Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thực sự lạc quan?

Như Ngọc - Anh Thư - 30/09/2022 | 21:20 (GTM + 7)

GDP 9 tháng tăng 8,83% - là mức tăng cao nhất cùng kỳ giai đoạn 10 năm qua. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn được một số tổ chức quốc tế nhận định với nhiều tín hiệu tích cực. Vậy triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay ra sao?

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh minh họa: Hải quan Online

Ảnh minh họa: Hải quan Online

# Bộ Công Thương sắp tới sẽ xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics với tầm vóc dài hạn, nhằm đạt được cơ sở nền móng hỗ trợ cho các DN logistics. 

# Còn theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đã đạt 94% dự toán, cả nước có 61/63 địa phương đã thực hiện thu nội địa đạt từ 75% dự toán trở lên. 

# Thống kê trong hơn 1 năm qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt hơn 61 tỷ USD, tăng 12% so với năm đầu tiên Hiệp định EVFTA có hiệu lực. 

# Và Trung Quốc đang tiếp tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất của VN với giá trị gần 473 triệu USD từ đầu năm, tăng 74% so với năm ngoái. 

# Tổng cục Thuế đang triển khai một Cổng thông tin để các sàn TMĐT kê khai, nộp thay các hộ kinh doanh và có thể nhận ủy quyền để cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

# Còn ở lĩnh vực BĐS, tại TPHCM, trong quý IV, nhiều tòa nhà văn phòng hạng A và B đi vào hoạt động cuối năm nay, đầu năm 2023, dự kiến sẽ tăng nguồn cung cho thị trường. 

# Theo ghi nhận, nhiều mặt hàng thiết yếu đang được giảm giá từ 15-20% tại các siêu thị khu vực miền Trung để phục vụ bà con sau cơn bão Noru. 

# Còn trong báo cáo gửi bộ Công thương, TP.HCM vừa kiến nghị cho DN linh động điều chỉnh giá xăng-dầu khi vượt ngưỡng, để hạn chế tác động cung cầu thị trường. 

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết việc nâng lãi suất ở mức cao hơn còn để kiểm soát 'kỳ vọng lạm phát tăng liên tục'. Ảnh: DW

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết việc nâng lãi suất ở mức cao hơn còn để kiểm soát "kỳ vọng lạm phát tăng liên tục". Ảnh: DW

# Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nữa trong 'vài cuộc họp tiếp theo' nhằm giảm lạm phát vốn ở mức cao kỷ lục. 

# Còn bộ trưởng năng lượng các nước EU cho biết, sẽ tìm kiếm các giải pháp khẩn cấp nhằm hạ giá năng lượng khi mùa Đông tới gần.

# Thời gian gần đây, một số nền kinh tế đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập Hiệp định CPTPP. Sau Vương quốc Anh, đến lượt Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador và Costa Rica... cũng xin gia nhập CPTPP. 

# Còn theo dự báo của Bloomberg, tỷ lệ sử dụng xe điện ở Mỹ sẽ vượt qua mức trung bình toàn cầu vào năm 2026. 

# GDP 9 tháng tăng 8,83% - là mức tăng cao nhất cùng kỳ giai đoạn 10 năm qua. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn được một số tổ chức quốc tế nhận định với nhiều tín hiệu tích cực. Vậy triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay ra sao?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 ước tính tăng 13,67%; tính chung 9 tháng tăng 8,83% - là mức tăng cao nhất cùng kỳ giai đoạn 2011-2022.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục thống kê nhận định: "Đây là thành công của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, giúp ổn định kinh tế vĩ mô; phải kể đến điều hành sát sao của Chính phủ với công tác điều hành giá, với một loạt giải pháp về thuế, nguồn cung,điều hành giá, giúp hỗ trợ doanh nghiệp và đời sống của người dân. Nguyên nhân nữa là 1 loạt nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tác động lớn đến CPI như giáo dục cũng được kiểm soát giá chặt chẽ, các địa phương; giá điện cũng vậy dù nguyên liệu đầu vào như xăng tăng cao".

Trong khi đó, mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á điều chỉnh giảm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế lớn so với dự báo hồi tháng 4. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong 2 quốc gia được ADB giữ nguyên mức dự báo với tốc độ tăng GDP 6,5%.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định: "Nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh môi trường toàn cầu có nhiều thách thức. Kinh tế phục hồi ổn định nhờ các cân đối kinh tế mạnh, được hỗ trợ bởi sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ".

Không chỉ vậy, Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng khẳng định GDP Việt Nam sẽ đạt 7,5% và 7%.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây là những con số rất ấn tượng và tích cực: "Chúng ta cần quan tâm cả tăng trưởng định tính để bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người dân và đồng thời tăng cường sức khoẻ của doanh nghiệp. Vấn đề an sinh xã hội còn gặp nhiều khó khăn cho nên, cần bảo đảm công ăn việc làm cho người dân tăng, đời sống an sinh xã hội, y tế tăng, quan tâm giúp các doanh nghiệp".

Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Cường cho rằng, triển vọng kinh tế VN vẫn còn tiếp tục đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng. Đáng chú ý, theo ADB, việc chậm giải ngân đầu tư công và các khoản chi xã hội so với kế hoạch, đặc biệt là chậm thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ có thể kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay và năm tới:

"Sử dụng chính sách tài khoá vẫn là việc hàng đầu, các nước khác đều làm như vậy. Đây cũng là vấn đề đối với Việt Nam vì để sử dụng chính sách tài khoá hiệu quả thì vấn đề giải ngân vẫn là vấn đề then chốt, trong khi đó việc giải ngân vẫn chậm".

Thêm vào đó, áp lực lạm phát vẫn là rất lớn do bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, kinh tế Việt Nam lại có độ mở lớn, nếu không chủ động thích ứng linh hoạt sẽ khó đạt những mục tiêu tổng thể cả năm.

Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng Cục trưởng Tổng cục thống kê khuyến nghị: "Trước hết tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm sống chung an toàn với dịch và các loại dịch theo mùa; đảm bảo nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư sinh phẩm y tế; chủ động phương án phòng, chống thiên tai; thực hiện các chính sách an sinh xã hội việc làm, quyết liệt triển khai nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc chương trình phục hồi phát triển KTXH, đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công".

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên nhiên, vật liệu đầu vào để hạn chế NK và chủ động nguồn cung; triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến XK. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong phần lớn thời gian giao dịch. VN Index đóng cửa phiên cuối tuần tăng 0,5%, đạt 1.132,1 điểm.

# VN30 Index ghi nhận 15 mã tăng điểm, dẫn đầu về biên độ tăng là GAS, STB, FPT. Mặc dù vậy, PLX, KDH và HPG đều biến động mạnh trong phiên và đóng cửa ghi nhận mức giảm đáng kể. VN30 kết phiên trên tham chiếu, đạt 1.152 điểm.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản gia tăng mạnh, đạt hơn 17,1 nghìn tỷ đồng trên HOSE, vừa phản ánh áp lực ngắn hạn của bên cung, vừa thể hiện sự tích cực của lực cầu quanh hỗ trợ 1.100 điểm. Khối ngoại mua ròng trở lại với quy mô 159,6 tỷ đồng.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //