Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Triển khai các gói hỗ trợ: Có hiện tượng cán bộ sợ trách nhiệm

Phóng viên - 11/08/2021 | 11:04 (GTM + 7)

Nhiều địa phương dù gói hỗ trợ đã đưa ra được gần nửa năm, song việc triển khai rất chậm trễ. Không ít trường hợp chậm trễ do chính cán bộ thẩm định, xét duyệt trường hợp được hỗ trợ.

Chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn vì COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn vì COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Nhiều năm làm việc trong ngành du lịch, chuyên tổ chức các tour du lịch cho khách nước ngoài, 2 năm nay, chị Phạm Hồng Thương (ở Hà Đông, Hà Nội) phải bị cho thôi việc.

Không có việc làm, chị Thương đành chuyển sang bán thực phẩm online để duy trì cuộc sống: "Tôi đã đi làm  bảo hiểm thất nghiệp, nhưng không được ai hướng dẫn các thủ tục tiếp cận các gói hỗ trợ lao động mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid dành cho người lao động".   

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel cũng cho hay, từ năm 2020, khi Chính phủ ban hành gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỷ đồng, cũng rất ít doanh nghiệp được thủ hưởng do khó chứng minh thiệt hại. Thậm chí gói tín dụng 250 nghìn tỷ dành cho khối doanh nghiệp thì các doanh nghiệp du lịch cũng không thể tiếp cận

"Vay ngân hàng thì người ta nói luôn là riêng du lịch hoặc liên quan đến du lịch là người ta không cho vay vì tính rủi ro rất lớn. Người ta nói luôn chứ không phải lãi suất bao nhiêu, giảm bao nhiêu mà nói luôn là không", ông Đạt cho biết.

Đó cũng là tình cảnh chung của hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách, bởi từ đầu năm 2020 đến nay, kể cả thời điểm dịch tạm lắng. Đại diện doanh nghiệp vận tải hành khách Hoàng Hà (Thái Bình) cho biết, mấy tháng nay sản lượng hành khách và doanh thu sụt giảm trầm trọng và đến nay đã dừng hoạt động, song đơn vị chưa nhận được sự hỗ trợ nào.

Đại diện doanh nghiệp vận tải hành khách Hoàng Hà cho biết thêm: "Ngay cả những doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng nặng nề như thế này nhưng chúng tôi chưa nhận được xu nào hỗ trợ. Rồi nói giãn, hoãn nợ nhưng cho đến giờ cũng rất lập lờ, các ngân hàng rất lúng túng".   

Đánh giá về việc gói hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc với quy mô 16.000 tỉ đồng nhưng chỉ giải ngân được 0,26% quy mô gói hỗ trợ, ông Trần Hữu Huỳnh, nguyên trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN cho rằng, nhiều trường hợp, nhiều địa phương dù gói hỗ trợ đã đưa ra được gần nửa năm, song việc triển khai rất chậm trễ. Không ít trường hợp chậm trễ do chính cán bộ thẩm định, xét duyệt trường hợp được hỗ trợ.

Theo ông Huỳnh: "Trong hoàn cảnh hiện nay đòi hỏi cách giải quyết vấn đề phải khác đi, nó phải quyết liệt hơn, nhưng tôi có cảm tưởng đội ngũ cán bộ ở đâu đó đang còn sợ trách nhiệm, sợ ràng buộc cái này cái kia cho nên người ta cũng rất ngại chuyện này".

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, sự chậm chễ trong việc triển khai giải ngân các gói hỗ trợ đối với doanh nghiệp, người lao động từ năm 2020 ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ thực hiện trong năm 2021: "Từ nay đến cuối năm phải giải ngân cho được gói hỗ trợ này để người dân, đối tượng được hưởng gói hỗ trợ này đến tay, chứ hiện nay nó còn nhiều trục trặc, còn ách tắc".

Các ý kiến cũng cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, sự tiếp sức từ các gói hỗ trợ này sẽ giúp các doanh nghiệp thêm cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

----

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời trong Diễn đàn 91 với chủ đề: Giải pháp nào để quỹ hỗ trợ COVID-19 phát huy đúng lúc? với sự tham gia của các vị khách mời: ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH và ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nội dung chi tiết cuộc thảo luận tại đây: 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //