Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM: Không để người dân đứt bữa

Phóng viên - 04/08/2021 | 6:29 (GTM + 7)

Đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời lương thực thực phẩm cho người lao động đang gặp khó là một việc làm cấp bách hiện nay.

Đường phố vắng vẻ tại Tp.HCM trong ngày đầu thực hiện giờ giới nghiêm

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sau 18h, trời nhá nhem tối, với chiếc ba lô trên lưng, anh Nguyễn Văn Hùng vẫn lang thang trên con phố không người giữa lòng đô thị. Kể từ khi TP.HCM bùng phát dịch lần thứ 4, anh đã mất việc làm.

Không nơi nương tựa, giờ anh phải lang thang ngoài đường nhờ sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm chỉ với hy vọng vượt qua được “cơn bão” dịch này:

PV: Hàng ngày mình sống như thế nào?

Đi làm thuê làm mướn ở tàu biển 

PV: Rồi bây giờ dịch thì sao?

Đi không được, bởi vậy mới phải đi lang thang ăn xin. Sống với bà cô nhưng cũng không được vào nhà, khó khăn sống khổ lắm anh à. Cũng chỉ có ăn mì gói, cơm nước thì không có. 

Anh Nguyễn Văn Hùng đã mất việc làm, không có nơi nương tựa kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ tư

Với Chỉ thị 16 tăng cường tại TP.HCM, từ 18h đến 6h sáng hôm sau, không ai được ra đường chỉ trừ lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch.

Tuy nhiên, đối với những người lao động tự do thì lề đường lại là chỗ ngủ, mái hiên nhà là nơi để tránh nắng, trú mưa.

Nhà hàng đóng cửa, chính vì vậy công việc bảo vệ của ông Ngô Văn Lộc cũng không còn, kẹt lại giữa thành phố, chú phải sống qua ngày nhờ những hộp cơm từ thiện. Ông bùi ngùi chia sẻ:

“Không có nguồn thu nhập nào hết, chú ra đây toàn ăn cơm cộng đồng mạng không à. Người ta dặn tụi chú là cứ tập trung ở đây người ta cho cơm.

Tụi chú rất khổ sở trong mùa dịch, sống lang thang vất vả lắm, ban ngày ăn ngủ không yên, có đêm trời mưa mấy chú phải ngồi, ngồi đến sáng”.

Các nhà hàng đóng cửa khiến ông Ngô Văn Lộc mất công việc bảo vệ, phải lang thang, sống dựa vào những phần cơm từ thiện

Để không ai bị bỏ lại phía sau, TP.HCM đã tích cực triển khai gói hỗ trợ 866 tỷ đồng đến với người khó khăn, người yếu thế vượt qua khó khăn. Hai tuần qua, bà Nguyễn Thị Thanh Trâm, Chủ tịch UBND Phường 17, Quận Phú Nhuận đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tìm người hỗ trợ. Chỉ trong 2 tuần, 100% người lao động tự do, trong đó có những người bán vé số dạo đã có thể tiếp cận với gói hỗ trợ này.

Bà Nguyễn Thị Thanh Trâm cho biết:

“Thực hiện công tác chi trả tại khu phố, đồng thời chuyển tải kinh phí đến cho từng hộ dân làm sao càng sớm càng tốt. Đặc biệt không để sót đối tượng, không để sai đối tượng. Do đó nếu thiếu thì tôi sẽ bổ sung nhanh chóng kịp thời đến với những người dân”.

Trong hơn 230 nghìn đối tượng lao động được hưởng trợ cấp đợt này có hơn 10% là lao động tự do đến từ những tỉnh, thành khác. Nhiều người lao động mất việc, không chỗ ở phải tá túc ở lề đường, hè phố đã khiến cho việc triển khai gói hỗ trợ tại các phường, xã, quận, huyện gặp không ít khó khăn.

Để triển khai gói hỗ trợ được nhanh chóng đến với mọi người dân, ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở lao động và Thương binh xã hội TP.HCM đã kêu gọi người lao động tự do làm việc và tạm trú ở đâu thì ở yên đó để sớm nhận được sự hỗ trợ:

 “Quận 12, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh là những quận huyện có số lao động tự do nhiều nhất thì bà con sinh sống ở đâu, tạm trú ở đâu thì hãy về tại đó đăng ký với khu phố tổ dân phố để được hỗ trợ.

Bên cạnh gói 886 tỉ đồng theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân Tp đang được triển khai, tới đây, TP.HCM sẽ triển khai tiếp gói 26.000 tỷ đồng của theo nghị quyết 68 nghị quyết 68 của Chính phủngười lao động và người sử dụng lao động đang gặp khó khăn. Việc triển khai những gói hỗ trợ một cách nhanh chóng, kịp thời đến với người lao động là mong mỏi của Thành phố lúc này.

Ông Lê Minh Tấn chia sẻ thêm:

“Thành phố mong muốn làm sao gói hỗ trợ này được triển khai nhanh chóng, kịp thời đến với người lao động, đến với người công nhân để không ai bị khổ sở, không ai bị thiếu thốn trong khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội mà nhất là những người lao động tự do, những người yếu thế, những người làm công việc giản đơn thì bị tác động rất lớn”.

Hiện nay, khi thực hiện yêu cầu ai ở đâu ở yên đó, không di chuyển ra ngoài thành phố. Số người thiếu lương thực thực phẩm vì vậy đang tăng lên rất nhiều. Thành ủy, UBND TP.HCM đã họp khẩn triển khai từ thành phố xuống cơ sở.

Theo đó, thành phố sẽ thành lập trung tâm cứu trợ khẩn cấp; mang lương thực phẩm đến từng người khó khăn; trong đó các xã, phường, tổ dân phố sát dân sẽ làm việc này một cách  nhanh chóng, cụ thể. Với tinh thần một miếng khi đói bằng một gói khi no, khi những người lao động nghèo gặp khó khăn thì yếu tố kịp thời đã trở thành điều mà họ mong mỏi nhất ngay lúc này.

Những gói hỗ trợ này không thể giúp những người dân vực dậy mạnh mẽ trong cuộc sống nhưng cũng giúp họ gắng gượng vượt qua cơn “bão tố” có lẽ sẽ khó có thể thấy lần thứ 2 trong đời.

 Nhiều người lao động mất việc, không chỗ ở, phải tá túc ở lề đường, hè phố đã khiến cho việc triển khai gói hỗ trợ tại các phường, xã, quận, huyện gặp không ít khó khăn

Bên cạnh sự nỗ lực nhằm kiểm soát đại dịch Covid-19 thì việc chăm lo đời sống cho mỗi người dân cần được đặc biệt quan tâm. Lúc này đây, những gói hỗ trợ, những phần lương thực thực phẩm như những chiếc phao cứu sinh cho những đối tượng lao động yếu thế. Đã có nhiều người được giúp đỡ nhưng đâu đó vẫn còn người đang mong mỏi sự hỗ trợ.

TP.HCM Không để người dân đứt bữa vì COVID-19

Những ngày này ở TP.HCM, nếu có dịp tận tay trao từng suất cơm từ thiện cho những mảnh đời cơ nhỡ ở các ngã tư đường, hay đến được các khu cách ly phong tỏa, các xóm trọ vùng ven mới thấy được sự sự tàn phá khủng khiếp của virus Sars CoV2 đối với đời sống xã hội. 

Để thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo quy định của nhà nước, hơn 2 tháng qua, hàng triệu người lao động ở thành phố sôi động nhất nước phải ở nhà, giảm hoặc mất thu nhập, cuộc sống vì thế nhanh chóng rơi vào khó khăn, thậm chí túng quẫn.

 Với sự chủ động của mình, ngay từ đầu đợt tái bùng phát dịch lần thứ 4, TP.HCM đã xây dựng gói hỗ trợ an sinh xã hội dành cho người bị ảnh huởng từ dịch Covid 19 với ngân sách khoảng gần 900 tỷ đồng. Không chỉ vậy, hơn 1000 tỷ đồng đã được nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp thông qua Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố để chung tay chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn trong dịch bệnh.

Ở góc độ vĩ mô, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ đồng với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền các địa phương còn được thể hiện ở những liều vaccine ưu tiên dành cho những người nghèo, lao động tự do để họ vững tâm hơn trước dịch bệnh. 

Không thể phủ nhận những nỗ lực rất lớn từ Chính phủ và chính quyền TP.HCM trong cuộc chiến chống dịch lẫn đảm bảo đời sống an sinh cho người dân bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên nhà nước dành nguồn lực lớn từ ngân sách để chi cho công tác an sinh xã hội trong một thời gian ngắn. Rất nhiều người đã được nhận tiền, quà là các nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Dù các con số báo cáo đều cho rằng 100% đối tượng liên quan đã được hỗ trợ nhưng trên thực tế vẫn không ít người lao động tự do hay kinh doanh nhỏ vẫn chưa thể tiếp cận nguồn hỗ trợ từ chính quyền. Dù lãnh đạo Trung ương cũng như lãnh đạo TP.HCM thường xuyên yêu cầu tháo gỡ các thủ tục hành chính không cần thiết để hỗ trợ tốt nhất, kịp thời nhất cho người dân nhưng phải thừa nhận rằng vẫn còn không ít bất cập trên thực tế. Trong các xóm trọ, khu người lao động nghèo vẫn có các gia đình đang cần trợ giúp khẩn cấp để không bị thiếu ăn, thiếu mặc.

Rõ ràng áp lực đang rất nặng lên cấp chính quyền cơ sở khi phải căng mình, huy động tối đa nhân lực cho công tác phòng chống dịch.Tuy nhiên hiện nay, để người dân có đủ sức chịu đựng ở yên, không ra ngoài, không chạy về các tỉnh thì các cấp, các ngành của thành phố phải lo đủ cái ăn cái mặc cho người nghèo, người yếu thế.

Do vậy với vai trò là những người gần dân nhất thì người làm công tác cơ sở cần rà soát chặt chẽ hơn nữa để không bỏ lọt những người khó khăn trên địa bàn. Phát hiện ai cần cứu trợ là phải trích ngân sách hoặc huy động các nhà hảo tâm làm ngay, không để ai bị đứt bữa; bị đói vì COVID-19. Sự hỗ trợ từ nhà nước, chính quyền đến tay người dân lúc này có thể như “gió vào nhà trống” nhưng cũng đủ sức giúp họ cầm cự qua cơn thắt ngặt. 

Dịch COVID-19 vẫn còn đang rất phức tạp và sẽ còn kéo dài, sự hỗ trợ từ Nhà nước và các nhà hảo tâm sẽ là điểm tựa quan trọng để người nghèo có thể chống chọi với dịch bệnh.

Chính sách đã có, cần nhất lúc này là sự quan tâm sâu sát từ chính quyền các cấp, “nói đi đôi với làm”, “làm đúng làm đủ” chứ không dừng lại ở những con số báo cáo. Hy vọng với cách mà TP.HCM đang làm sẽ là điểm tựa giúp người nghèo của thành phố vượt qua được bão covid trong thời gian sớm nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //