường đưa ra có thể hướng đi đúng đắn để chọn được sinh viên vào học phù hợp nhưng nếu tháo khoán cho các trường tổ chức kỳ thi sẽ dẫn đến tình trạng nhà nhà tổ chức luyện thi, trường nào cũng tổ chức thi. Điều này sẽ gây ra tình trạng lạm dụng thi cử; những mục tiêu phòng chống dịch dịch bệnh và lãng phí xã hội cũng không đạt được.

Do đó, không thể thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý để không có quá nhiều kỳ thi nhưng vẫn có thể đáp ứng yêu cầu khác nhau của các trường.

Mặt khác trong bối cảnh dịch bệnh, học sinh chủ yếu học online, thiếu sự hỗ trợ kịp thời từ nhà trường thì những thay đổi trong phương thức tuyển sinh, đặc biệt là thêm tiêu chí để xét tuyển đại học sẽ khiến phụ huynh và học sinh rất dễ bị rối loạn thông tin cũng như mất phương hướng ôn tập, chuẩn bị thi cử.

Thêm vào đó, để xây dựng phương thức xét tuyển dựa trên những đánh giá toàn diện, học sinh cần sự chuẩn bị nhiều năm cùng sự đầu tư lớn. Do đó, việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học không thể làm đồng loạt, mà cần có lộ trình phù hợp.

Mặc dù tuyển sinh là việc của các trường đại học nhưng trong giai đoạn hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường vai trò quản lý, điều phối, ban hành chính sách, đưa thêm quy định, tiêu chí với một số ngành đặc thù…Các trường đại học, cao đẳng nên chủ động xây dựng phương án tuyển sinh và công bố sớm, công khai trên trang web của trường để thí sinh có đủ thông tin và đối chiếu, thuận lợi trong việc lựa chọn và ôn thi đạt hiệu quả cao.

Để đổi mới tuyển sinh đại học trong thời gian tới thì không thể trở về với cách tổ chức thi đại học trước đây là mỗi trường tự tổ chức thi mỗi kiểu. Thay vào đó, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện nay, các trường có thể liên kết với nhau để tổ chức thi và xét tuyển theo nhóm trường.

Để làm tốt điều này, rất cần có cơ chế phối hợp, có sự cầm trịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì hướng dẫn, đặc biệt là trong khâu xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn hoá nhằm tạo lập được sự tương đương chuyển đổi phù hợp giữa các bài thi của các trung tâm khảo thí khác nhau.

Qua đó đảm bảo công bằng, khách quan trong tuyển sinh và giải quyết được các vướng mắc phát sinh khác như việc chuyển trường, chuyển ngành học giữa các cơ sở đào tạo cùng sử dụng kết quả của kỳ thi này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.

// //