Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tủ quần áo 0 đồng online: Từ thông điệp môi trường đến việc làm thiết thực

Phóng viên - 21/08/2021 | 10:05 (GTM + 7)

Thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới, đặc biệt là thời trang nhanh. Hơn 60% sợi vải hiện nay là sợi tổng hợp.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ước tính rằng, 35% các loại nhựa siêu nhỏ không phân hủy sinh học trong đại dương đến từ chất thải của việc dệt vải tổng hợp như polyester.

Bởi vậy, nếu quần áo bị thải ra và kết thúc cuộc đời ở bãi chôn lấp, thì nó sẽ mất hàng trăm, hàng nghìn năm để phân hủy.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Quần áo bỏ đi là một nguồn gây ô nhiễm. Ảnh: Terra 20.

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, ngành công nghiệp thời trang đứng thứ hai trong số tất cả ngành công nghiệp về tiêu tốn tài nguyên nước và gây ô nhiễm nguồn nước (tạo ra 20% lượng nước thải toàn cầu).

Ước tính, để sản xuất một chiếc áo phông cần 2.700 lít nước sạch, tương đương lượng nước uống cho một người trưởng thành trong 900 ngày.

Ngành công nghiệp này cũng thải ra 10% lượng khí thải carbon toàn cầu, bằng với lượng khí carbon của toàn bộ châu Âu thải ra và nhiều hơn cả các chuyến bay quốc tế và hàng hải tạo ra. Cứ một kg vải được sản xuất sẽ thải ra 23 kg khí hiệu ứng nhà kính.

Thế nhưng chưa dừng lại ở đó, Viện Tài nguyên thế giới dự kiến, đến năm 2050, mức tiêu thụ tài nguyên của ngành thời trang sẽ gấp ba lần so với năm 2000; và 1,2 tỷ tấn CO2 được thải ra trong khí quyển mỗi năm bởi ngành công nghiệp thời trang nhanh.

Các hóa chất trên quần áo, như thuốc nhuộm có thể gây hại cho môi trường, gây ô nhiễm đất, nước và bầu khí quyển. 190.000 tấn vi nhựa kết thúc ở đại dương hàng năm là vải dệt. Những hạt vi nhựa này rất nguy hiểm đối với sinh vật biển.

Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế liên hiệp quốc tại Châu Âu (UNECE), trung bình, một người tiêu dùng hiện mua nhiều quần áo hơn 60% so với năm 2000, nhưng thời gian sử dụng chúng lại chỉ bằng một nửa. Gần 60% quần áo bị vứt bỏ trong năm đầu tiên sản xuất. 

Mỗi năm đều có những xu hướng thời trang mới và hàng triệu người dọn tủ quần áo của họ để nhường chỗ cho những bộ trang phục mới nhất. Mua sắm và mua sắm. Những “tín đồ” thời trang chắc có lẽ chưa từng nghĩ đến cách tiêu dùng của mình lại ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.

Người Mỹ chỉ mặc vỏn vẹn 22% số quần áo trong tủ của họ. 

Nếu nhìn vào tủ quần áo của mình, rất có thể, bạn sẽ phát hiện ra, có một hoặc nhiều hơn bộ quần áo mà bạn đã không mặc trong ít nhất một năm. 

Một góc của Reshare. Mỗi chiếc quần, cái áo đều có mã code để theo dõi trển website

“Tủ quần áo 0 đồng” – Từ thông điệp môi trường đến việc làm thiết thực

“Tủ quần áo 0 đồng” online là ý tưởng khởi nghiệp của anh Nguyễn Trung Nghĩa tại TP.HCM. Dự án giúp tái tạo vòng đời mới cho quần áo, giảm thiểu một lượng lớn rác thải và thay đổi nhận thức, hành vi tiêu dùng của con người với quần áo đã qua sử dụng.

Chỉ cần truy cập website của ReShare, và bằng vài bước đơn giản, là quần áo không còn sử dụng của bạn đã có thể đến được tay người cần.

PV VOV Giao thông có dịp gặp gỡ với anh Nguyễn Trung Nghĩa để tìm hiểu về thông điệp ý nghĩa của dự án này:

PV: Giai đoạn đầu, ReShare gặp khó khăn gì, thưa anh?

Anh Nguyễn Trung Nghĩa: Mỗi người ai cũng có những món đồ lâu ngày không sử dụng, để lâu thì chật tủ, cho thì không biết cho vào đâu.

Vấn đề đó đặt cho mình câu hỏi. Mình là dân công nghệ, mình muốn ứng dụng công nghệ để phát những món đồ đó cho mọi người cần hơn. Thứ nhất là giảm thiểu rác thải của ngành thời trang, thay vì đi ra bãi rác và chôn lấp (70% quần áo đi ra bãi rác là chôn lấp) thì có thể có thể tái sử dụng hoặc tái chế. 

Giai đoạn đầu gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận quần áo cũ. Mình tiếp cận bằng cách quyên góp, lấy tất cả các sản phẩm về để xem nó ở hạn mức và mức độ bao nhiêu. Tại vì mình không biết đồ mà mọi người quyên góp cho mình có bao nhiêu phần trăm là có thể sử dụng được, bao nhiêu phần trăm là đồ quá cũ, không thể sử dụng tiếp được. Vì mọi người đi quyên góp thì thường là có bao nhiêu thì cứ cho bấy nhiêu.

Qua ba tháng triển khai, ReShare đã rút ra được hướng cho mình đó là, mình cũng có thể giáo dục lại người quyên góp là, họ nên phân loại trước, xem cái nào tái sử dụng được, thì ưu tiên còn không sử dụng được nữa thì để riêng. 

Sau khi làm sạch quần áo được đo đạc kích thước để chuẩn bị cập nhật lên Tủ quần áo 0đ

PV: ReShare đã quyên góp – phân phát được bao nhiêu sản phẩm và trong dịch COVID-19, ReShare có bị gián đoạn?

Anh Nguyễn Trung Nghĩa: Bên mình cũng đang gặp khó khăn về kho và shipper. Nhưng khi triển khai online, thì mọi người cũng có thể tự “dọn dẹp”, và đăng ký online trước, sau thời gian giãn cách thì tiếp tục lại sau.

Còn việc phân phát lại, hiện tại bên mình tiếp nhận đơn dựa trên đơn đặt hàng trước. Hiện tại, kho không xử lý “ba tại chỗ” được nhưng website vẫn hoạt động bình thường. Hầu hết kinh phí đầu tư ban đầu mình tự chi trả.

Sau này, bên mình có thể có kế hoạch cho thuê hoặc mua bán quần áo đã qua sử dụng.

Bên mình hiện tại đã có 1.356 memmber, và quyên góp hơn 10.000 sản phẩm có khả năng sử dụng lại được. Và trong thời gian từ 15/6 khi ra mắt Tủ quần áo 0 đồng cho đến ngày 15/7 thì đã phát hơn 1.000 sản phẩm quần áo cho mọi người.

Kế hoạch đến tháng 12/2021, nếu dịch ổn hơn, thì khoảng 8.500 sản phẩm được tái sử dụng lại. 

PV: Xin cảm ơn anh!

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //