Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM triển khai quy trình 5 bước kiểm soát biến chủng Omicron

Phóng viên - 02/01/2022 | 12:21 (GTM + 7)

Sở y tế TP.HCM vừa ban hành quy trình gồm 5 bước để kiểm soát chặt biến chủng Omicron từ những người nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

5 quy trình kiểm soát Omicron của TP.HCM

Sau khi xác định 5 trường hợp nhập cảnh từ vào TP.HCM nhiễm biến chủng Omicron ngày 31.12 vừa qua, lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Y Tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các quận huyện thành phố Thủ Đức kích hoạt ngay các phương án ứng phó, kiểm soát chặt chẽ đối với biến chủng Omicron.

Từ tham mưu của Sở y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quy trình giám sát, quản lý cách ly y tế cho người nhập cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy trình này được áp dụng cho tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo đó, Người nhập cảnh sẽ được chọn nơi lưu trú khi nhập cảnh, nơi lưu trú phải đảm bảo các điều kiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế tại Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021.

Nơi lưu trú bao gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh, .... Trường hợp nơi lưu trú không đáp ứng các điều kiện cách ly tại nhà thì người lưu trú phải thực hiện cách ly tập trung theo quy định.

Cụ thể, quy trình giám sát, quản lý cách ly y tế cho người nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 05 bước:

Bước 1. Đăng ký “Mã QR cá nhân”

Người nhập cảnh cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-Covid để tạo “Mã QR cá nhân”. Trong trường hợp người nhập cảnh không sử dụng được ứng dụng PC-Covid thì truy cập Cổng thông tin An toàn COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ https://antoan-covid.tphcm.gov.vn để tạo “Mã QR cá nhân” (mã QR này là mã QR thống nhất với hệ thống PC-COVID).

Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất chịu trách nhiệm bố trí khu vực riêng với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ người nhập cảnh tạo “Mã QR cá nhân” ngay tại sân bay.

Khuyến khích người nhập cảnh chủ động đăng ký để có “Mã QR cá nhân” trước khi lên tàu bay nhập cảnh vào Việt Nam.

Bước 2. Xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho người nhập cảnh ngay sau khi nhập cảnh

Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất bố trí khu vực thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 và phối hợp các Hãng hàng không Quốc tế hướng dẫn người nhập cảnh đến điểm thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 tại sân bay; sử dụng “Mã QR cá nhân” để cung cấp thông tin cho đơn vị xét nghiệm.

Đơn vị xét nghiệm thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 cho người nhập cảnh, trả kết quả xét nghiệm cho người nhập cảnh và nhập kết quả vào phần mềm CDS theo quy định.

- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính: Lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố chuyển người nhập cảnh đến bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12 để cách ly, điều trị.

- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Hãng hàng không hướng dẫn người nhập cảnh đến điểm kiểm soát để thực hiện các thủ tục rời khỏi sân bay về nơi lưu trú.

Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả xét nghiệm, quét “Mã QR cá nhân” của người nhập cảnh để xác nhận người nhập cảnh đã ra khỏi sân bay.

Bước 3. Di chuyển về nơi lưu trú

Trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, người nhập cảnh phải thực hiện nghiêm quy định 5K.

Phương tiện đón người nhập cảnh chỉ bao gồm lái xe và người nhập cảnh; các trường hợp khác đi đón người nhập cảnh không được ngồi cùng phương tiện với người nhập cảnh (trừ trường hợp người nhập cảnh là người nước ngoài cần phải có người phiên dịch đi cùng).

Phương tiện vận chuyển người nhập cảnh hạn chế dừng, đỗ dọc đường; trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. 

Bước 4. Theo dõi sức khỏe và khai báo y tế mỗi ngày

Nơi tiếp nhận người nhập cảnh cách ly chịu trách nhiệm tạo “Mã QR địa điểm” trên Cổng thông tin An toàn COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh (https://antoan-covid.tphcm.gov.vn).

Nơi tiếp nhận phải xác nhận người nhập cảnh đã đến địa điểm lưu trú bằng cách quét “Mã QR cá nhân” của người nhập cảnh ngay sau khi đến điểm lưu trú. Việc khai báo y tế và xác nhận điểm lưu trú được thực hiện hằng ngày trong thời gian cách ly.

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid, thực hiện đầy đủ quy định 5K (đeo khẩu trang, khai báo y tế, khử khuẩn tay thường xuyên, không đến nơi đông người, không tụ tập); thực hiện xác nhận điểm lưu trú.

Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng, ... thì báo ngay Trạm y tế để xử lý theo quy định.

Tuân thủ thời gian cách ly y tế tại nơi lưu trú theo quy định:

- Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: tự theo dõi sức khỏe, không tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú trong vòng 03 ngày sau nhập cảnh.

- Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19: cách ly tại nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là trẻ em), người từ 65 tuổi trở lên (sau đây gọi chung là người cao tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế): được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc (sau đây gọi chung là người chăm sóc).

Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như đối với người nhập cảnh.

Bước 5. Lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho người nhập cảnh trong thời gian cách ly y tế tại nơi lưu trú

Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm cấp tài khoản quản trị trên Cổng thông tin An toàn COVID-19 (https://antoan-covid.tphcm.gov.vn) cho Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức để quản lý người nhập cảnh cách ly tại nơi lưu trú.

Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức sử dụng tài khoản được cấp để giám sát danh sách người nhập cảnh cách ly tại nơi lưu trú, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào các ngày N3, N7 cho người nhập cảnh theo quy định của Bộ Y tế tại Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16 tháng 12 năm 2021.

- Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính: Đơn vị xét nghiệm báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố điều phối mẫu đến Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giải trình tự gen;

Đồng thời báo cho Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức nơi người bệnh cách ly để vận chuyển người nhập cảnh đến Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 12 (nếu người bệnh không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ) hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (nếu người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp).

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //