Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Tiếng chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm cầm lái

Phóng viên - 26/10/2020 | 15:15 (GTM + 7)

10 năm trước, lần đầu tiên trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đã gọi tên TNGT là “thảm họa”. Đến nay, con số ấy đã giảm khoảng 30%. Và hy vọng rằng, trong 10 năm tới, TNGT sẽ tiếp tục được kéo giảm.

Từ ngày 26/10 đến 15/11/2020, các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT” sẽ được tổ chức ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đây là dịp chia sẻ những đau thương, mất mát, cảnh báo hậu quả nghiêm trọng của TNGT, các nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn mô tô, xe máy, các biện pháp phòng tránh. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Số người tử vong do TNGT ở nước ta vẫn ở mức cao so với một số nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Ảnh: Lê Hưng

Đã hơn 1 tuần qua, chị Nguyễn Thị Sáu (trú tại Thanh Oai, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng vì vụ tai nạn của con trai 19 tuổi.

Do điều khiển xe máy sau khi uống bia, con chị ngã xe, phải nhập viện cấp cứu tại bệnh viện E trong tình trạng gãy xương cổ, ảnh hưởng não trong.

“Sau khi vào đây được bác sỹ quan tâm, cháu đã được ổn định lại còn được mổ xương tôi rất vui mừng. Cảm ơn các bác sỹ đã đỡ được cho cháu đến giờ phút này còn tính mạng là tôi yên tâm lắm rồi. Tôi rút kinh nghiệm cho mọi người, không nên tham gia giao thông khi sử dụng rượu bia là an toàn nhất”.

Cùng hoàn cảnh là bà Nguyễn Thị Ngân. Bà vừa giận vừa thương cậu con trai bị TNGT liên quan rượu bia:

“Đấy là do cậu ấy đi uống rượu đến 11h đêm hôm qua, lúc về thì tự ngã rồi đâm vào bùng binh. Người thì bắn vào bùng bình còn xe ở bên ngoài. Gia đình cũng nhắc liên tục, nhưng nói thật là mình không uống ai đổ vào mồm mình được. Say không là do mình, không thể đổ cho ai được.”

Theo bác sĩ Kiều Quốc Hiền, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện E, có khá nhiều trường hợp tương tự, thậm chí không may mắn hơn đã tử vong. Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh viện E tiếp nhận hơn 2000 ca TNGT, đa phần là bệnh nhân đa chấn thương và tuổi đời rất trẻ.

"Bệnh viện E là tuyến TƯ, chúng tôi gặp các em mới lớn hoặc những người dùng chất kích thích không thể điều khiển được mình cũng rất nhiều. Tôi nghĩ rằng toàn xã hội, đặc biệt trong gia đình phải có sự giáo dục cũng như ý thức để người dân hiểu được hậu quả của TNGT, để khi tham gia giao thông phải có ý thức tôn trọng luật giao thông”

Trong khi đó, theo thống kê tại Bệnh viện Việt Đức trong 9 tháng đầu năm 2020, có hơn 11.700 trường hợp TNGT nhập viện. Tỉ lệ chấn thương sọ não chiếm 44,2%, hơn 2.000 trường hợp có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới ở nhóm tuổi 20 đến 59.

Trao đổi với VOV Giao thông, Bác sĩ Phạm Gia Anh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức khẳng định: TNGT gây thiệt hại về cả người lẫn kinh tế, ảnh hưởng từng gia đình cũng như toàn xã hội.

“TNGT không những gây ra cho bản thân người điều khiển giao thông mà còn ảnh hưởng đến gia đình của bản thân người đấy. Rất nhiều người là không có lỗi gì cả, mà bị người khác đâm vào. Đôi khi người bị đâm, họ đi chấp hành đúng luật thì lại tử vong. Thậm chí có những người không chết ngay, mà bị tàn tật cả đời, trở thành một người mà người khác phải chăm cả đời. Đấy là gánh nặng cho gia đình và xã hội.”

Bác sĩ Phạm Gia Anh cũng chia sẻ thực tế, TNGT vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, từ 50-60% tổng số ca nhập viện do tai nạn. Đáng báo động là tình trạng “trẻ hóa” bệnh nhân TNGT.

“Trong nghiên cứu của bệnh viện, lứa tuổi từ 20-30, đặc biệt bây giờ là lứa tuổi 17-18 bị chấn thương, TNGT rất nặng nề. Đây là những đối tượng mình cần có giáo dục về ý thức, luật tham gia giao thông từ trong trường học cho đến việc giáo dục trong gia đình. Còn đối với xe khách thì Luật phải có chế tài đặc biệt và nghiêm khắc với những hành vi phóng nhanh, vượt ẩu”.

Năm 2020, các vụ TNGT liên quan xe tải nặng, ô tô đầu kéo, xe container tăng đột biến so với cùng kỳ. Ảnh: Nguyễn Minh

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, từ năm 2012 đến nay, TNGT đã liên tục giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Tuy nhiên, số người tử vong do TNGT ở nước ta vẫn ở mức cao so với một số nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới.

Ngoài vấn đề thanh niên gây tai nạn, các vụ tai nạn liên quan xe khách, xe trọng tải lớn cũng diễn biến hết sức phức tạp.

Năm 2020, các vụ TNGT liên quan xe tải nặng, ô tô đầu kéo, xe container tăng đột biến so với cùng kỳ. Điển hình là vụ TNGT ngày 13/6 tại Đắc Nông khiến 5 người chết, một vụ khác xảy ra vào ngày 21/7 tại Bình Thuận khiến 8 người tử vong.

Nghiêm trọng nhất là vụ TNGT tại Bình Dương ngày 26/7 đã cướp đi sinh mạng của 15 người và khiến 22 người khác bị thương.

Theo bà Trịnh Thu Hà, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, TNGT vẫn đang là vấn đề hết sức nhức nhối tại Việt Nam.

“Để kéo giảm TNGT một cách bền vững, chúng ta cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp từ đầu tư hạ tầng giao thông cho đến việc nâng cao quản lý nhà nước, tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự ATGT. Một trong những giải pháp lâu dài và có thể dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi chính là tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT”

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện nay mật độ giao thông tại các địa phương đều tăng cao, đặc biệt là khu vực thành thị. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu đi lại của người dân.

Do đó, vấn đề nâng cao ý thức người tham gia giao thông đóng vai trò tiên quyết và cần được quan tâm đúng mực. Bà Trịnh Thu Hà bày tỏ quan điểm:

“Trong năm 2020, khi mà toàn thế giới cũng như Việt Nam phải đối mặt với đại dịch toàn cầu Covid-19, tranh thủ thời điểm mà người dân có sự thay đổi trong việc tham gia giao thông, chúng tôi cũng tuyên truyền và giáo dục pháp luật trật tự ATGT nhiều hơn để người dân có thể thấm nhuần và nâng cao nhận thức cũng như trong tương lai là thay đổi hành vi của mình.”

Công trình cảnh báo tai nạn giao thông này được đặt sát bên quốc lộ 1A. Ảnh: Thanh niên

Góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Tai nạn giao thông là một thảm họa!”.

Nếu có dịp đi qua vùng ngoại ô thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, du khách sẽ bị ấn tượng bởi hình ảnh bên đường quốc lộ: Một chiếc ô tô bẹp dúm, chổng ngược, được đặt trên một cột bê tông rất cao kèm dòng chữ lớn “Tai nạn giao thông là một thảm họa”.

Thoạt tiên, nhiều người sẽ ngạc nhiên vì sao khi vào cửa ngõ thành phố, đập vào mắt lại không phải băng rôn, khẩu hiệu hay biển quảng cáo mà là hình ảnh có phần… kinh dị như vậy.

Song khi biết, dù thương vong do TNGT năm 2019 giảm sâu nhất 5 năm qua, nhưng mỗi ngày ở nước ta, vẫn có 21 người ra đường mà mãi mãi không trở về, mới thấy rằng, hình ảnh cảnh tỉnh đó là cần thiết.

Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy. 70% người tử vong do TNGT là thanh niên, trụ cột trong gia đình.

Sau mỗi vụ TNGT nghiêm trọng, nạn nhân có thể chịu thương tật vĩnh viễn, người gây tai nạn ngoài việc bồi thường tổn thất tinh thần, vật chất, còn phải chịu hậu quả pháp lý. TNGT rõ ràng đang ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc tới các gia đình và cả xã hội.

Cách ngăn chặn tốt nhất là phòng ngừa tiền tai nạn. Bên cạnh Nghệ An, các địa phương khác cũng có những cách làm sang tạo để truyền thông nâng cao nhận thức người tham gia giao thông.

Bởi 90% số vụ TNGT tại nước ta có nguyên nhân từ vi phạm của người tham gia giao thông.

Hà Tĩnh buộc người tái phạm nhiều lần bổ túc lại Luật giao thông đường bộ. Hà Nội và nhiều địa phương dọc các tuyến quốc lộ đưa tiết học, hội thi ATGT vào trường học. Yên Bái tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc kéo giảm vi phạm trật tự, ATGT.

Nhiều nơi tập trung cao điểm ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích; tổ chức hội thi lái xe an toàn, khích lệ tài xế trên mạng xã hội…

Mặc dù vậy, TNGT hiện vẫn diễn biến phức tạp trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao, gồm: lái xe khách, người đi xe mô tô, thanh thiếu niên nông thôn, đòi hỏi sự tuyên chiến mạnh mẽ hơn nữa chính quyền địa phương.

Khi đã xác định được nguyên nhân và những “điểm nóng”, các chiến dịch, chương trình truyền thông cần tiếp tục đi sâu, chi tiết và nhằm đích có trọng điểm vào từng nhóm đối tượng.

Với các tài xế vận tải đường dài, doanh nghiệp và cơ quan chức năng liệu đã chú trọng và quan tâm thực sự đến sức khỏe người lái?

Câu trả lời có lẽ là chưa, khi trong ngày hội chăm sóc bác tài diễn ra gần đây tại một bến xe lớn của Hà Nội chỉ thu hút được chủ yếu cánh xe ôm, còn các tài xế xe khách... bận xuất bến.

Với người đi xe máy, kỹ năng và nhận thức hành vi đều chưa có bước đột phá, khi vi phạm liên quan xe 2 bánh diễn ra nhan nhản trên đường phố các đô thị, còn chất lượng sát hạch đào tạo cả thực hành lẫn lý thuyết thực sự đáng báo động.

Nhóm thanh thiếu niên ở nông thôn chạy xe trên quốc lộ với tư duy đường làng, coi thường các quy tắc về nồng độ cồn, giới hạn tốc độ vẫn là “ác mộng” với người tham gia giao thông.

Nhưng đến nay, nhiều cao điểm đảm bảo ATGT trên địa bàn nông thôn vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Ủy ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu gắn trách nhiệm người đứng đầu của ngành, đơn vị, địa phương nếu để xảy ra TNGT trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.

Và dự luật Đảm bảo trật tự ATGT đang được Bộ Công an lấy ý kiến cũng sẽ làm sang tỏ ai, cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm chính về đảm bảo ATGT.

Trong bối cảnh Luật giao thông 2008 đã bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn, Dự luật mới do Bộ Công an soạn thảo được cho là sẽ quản lý toàn diện người lái xe từ việc cấp giấy phép đến quá trình lưu thông trên đường, trực tiếp tác động mạnh vào đối tượng điều khiển phương tiện.

10 năm trước, lần đầu tiên trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đã gọi tên TNGT là “thảm họa”, khi số người tử vong do TNGT ở Việt Nam được đem ra so sánh với số người tử vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản.

Đến nay, con số ấy đã giảm khoảng 30%. Và hy vọng rằng, trong 10 năm tới, TNGT sẽ tiếp tục được kéo giảm, không còn là một vấn đề “quốc nạn” với Việt Nam.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Kỹ năng lái xe trên cao tốc: Cần đào tạo bài bản và bắt buộc

Kỹ năng lái xe trên cao tốc: Cần đào tạo bài bản và bắt buộc

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng, mới đây Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các Sở GTVT chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe chú trọng giảng dạy kỹ năng lái xe trên cao tốc, đặc biệt là cao tốc phân kỳ đầu tư.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //