Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tín hiệu thắt chặt của FED và biến thể Omicron đang gây sức ép lớn lên thị trường kim loại

Phóng viên - 06/12/2021 | 10:48 (GTM + 7)

Các mặt hàng kim loại quý có tuần thứ ba liên tiếp kết thúc trong sắc đỏ. Giá bạc và bạch kim đồng loạt giảm gần 3% về lần lượt là 22.44 USD/ounce và 926.2 USD/ounce.

KIM LOẠI

Các mặt hàng kim loại quý có tuần thứ ba liên tiếp kết thúc trong sắc đỏ. Giá bạc và bạch kim đồng loạt giảm gần 3% về lần lượt là 22.44 USD/ounce và 926.2 USD/ounce. Trước các tín hiệu thắt chặt sớm của FED, triển vọng của thị trường kim loại quý đang trở nên rất tiêu cực khi đồng USD ngày càng có giá trị cao hơn.

Bên cạnh đó, biến thể Omicron đang là một rủi ro lớn đối với các thị trường đầu tư tài chính trên toàn cầu, trong đó có bạc và bạch kim. Dòng vốn trú ẩn cũng quay trở lại với trái phiếu, do mức lợi suất hấp dẫn hơn so với các mặt hàng kim loại quý. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm mạnh hơn 8% về 1.36%

Đối với các mặt hàng kim loại cơ bản, diễn biến trái chiều vẫn được duy trì trong tuần vừa qua. Giá đồng cũng có tuần thứ 3 liên tiếp giảm sau khi giằng co mạnh trong tuần, và hiện đang ở mức 4.267 USD/pound. Triển vọng tiêu thụ của đồng bị ảnh hưởng khá nhiều do đồng USD tăng giá và đặc biệt là sự lây lan của biến thể Delta.

Bên cạnh đó, các chính sách chống dịch của Trung Quốc cũng sẽ là yếu tố gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và làm giảm nhu cầu tiêu thụ với đồng. Trái lại, giá quặng sắt tiếp tục tăng gần 6% lên 101.6 USD/tấn. Thị trường hồi phục chủ yếu nhờ lực bắt đáy, tuy nhiên, đà tăng của giá sắt đang chững lại và tích lũy xung quanh mức 100 USD/tấn.

CÔNG NGHIỆP

Phần lớn các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đóng cửa tuần trong sắc đỏ. Cà phê cùng ca cao là những mặt hàng duy nhất giữ được đà tăng trong tuần qua. Giá Arabica giằng co rất mạnh trong tuần rồi kết thúc với mức tăng nhẹ 0.2% lên 243.4 cents/pound. Giá Robusta tiếp tục bứt phá mạnh mẽ 3.4% lên mức đỉnh 10 năm mới là 2386 USD/tấn. Thị trường Robusta hiện đang được hỗ trợ nhiều hơn, khi mà mức chênh lệch giữa hai Sở được nới rộng nhiều do giá Arabica tăng quá mạnh trong tuần trước đó.

Đồng thời, lũ lụt và sạt lở ở Tây Nguyên, khu vực sản xuất Robusta chính của Việt Nam cũng làm ảnh hưởng tới 20 ha trồng cà phê, và khiến cho rất nhiều người dân phải sơ tán, làm chậm trễ quá trình thu hoạch của Việt Nam. Bên cạnh đó, những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng vẫn còn tồn tại và khiến cho các lô hàng cà phê khó tới tay người tiêu dùng, và làm cho mức dự trữ trên Sở ICE US giảm mạnh.

Vì thế, thị trường cà phê vẫn đang có được động lực để tăng giá trong ngắn hạn, tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Omicron có thể là yếu tố kìm hãm đà tăng này.

Giá bông giảm mạnh gần 7% về 104.2 USD/tấn. Việc các quỹ nắm giữ quá nhiều vị thế mua tạo ra áp lực thanh khoản, nên các quỹ phải tất toán một phần vị thế để tránh rủi ro quá lớn. Bên cạnh đó, việc đồng USD đang neo ở mức giá cao cũng làm giảm nhu cầu tiêu thụ đối với bông vì đây là mặt hàng xuất khẩu chính của Mỹ.

Hai mặt hàng đường đồng loạt giảm mạnh trong tuần vừa qua với giá đường 11 giảm 3.1% còn 18.75 cents/pound, giá đường trắng giảm 2.9% còn 486.9 USD/tấn. Thị trường đường đánh mất xu hướng tăng do sự sụt giảm của giá dầu thô. Nguồn cung đường trong thời gian tới có thể tăng lên do lượng mía dùng để sản xuất ethanol giảm.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //