Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tinh giảm cán bộ: Khó vẫn phải làm

Phóng viên - 14/08/2020 | 15:31 (GTM + 7)

Thực hiện Nghị định 34/2019 của Chính phủ, từ nay đến cuối năm, TPHCM phải tinh giảm hơn 2.300 cán bộ không chuyên trách tại hơn 320 phường, xã, thị trấn. Nhiều cán bộ, địa phương lo ngại về tiến độ công việc, cũng như công tác giải quyết thủ tục hành chí

Công việc vốn đã quá tải, số lượng cán bộ không chuyên trách lại bị cắt giảm đột ngột càng gây khó khăn cho địa bàn đông dân cư
Công việc vốn đã quá tải, số lượng cán bộ không chuyên trách lại bị cắt giảm đột ngột càng gây khó khăn cho địa bàn đông dân cư

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Quy định tại NĐ34/2019 đã có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, về phía công tác tại cơ sở thì Cơ sở hiện nay rất khó khăn. Càng về sau này thì khối lượng công việc, yêu cầu chất lượng công việc của phường xã thị trần rất nặng nề. 

Nếu theo NĐ34 thì có 14 cán bộ không chuyên trách ở 13 chức danh. Tại TP.HCM, tôi xin đề xuất nếu phường nào dưới 30.000 dân thì áp dụng theo NĐ34. Nếu Phường nào có tăng trên 5000 dân trở lên thí bố trí thêm 1 CB chuyên trách để giải quyết công việc hiện nay. 

Khối lượng công việc rất lớn, việc tổ chức triển khai thực hiện chắc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nên tôi mong UBNDTP, cùng các Sở Ngành sẽ tính toán công việc, thủ tục hành chính để phù hợp nội dung, khối lượng công việc của Cán bộ công chức cho hợp lý nhất, để các địa phương an tâm.

Nghị định 34 quy định, TP.HCM tinh giảm trung bình 8 cán bộ không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn: loại 1 từ 22 người xuống 14 người; loại 2 từ 20 người xuống 12 người; loại 3 từ 19 người còn 10 người. Số cắt giảm từ 30-40%.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung – Phó Bí thư trường trực huyện Ủy Bình Chánh, hiện nhiều quận/huyện ở TP.HCM có số dân bằng, thậm chí cao hơn dân số của một tỉnh trong cả nước. Công việc vốn đã quá tải, số lượng cán bộ không chuyên trách lại bị cắt giảm đột ngột càng gây khó khăn cho địa bàn đông dân cư.

"Hiện nay, tại Xã Vĩnh Lộc A có 170.000 dân, số cấn bộ chuyên trách của Xã Vĩnh lộc A là 58 người, nếu áp dụng vào nghị Định 34 thì chỉ còn 14 cán bộ không chuyên trách. Số dôi dư ra 42 cán bộ. Với số lượng công việc hiện nay như thế, bây giờ giảm số cán bộ không chuyên trách thì rất khó khăn".

Còn theo bà Nguyễn Thị Như Ý - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Phường 15, quận Phú Nhuận, cần hướng dẫn, sắp xếp lại công việc, để giảm áp lực công việc cho những cán bộ còn lại, tránh trường hợp nghỉ việc do tâm lý quá tải. Đồng thời, thành phố giải quyết hỗ trợ cho hơn 2.000 cán bộ dôi dư phải nghỉ việc khi cắt giảm.

"TP phải cân nhắc thêm, bố trí nguồn ngân sách cho phường xã thị trấn để có thêm những hợp đồng mang tính chất công việc thời vụ, hoặc hợp đồng đối với cán bộ phụ trách kiêm nhiệm những nội dung không có theo chức danh. Để tháo gỡ những khó khăn khi chỉ có biên chế 14, 12 như hiện nay".

Trước lo ngại của địa phương, ông Trương Văn Lắm – Giám đốc Sở Nội Vụ TP.HCM thừa nhận, tuy rất khó khăn nhưng quy định đòi hỏi thành phố phải chấp hành nghiêm túc. Tùy vào quy mô, khối lượng công việc, việc bố trí chức danh do địa phương đề xuất và UBND quận huyện xem xét quyết định theo nguyên tắc của Nghị định 34. 

"Quy mô khối lượng công việc phải tính toán cho phù hợp. Có những công việc mang tình thời vụ, đột xuất có thể hợp đồng thêm người để làm. Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: Những công tác chuyên môn nghiệp vụ không được ký HĐLĐ. Những trường hợp đó, phải trong tịnh biên, biên chế cho phép".

Nếu tính luôn số biên chế phường, xã, thị trấn, đến năm 2019, một công chức tại TPHCM phục vụ khoảng 346 người dân so với cả nước là 152 người.

Để đáp ứng đủ cho khối lượng công việc, giữ ổn định cho hệ thống chính trị, TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Nội Vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, thẩm định lại số lượng người làm việc và số lao động hợp đồng tại thành phố sát với thực tế.

Cụ thể, năm 2021, giảm biên chế viên chức từ 111.927 người còn 108.185 người và chuyển số này sang biên chế công chức.

Liên quan đến vấn đề cắt giảm cán bộ chuyên trách và giảm biên chế, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, với khối lượng công việc hiện nay, thành phố nên đẩy mạnh giải pháp công nghệ để rút gọn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

"Thành phố dân số ngày một tăng. Một công chức thành đã phục vụ 1,7 lần lượng dân trên đầu người so với cả nước. Sắp tới muốn phục vụ tốt hơn chỉ có con đường tăng năng suất. Từ đó ứng dụng công nghệ thông tin, các giải pháp thông minh thì mới tăng năng suất, nhà quản lý đỡ vất vả hơn.

Thứ 2, khi đã số hóa tài nguyên rồi thì trong khi ra quyết định, mình sử dụng tài liệu bằng giấy thì ta sử dụng tài liệu đã số hóa nhanh hơn rất nhiều. Các công việc hiện tại cả hành chính, doanh nghiệp, dịch vụ đều tốt hơn trước".

TP.HCM đông nhất cả nước và đóng góp cao cho ngân sách nhà nước. Việc tinh giảm cán bộ cần triển khai có lộ trình và giải pháp thích hợp, nhằm đáp ứng với tốc độ phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho thành phố.

Việc cắt giảm nhân sự ở bộ máy nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp; khi làm nếu không căn cơ, bài bản, bảo đảm tôn trọng quyền của người lao động dễ dẫn đến tâm tư, bức xúc
Việc cắt giảm nhân sự ở bộ máy nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp; khi làm nếu không căn cơ, bài bản, bảo đảm tôn trọng quyền của người lao động dễ dẫn đến tâm tư, bức xúc (Ảnh: Lao động)

Tinh giảm cán bộ cấp phường, xã, thị trấn không chỉ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước mà còn nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, hiệu quả bộ máy. Do đó, việc tinh giảm là cần thiết và triển khai phù hợp với từng địa phương, nhất là đô thị đặc biệt như TP.HCM.

Đây sẽ là nội dung trong bài bình luận nhan đề “Tinh giảm cán bộ: Khó vẫn phải làm”, do Nhà báo Bùi Trọng Điển – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông thực hiện. 

Giảm cán bộ chuyên trách, giảm biên chế luôn là một yêu cầu bắt buộc để tiến tới một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả.

Bởi đơn giản với điều kiện khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển, máy móc tiến tới làm thay con người nhiều việc thì không có lý gì để bộ máy hành chính nhà nước tiếp tục “phình to”, cồng kềnh mà tiến trình giải quyết công việc của dân, doanh nghiệp vẫn ì ạch,trầm ê.

Nói điều này để thấy ở bất cứ cơ quan đơn vị hành chính nhà nước nào từ trung ương đến địa phương hiện nay, bên cạnh các cán bộ công nhân viên chức tận tụy, sáng tạo thì số cán bộ viên chức “ sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”,“ ngồi chơi xơi nước” vẫn còn tồn tại khá phổ biến.

Rất nhiều người trong số họ dù đến công sở đúng giờ nhưng năng suất lao động rất kém, không chịu suy nghĩ và hành động khiến việc của cơ quan, của dân và doanh nghiệp trôi hết từ tháng này qua năm khác. Cá biệt có nơi còn tạo ra các rào cản, nhũng nhiễu dân,hành doanh nghiệp. 

TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước; dân số đông nhất nước; công việc hành chính của một quận, huyện của thành phố có khi giải quyết còn hơn cả một tỉnh.

Tuy nhiên, thời gian qua, đội ngũ cán bộ công chức của thành phố bên cạnh những nhân tố tích cực thì còn rất nhiều nơi chất lượng nguồn nhân lực đều có vấn đề. Điển hình như huyện Hóc Môn, trong công bố kết luận mới đây của Thanh tra thành phố tại UBND huyện này, tình trạng trễ hẹn hồ sơ còn tới 100% vào thời điểm năm 2017; có hồ sơ trễ gần 2 tháng.

Đó là chưa kể với sự tham mưu của các Phòng, UBND huyện ban hành quy trình tách thửa nhà đất người dân bắt buộc phải lập thủ tục biến động là chưa phù hợp; vô tình gây khó và phiền phức cho người dân. 

Rõ ràng TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác trong cả nước đang trên tiến trình xây dựng thành phố thông minh, sáng tạo với hàng loạt các ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử thì việc thanh lọc, cắt giảm chuyên trách, biên chế trong  bộ máy cũng là một việc nên làm và phải làm.

Bởi chỉ khi bộ máy tinh gọn vừa tiết kiệm chi ngân sách vừa tạo điều kiện tuyển dụng được người có tài, đạo đức công vụ tốt vào làm việc với cơ chế lương, thưởng thỏa đáng. Vấn đề là không cắt giảm một cách cơ học mà ở những phần công việc mà máy móc thiết bị không thể làm thay thì vẫn phải đảm bảo có đủ nhân sự để giải quyết. 

Việc cắt giảm nhân sự ở bộ máy nhà nước tại TP.HCM nói riêng; các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước nói chung là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp; khi làm nếu không căn cơ, bài bản, bảo đảm tôn trọng quyền của người lao động dễ dẫn đến tâm tư, bức xúc.

Do vậy cùng với việc đặt ra thực hiện mục tiêu cắt giảm nhân sự một cách quyết liệt, không chần chừ để có một một bộ máy tinh gọn, đáp ứng với yêu cầu hội nhập sâu rộng; các cơ quan nhà nước cần thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp, trợ cấp cho người bị cắt giảm. 

Như vậy, kiện toàn bộ máy, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, với nguồn cán bộ công chức viên chức có tâm, có tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là sau đại dịch Covid là một yêu cầu bắt buộc mà các cơ quan đơn vị ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung cần phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Chỉ có như vậy công việc của dân, doanh nghiệp ở mỗi địa phương mới thực sự được giải quyết trôi chảy; dẫn đường cho sự phát triển. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Hằng năm, vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 lại diễn ra sự kiện Giờ Trái Đất. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động hưởng ứng đã diễn ra nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích việc bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện trở thành thói quen của mọi người dân thì cần nhiều giải pháp hơn nữa.

// //