Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trị đua xe thời 4.0: Không quyết liệt, đừng mong dẹp bỏ

Phóng viên - 21/12/2020 | 5:37 (GTM + 7)

Nạn đua xe đã bùng phát trở lại ở nhiều nơi tại TP.HCM và một số địa phương ở phía Nam trở thành một thứ "dịch". Các quái xế nhanh chóng lập các nhóm kín để liên lạc, thậm chí gầy độ liên tỉnh để... giao lưu. Do đó, chống đua xe cũng phải chuyển sang 4.0

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hàng trăm quái xế tiếp tục đua xe gây náo loạn đoạn đường gần cầu Xáng huyện Bình Chánh. Ảnh: CHÍ THẠCH
Hàng trăm quái xế  đua xe gây náo loạn đoạn đường gần cầu Xáng huyện Bình Chánh. Ảnh: Sài Gòn giải phóng.

Sau 1 thời gian tạm lắng, gần đây, nạn đua xe có dấu hiệu quay trở lại.

Hình ảnh những “quái xế” rồ ga, nẹt pô, chạy xe với tốc độ cao gây náo loạn đường phố bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi.

Rạng sáng ngày 6/12, một nhóm khoảng hàng trăm người tụ tập đua xe trên đường Trần Văn Giàu đoạn gần cầu Xáng (thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Trước khi "bão", mỗi nhóm sẽ báo nhau trên nhóm zalo, rồi từ các khu vực đổ về tuyến đường được chọn để đua. Nếu có “biến”, các thành viên sẽ báo cho nhau và nhanh chóng thay đổi địa điểm.

Quá trình đua, nhiều “quái xế” còn chặn một phần của con đường Trần Văn Giàu để các thành viên còn lại có thể thoả sức thể hiện.

Từng cặp "quái xế" hay "tay nài" lần lượt dàn hàng ngang so kè tốc độ, phóng bạt mạng, bốc đầu, nẹt pô inh ỏi trên đường, gây náo loạn cả khu vực.

"Mùa dịch này nó cũng đua luôn, làm suốt luôn, ngày nào cũng vậy. Nó vô nó đua xong, rồi nó lại tốp này tốp kia".

"Nó đi hoài, kéo băng kéo nhóm, chạy xe ầm ầm".

"Ngồi trong này mà còn sợ như vậy, đứng nói là đi đường".

"Thấy công an xuống, thấy cũng không xử lý gì. Làm nói chung là không có tới, phải làm tới thì tụi nó mới sợ".

Đêm ngày 4, rạng sáng 5/12, hàng trăm quái xế "quậy tưng" trên tuyến xa lộ Hà Nội và tuyến quốc lộ 1 thuộc quận 9 giáp quận Thủ Đức (TP.HCM).

Ngoài tuyến đường Lê Văn Việt, 1 số tuyến đường trong Khu công nghệ cao quận 9, các đối tượng cũng quy tụ về đây để so kè.

Những tháng trong mùa dịch bệnh Covid-19, các “quái xế” tụ tập về khu vực này lại đông và thường xuyên hơn, nhất là trên tuyến đường D2, D12, D15… gây mất trật tự an toàn giao thông. Và trên thực tế đã có tại nạn nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đường này.

Ông Nguyễn Giang Sơn (Đội trưởng Đội Bảo vệ Khu Công nghệ cao) cho biết,  Ban Quản lý đang tích cực phối hợp với Cảnh sát giao thông quận 9 để xử lý triệt để tình trạng trên:

“Cái này có phối hợp với CSGT quận 9, thứ nhất là phối hợp, thứ hai là vấn đề là cùng nhau xử lý những đám nhóm thanh niên mà nó có nhen nhóm tụ tập, giải tán ngay từ đầu, chứ không để nó manh nha”.

Nạn đua xe không chỉ ở TP.HCM mà lan ra cả Bình Dương, Cần Thơ, Vĩnh Long và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Về hành vi này, ở góc độ pháp lý, luật sư Đỗ Trúc Lâm (Giám đốc hãng luật Lâm Trí Việt) cho biết, theo quy định tại nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với hành vi tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng.

Riêng những người trực tiếp đua xe sẽ bị xử phạt từ 7 triệu đến 8 triệu đồng, bị tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng và tịch thu phương tiện.

Ngoài ra, cũng có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự, với mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

“Sẽ bị xem xét xử lý về mặt hình sự, đó là người nào mà đua xe trái phép mà gây thiệt hại cho người khác. Hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trước đó về hành vi đua xe, hoặc bị xử lý hình về mặt hình sự mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này thì sẽ bị các chế tài về mặt hình sự.”.

Hàng trăm quái xế tiếp tục đua xe gây náo loạn đoạn đường gần cầu Xáng huyện Bình Chánh. Ảnh: CHÍ THẠCH
Cần mạnh tay xử lý đua xe trái phép. Ảnh: Thanh niên

Theo luật sư Nguyễn Trung Tín (Văn phòng Luật sư Hoa Sen), chế tài xử phạt đua xe hiện nay là đủ răn đe. Tuy nhiên, nhiều đối tượng vẫn chưa ý thức được hậu quả của việc đua xe cũng như sự quyết liệt trong việc quản lý của cơ quan chức năng.

“Ý thức của những người tham gia đua xe, họ cứ nghĩ rằng câu chuyện là ý thức họ tham gia đua xe như vậy là không ảnh hưởng đến vấn đề gì cả. Thứ hai là khi tham gia đua xe thì họ làm chủ tốc độ của họ. Do đó, trường hợp bị bắt, hoặc trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự, thì trong đầu của những người họ tham gia đua xe như vậy, họ chưa nghĩ đến câu chuyện là họ phải bị xử phạt như vậy như vậy…”

Chống đua xe, trước đây cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông phải rải người theo dõi các tiệm sửa xe chuyên "độ xế" lần tìm manh mối các nhóm đua xe để thâm nhập rồi lên kế hoạch đón lõng.

Dần dà, các quái xế "bắt bài" và các tiệm "độ" xe cũng kín tiếng hơn để giữ mối làm ăn. Vài năm gần đây khi mạng xã hội nở rộ, điện thoại thông minh trở thành phương tiện liên lạc bình dân ai cũng có, các quái xế cũng nhanh chóng lập các nhóm kín để liên lạc, thậm chí gầy độ liên tỉnh để... giao lưu.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó trưởng Ban An toàn Giao thông TP.HCM) ngoài biện pháp giáo dục tuyên truyền từ phía gia đình và nhà trường, cũng cần sự quyết liệt, làm đến nơi đến chốn từ phía cơ quan chức năng.

“Công tác của mình phải cương quyết hơn nữa trong thời gian sắp tới, và công tác phòng ngừa của mình phải lưu ý để ngăn chặn ngay từ đầu. Bên cạnh đó là phải có mang tính giáo dục để nhắc nhở các đối tượng này, rồi trách nhiệm của gia đình. Quan trọng là gia đình cũng phải tăng cường, phối hợp để hỗ trợ, nắm bắt được con em mình để có răn đe nhắc nhở, chứ đâu có phải để nhà nước xử lý được.”.

Vừa qua, Công an thành phố đã huy động cả cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế, cảnh sát phòng chống ma túy, cảnh sát cơ động và công an 24 quận, huyện để cùng cảnh sát giao thông ngăn chặn nạn đua xe trái phép.

Đáng chú ý, lực lượng cảnh sát sẽ trà trộn, "nằm vùng" trong các nhóm kín trên mạng xã hội để phát hiện và có kế hoạch ngăn chặn các cuộc đua xe trái phép ngay từ đầu.

Chống đua xe cũng phải chuyển sang 4.0 để nắm bắt thông tin, có kế hoạch ngăn chặn kịp thời và quyết liệt. 

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Trị đua xe thời 4.0: Không quyết liệt, đừng mong dẹp bỏ”.

Có là người đi đường bất đắc dĩ chứng kiến cảnh đua xe trái phép mới thấy hết nỗi ám ảnh đến kinh hoàng mà các thanh niên gây ra. Có những đoạn quốc lộ, thậm chí là cầu cống trọng điểm trong lưu thông bị chặn lại để đua xe.

Tiếng xe máy gầm rít, ma sát của bánh xe và thân xe chà xát xuống mặt đường bắn lửa tung tóe. Có thanh niên còn bốc đầu xe, chạy với tốc độ cực nhanh để vượt mặt.

Người đi đường buộc lòng phải dạt ra hai bên lề để chờ đợi trong sự lo âu đến cực điểm. Với tốc độ rất lớn như thế, chỉ cần một sơ sẩy, một cục đá chèn ngang, tai nạn thảm khốc sẽ xảy ra đối với người điều khiển và cả những người ở ven đường.

Theo thống kê, trong 5 năm qua, tai nạn giao thông đường bộ đã cướp đi sinh mạng của gần 39.000 người người, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt sai, không đi đúng phần đường.

Riêng phân tích kết quả xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có đến gần 20 ngàn trường hợp  điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, trong đó có cả đua xe trái phép.

Nói điều này để thấy, tai nạn giao thông phần lớn là do ý thức con người; nhất là đua xe trái phép có nguy cơ gây tai nạn đang trở thành một nỗi nhức nhối không hề thuyên giảm ở các đô thị lớn.

Nguyên nhân của thực trạng này là một bộ phận giới trẻ do thiếu hiểu biết và coi thường luật pháp, bốc đồng, thích thể hiện máu hơn thua gây ra.

Đã có nhiều tai nạn thương tâm dẫn đến cái chết của chính các “ quái xế” này và người đi đường bị vạ lây nhưng tụ tập đua xe trái phép vẫn tồn tại không sao dẹp bỏ.

Điều đáng nói là tất cả các đối tượng này đều tìm cách qua mặt lực lượng chức năng nên không dễ xử lý từ khi nhen nhóm.

Ở nhiều nơi chỉ khi nhận được tin báo của quần chúng, cảnh sát giao thông mới tới được thì các vụ đua xe gần như đã giải tán.

Vấn đề chống đua xe trái phép đã được chất vấn, giám sát nhưng xem ra là chưa đủ mạnh để toàn xã hội vào cuộc đấu tranh. Lực lượng cảnh sát giao thông nhiều địa phương thời gian gần đây đã ra quân với các đợt xuống đường đấu tranh với nạn đua xe.

Tuy nhiên, do không duy trì liên tục và làm chưa triệt để nên các” quái xế” vẫn tiếp tục tụ tập thực hiện các hành vi sai trái của mình.

Như vậy, muốn chống đua xe và dẹp bỏ dần vấn nạn này rất cần sự vào cuộc sâu rộng hơn nữa của ngành công an và các tổ chức chính trị xã hội.

Lực lượng công an phải ứng dụng công nghệ thông tin, tìm cách thâm nhập, điều tra và khoanh vùng được các đối tượng cầm đầu để khi manh nha phát hiện là triệt phá ngay.

Thường xuyên tuần tra kiểm soát các  đoạn đường, tuyến đường có khả năng hay tổ chức đua xe. Khi phát hiện đua xe cần đấu tranh không khoan nhượng, không tránh né, nhất là đối với các trường hợp là” cậu ấm cô chiêu”,con cái nhà có quyền thế, điều kiện.

Tuyên truyền vận động người dân ở các tuyến đường, khu vực có đua xe khi phát hiện là báo ngay cho lực lượng chức năng đến để xử lý.

Một yêu cầu nữa là phổ biến và tiến tới xử lý ngay các tổ chức cá nhân có hành vi tiếp tay cho nạn đua xe như cải hoán, nâng cấp, tăng công suất động cơ  xe máy sai quy định.

Các gia đình khi có con em đến tuổi trưởng thành cần thường xuyên để mắt đến việc đi lại, giờ giấc sinh hoạt của con cái. Không tự ý giao xe cho các em hoặc buông lỏng việc con em làm gì, nghĩ gì và sử dụng xe cộ vào mục đích gì.

Pháp luật đã định rõ tội danh của hành vi đua xe và cổ vũ đua xe trái phép.

Vấn đề lúc này là lược lượng công an các địa phương cần thể hiện trách nhiệm cao hơn nữa để cùng với toàn xã hội tiếp tục đấu tranh cương quyết, tiến tới dẹp bỏ hoàn toàn hành vi nguy hiểm này.

Làm được như vậy mới mong hạn chế được các tai nạn thương tâm do đua xe trái phép gây ra; trả lại sự bình yên cho mỗi người, mỗi nhà trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

// //