Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM sau ngày 30/9: Không tự ý đi lại liên tỉnh và các ngành được hoạt động

Phóng viên - 30/09/2021 | 11:38 (GTM + 7)

Vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa được hoạt động phù hợp với cấp độ dịch bệnh từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở GTVT. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ lưu thông trong thành phố. Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh theo lộ

Đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới

Sáng nay (30/9), tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hoà Bình thay mặt Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 công bố "Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM".

Không tự ý ra khỏi địa bàn TP.HCM

Về việc tham gia giao thông sau ngày 30/9, UBND TP.HCM đề nghị người dân cần tuân thủ các quy định về kiểm soát phòng, chống dịch của Thành phố. Khi người dân tham gia giao thông phải sử dụng mã QR Code của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vaccine (cho đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); 

Trường hợp không có mã QR, phải xuất trình giấy tờ như F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Thực hiện nghiêm 5K, khi có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở,...) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh COVID-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115. Trường hợp cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của UB MTTQ Việt Nam Thành phố.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cũng lưu ý đến người dân không tự ý ra khỏi địa bàn Thành phố: "Người dân không tự ý đi lại các tỉnh thành phố khác, nếu có nhu cầu thực sự cần thiết phải thực hiện theo hướng dẫn của Sở GTVT… Lãnh đạo Thành phố, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh Long An, Đồng Nai... BRVT cùng phối kết hợp đưa công nhân về TP.HCM bằng phương tiện chung, không đi xe cá nhân".

Vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa được hoạt động phù hợp với cấp độ dịch bệnh từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở GTVT. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ lưu thông trong thành phố. Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ GTVT và quy định của Bộ Y tế.

Hiện, Bộ GTVT đã hoàn thiện kế hoạch cho giao thông quốc nội và đang chờ hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhưng khi đi, người dân cần sự cho phép của nơi đi và nơi đến. Sở GTVT hướng dẫn việc đi lại giữa các tỉnh trong vùng của các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh); tổ chức vận chuyển người lao động về thành phố; lưu thông liên tỉnh trong trường hợp cấp thiết.

Shipper vận chuyển hàng hóa tiếp tục hoạt động theo hướng dẫn của Sở Công Thương. Hiện, có hơn 80.000 shipper (theo số liệu Sở Công Thương) vẫn hoạt động bình thường.

TP.HCM tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Các chốt kiểm soát tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR Code và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, thành phố tổ chức chốt kiểm soát lưu động, không để tập trung đông người tại chốt kiểm soát.

"Sau ngày 30/9 sẽ thấy không còn chốt chặn như trước nhưng Công an TP vẫn duy trì chốt lưu động, kiểm tra, giám sát và tuần tra để đảm bảo an toàn", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình thông tin.

Ông Bình nhấn mạnh, tinh thần đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hoá giữa TP.HCM với các địa phương một cách thuận lợi, đáp ứng phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa được hoạt động phù hợp với cấp độ dịch bệnh từng khu vực, địa phương theo hướng dẫn của Sở GTVT

Các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động sau 30/9 

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN, KCX, KCNC, Công viên phần mềm Quang Trung, cụm công nghiệp và trên địa bàn quận, huyện, TP Thủ Đức. 

 - Doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y. 

 - Công trình giao thông, xây dựng. 

- Hoạt động kinh doanh, thương mại - dịch vụ gồm: cung cấp lương thực thực phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini; cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống; xăng, dầu, gas, hóa chất; điện; nước; nhiên liệu; vật liệu; dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp; dịch vụ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, ứng dụng hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư. 

 - Dịch vụ công ích; dịch vụ bảo vệ; trạm thu phí sử dụng đường bộ; dịch vụ tư vấn xây dựng; dịch vụ vệ sinh môi trường; dịch vụ quan trắc và xử lý môi trường; dịch vụ giới thiệu việc làm; dịch vụ cưới - hỏi; dịch vụ rửa xe; dịch vụ tang lễ; dịch vụ tiện ích công như cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải. 

 - Hoạt động của văn phòng, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài nước, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại TP. 

 - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, logistics và bổ trợ doanh nghiệp, người dân. 

 - Bưu chính, viễn thông; in, xuất bản, báo chí; hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; doanh nghiệp lịch; cửa hàng sách, thiết bị văn phòng; đường sách; thư viện, phòng tranh, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; đồ dùng, dụng cụ học tập; công nghệ thông tin; thiết bị tin học; cửa hàng điện máy; cửa hàng mắt kính; cửa hàng thời trang, may mặc; cửa hàng vàng bạc đá quý và đồ trang sức. 

 - Kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa. 

 - Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú, tham quan, không tổ chức buffet.

 - Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất. 

 - Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm có điều kiện. 

 - Cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, các dịch vụ khác phục vụ cho khách tham quan được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch.

Với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; TP cho phép hoạt động:

- Hoạt động tham quan bảo tàng được hoạt động với điều kiện đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch, mỗi nhóm tham quan tại từng khu vực trưng bày tối đa 10 người cùng một thời điểm;

- Những sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức quy mô tối đa 70 người với điều kiện 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức;

- Các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe hằng ngày của người dân được hoạt động, nếu hoạt động theo từng nhóm tối đa 15 người/nhóm. Trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, được hoạt động tối đa 100 người;

- Tổ chức đám tang, đám cưới hạn chế tối đa 20 người cùng một thời điểm.

Chỉ thị mới của TP.HCM đặt ra 3 mục tiêu:

Thứ nhất là, tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên toàn thành phố; kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.

Thứ hai là, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả; quan tâm mở các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân thành phố.

Thứ ba là, đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hòa Bình nhấn mạnh: "Chúng ta mở các hoạt động nhưng ưu tiên phát triển kinh tế, khôi phục sản xuất, đảm bảo không đứt chuỗi hoạt động, đưa sinh hoạt của người dân từng bước sang bình thường mới".

Chia sẻ thêm, kể từ ngày 1/10, người dân khi đã tiêm vaccine hoặc đã hoàn thành điều trị COVID có thể tham gia một số hoạt động cơ bản như khám chữa bệnh, sản xuất kinh doanh, thể dục thể thao... tùy theo điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, TP.HCM vẫn sẽ tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ như quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, hoạt động bán hàng rong, vé số dạo...

Ông Lê Hòa Bình lưu ý:"Không phải sau 30/9 tất cả hoạt động đều ồ ạt mở cửa mà phải thận trọng từng bước, có lộ trình để đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân là trên hết. Đồng chí Bí thư thành ủy, chủ tịch UBND thành phố và thường vụ thành ủy cũng quán triệt đến 22 quận huyện và thành phố Thủ Đức".

Như vậy, sau ngày 30/9, TP.HCM vẫn tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh tại Thành phố và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //