Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trả góp tiền phạt vi phạm giao thông, Việt Nam có nên áp dụng?

Phóng viên - 09/11/2020 | 5:58 (GTM + 7)

Việc xử phạt vi phạm luật giao thông sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng để áp các mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, có trường hợp mức xử phạt quá cao với khả năng chi trả của người vi phạm. Và đó là lí do để một số quốc gia trên thế giới áp dụng hình thức trả gó

Ảnh minh họa

Tại hầu hết các quốc gia, khi người tham gia giao thông vi phạm luật và nhận vé phạt, hay tệ hơn là bị tạm giữ bằng lái, họ có nghĩa vụ nộp phạt trong khoảng thời gian nhất định, như ở Việt Nam là 10 ngày.

Sau khoảng thời gian đó, nếu người vi phạm chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt, người vi phạm có thể bị tước bằng lái hoặc số tiền phạt sẽ bị tính lãi theo số ngày nộp chậm. Đối với những người gặp khó khăn về tài chính nhưng lại vi phạm lỗi lớn, đây sẽ là nỗi lo không hề nhỏ.

Tuy nhiên, tại một số quốc gia như Úc, Mỹ v.v…, khi người vi phạm giao thông nhận thấy cá nhân không thể nộp tiền phạt đúng hạn, họ có thể đăng ký trả góp tiền phạt.

Về cơ bản, người vi phạm sẽ phải nộp đơn xin trả góp và chờ phê duyệt từ cơ quan chức năng, sau đó thực hiện việc trả góp theo từng tháng cho tới khi hoàn thành. Hình thức trả góp cũng linh hoạt từ việc trả trực tiếp, sử dụng thẻ tín dụng hoặc tự động trừ tiền tài khoản ngân hàng. Và tùy theo chính sách của từng nơi, việc nộp phạt trả góp sẽ có những điểm khác nhau.

Ví dụ tại bang Maryland, Mỹ, chỉ những vi phạm có mức xử phạt trên 150 đô-la Mỹ mới được phép đăng ký trả góp. Các vi phạm phổ biến như vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, tải trọng, đỗ xe sai vị trí đều không được phép đăng ký trả góp.

Đồng thời, số tiền trả góp theo tháng phải ở mức tối thiểu 10% tổng số tiền phạt phải nộp. Người vi phạm khi đăng ký trả góp cần tính toán chính xác thời gian nộp phạt, bởi việc nộp phạt chậm trễ có thể khiến người vi phạm phải nộp thêm số tiền tương đương 17% tổng tiền phạt. Bang Seattle cũng có chính sách tương tự, nhưng yêu cầu trả góp tối thiểu 50 đô-la mỗi tháng; thời gian nộp phạt tối đa là 2 năm; lên tới 3 năm đối với người đang phải nhận trợ cấp chính phủ.

Hay như tại Úc, người vi phạm phải chi trả tối thiểu 40 đô-la mỗi 2 tuần. Nếu không hoàn thành việc trả góp theo đúng thời hạn, người vi phạm sẽ bị phạt thêm 65 đô-la hoặc 25 đô-la với người dưới 18 tuổi.

Nếu trong thời gian trả góp, người vi phạm tiếp tục nhận vé phạt thì số tiền phạt mới lập tức được tính vào kế hoạch trả góp, đồng nghĩa với việc số tiền họ phải nộp cho mỗi lần chi trả cũng tăng lên.

Nếu không muốn việc này xảy ra, người vi phạm có thể liên hệ với cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết. Ngoài ra, nếu người vi phạm đang nhận trợ cấp, họ có thể liên hệ với trung tâm trợ cấp để trừ thẳng số tiền trợ cấp vào tiền phạt.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, anh Phạm Hồng Thái, một tài xế xe tải có 10 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại bang Victoria, Úc cho biết hiện anh trả góp tiền phạt cho lỗi vi phạm giao thông xảy ra từ năm 2017.

Khi đó, chiếc xe của anh Thái bị một chiếc xe khác tông từ phía sau. Tuy nhiên, sau khi cảnh sát phân tích hiện trường thì thấy anh Thái đã dừng xe ở nơi cấm đỗ nên anh phải chịu phạt vì lỗi dừng đỗ xe sai vị trí với tổng tiền phạt là 277 đô-la Úc.

Và anh Thái đã chọn phương án trả góp trong vòng 3 tháng: 

“Cơ quan quản lý đưa ra nhiều lựa chọn cho việc trả góp. Tất cả giao dịch nộp phạt được thực hiện qua thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt. Sau khi việc trả góp được thiết lập thì sẽ có thư xác nhận gửi đến địa chỉ người nộp phạt thông qua đường bưu điện. Trong quá trình trả góp, nếu người bị phạt quên nộp phạt thì sẽ nhận được thông báo nhắc nộp tiền. 

Mới đây, vào giữa tháng 8, thủ đô Abu Dhabi (A-bu Đa-bi) của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng chính thức áp dụng chính sách cho phép người vi phạm giao thông trả góp tiền phạt.

Để có thể trả góp, người vi phạm phải có thẻ tín dụng của 1 trong các ngân hàng hợp tác với chương trình này. Cụ thể, người vi phạm phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng trong thời gian không quá 2 tuần kể từ khi nhận vé phạt, để yêu cầu trả góp tiền phạt.

Thời hạn tối đa để hoàn thành việc trả góp là 1 năm. Trong thông báo, đại diện sở cảnh sát Abu Dhabi cho biết việc áp dụng hình thức trả góp tiền phạt giao thông nhằm mục đích để việc nộp phạt không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của người dân nhưng vẫn đảm bảo tính răn đe.

Còn tại Việt Nam, hiện chúng ta không áp dụng hình thức trả góp tiền phạt vi phạm giao thông. Chia sẻ về vấn đề này, Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết hình thức trả góp tiền phạt có thể nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam:

“Theo quan điểm của tôi, tôi ủng hộ việc cho người vi phạm trả góp tiền phạt. Hình thức này phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, vì người dân của mình thì có nhiều mức sống, người thì đầy đủ, người thì khó khăn, nên có những người vi phạm giao thông xong không có đủ tiền để trả. Phạt để răn đe là đúng, nhưng không phải cứ phạt càng cao thì càng tốt. Đây cũng là bài toán cần phải nghiên cứu, nặng hay nhẹ thì cũng nên dựa trên mức sống của người dân”.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý vi phạm tốc độ trên cao tốc: Cần phát huy tốt hiệu ứng từ xử lý nồng độ cồn

Xử lý vi phạm tốc độ trên cao tốc: Cần phát huy tốt hiệu ứng từ xử lý nồng độ cồn

Sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên các tuyến cao tốc đường bộ nước ta, mới đây lực lượng cảnh sát giao thông cho biết sẽ tăng cường tuần tra và xử lý quyết liệt đối với hành vi vi phạm tốc độ khi lưu thông trên đường cao tốc.

Giá vé máy bay tăng trần, ngành du lịch tăng khó khăn

Giá vé máy bay tăng trần, ngành du lịch tăng khó khăn

Từ ngày 1/3/2024, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với trước đây, tương đương tăng từ 50.000 đến 250.000 đồng một vé một chiều. Việc tăng giá này là để bù đắp phần nào chi phí đầu vào của ngành hàng không đã thay đổi thời gian qua.

Kiểm soát tốc độ 24/24h để tránh tai nạn trên cao tốc

Kiểm soát tốc độ 24/24h để tránh tai nạn trên cao tốc

Gần đây trên các phương tiện truyền thông liên tục thông tin tình trạng tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc Bắc – Nam, gây thương vong về người, hư hại phương tiện nghiêm trọng. Và hiện còn nhiều bất cập trên cao tốc cũng gây ra hiểm họa tiềm ẩn dẫn đến tai nạn.

Hương bưởi thơm cho bộ hành bối rối

Hương bưởi thơm cho bộ hành bối rối

Dạo phố mùa tháng Hai, tháng Ba, chúng ta không khỏi bối rối khi bắt gặp một mùi hương nồng nàn, quen thuộc trên phố. Đó là hương thơm của hoa bưởi, trên những chiếc xe đạp chở hoa được bán dạo nhiều trên một số con phố của Hà Nội như khu vực phố cổ, phố Xã Đàn, Láng Hạ, Lê Duẩn...

Báo chí phải là Diễn đàn để phát huy dân chủ, những giá trị văn hóa, tiến bộ

Báo chí phải là Diễn đàn để phát huy dân chủ, những giá trị văn hóa, tiến bộ

Sáng nay (15/3) tại TP.HCM, diễn ra lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”.

Tân Cảng Sài Gòn lần thứ 2 nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tân Cảng Sài Gòn lần thứ 2 nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Với những đóng góp quan trọng trong 35 năm qua, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã vinh dự được Đảng và Nhà Nước lần thứ 2 trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Bước đầu tổ chức lại giao thông cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng

Bước đầu tổ chức lại giao thông cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng

Chưa đầy 1 tháng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nền về người và tài sản.

// //