Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tìm giải pháp kết nối doanh nghiệp nông sản với đường sắt, hàng không

Phóng viên - 10/09/2020 | 5:51 (GTM + 7)

Để hạn chế tác động của dịch bệnh, cả ngành đường sắt và ngành hàng không đều đang không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm đẩy mạnh khai thác vận tải hàng hóa.

Để góp phần đa dạng hóa phương thức vận tải, tận dụng những ưu thế hiện có của vận tải đường sắt và đường hàng không, qua đó cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa nông sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với  Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp nông sản - đường sắt - hàng không” diễn ra chiều 8/9, tại Hà Nội.

Thu hoạch càphê ở Đắk Lắk. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thu hoạch càphê ở Đắk Lắk. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước; trong đó có nhiều mặt hàng nằm trong nhóm các nước xuất khẩu lớn trên thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su….

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt gần 25,5 tỷ USD, có 6/9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Cụ thể: thủy sản đạt 8,54 tỷ USD; rau quả đạt 3,75 tỷ USD; hạt điều đạt 3,29 tỷ USD (tương đương 456 nghìn tấn); cà phê đạt 2,86 tỷ USD (tương đương 1,65 triệu tấn); gạo đạt 2,81 tỷ USD (tương đương 6,37 triệu tấn), cao su đạt 2,3 tỷ USD (tương đương 1,7 triệu tấn).

Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó hoạt động logistics đối với nông sản đang là một trong những yếu tố khiến nông sản Việt khó phát huy được lợi thế cạnh tranh.

Mặt khác, do tính chất đặc thù đối với một số loại hàng nông sản như chu kỳ sử dụng ngắn, dễ hư hỏng, có tính thời vụ theo mùa... nên hoạt động logistics phục vụ vận chuyển hàng nông sản đòi hỏi một quá trình tích hợp từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp logistics về phương thức vận tải để vận chuyển hàng nông sản và hàng lạnh, đường bộ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp chủ hàng do sự linh hoạt, thời gian vận chuyển nhanh và cũng là một phương thức truyền thống, đặc biệt là đối với xuất khẩu sang các thị trường có chung đường biên giới với nước ta.

Tiếp đến là đường biển do chi phí thấp, thích hợp với việc xuất khẩu sang các thị trường xa và với các mặt hàng có tính thời vụ thấp. 

Tỷ lệ sử dụng đường sắt và đường hàng không hiện nay chưa nhiều do chi phí vận chuyển cao, chưa phù hợp với các mặt hàng nông sản giá trị thấp, vận tải đường sắt thiếu kết nối linh hoạt...

Tại hội nghị, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng, việc chỉ tập trung khai thác vận tải đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu đã ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam do chi phí vận tải đường bộ khá cao, bên cạnh đó vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu do năng lực thông quan tại các cửa khẩu không đáp ứng được lượng hàng hóa xuất khẩu lớn khi vào dịp cao điểm.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam, các ngành vận tải hàng không, đường sắt là những ngành chịu tác động nặng nề do lượng hành khách đi lại sụt giảm.

Công đoạn sơ chế quả vải thiều tươi. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Công đoạn sơ chế quả vải thiều tươi. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Để hạn chế tác động của dịch bệnh, bù đắp sự sụt giảm doanh thu vận tải hành khách, cả ngành đường sắt và ngành hàng không đều đang không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện dịch vụ nhằm đẩy mạnh khai thác vận tải hàng hóa.

Cụ thể, ông Nguyễn Chính Nam, Trưởng Ban Kế hoạch – Kinh doanh (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cho hay, ngành đường sắt đã đầu tư nâng cấp chất lượng toa xe, triển khai khai thác vận chuyển container lạnh tự hành, cung cấp dịch vụ vận tải khép kín...

Và gần đây, các đoàn tàu hàng liên vận quốc tế sang Trung Quốc đã được đưa vào khai thác với nhiều ưu thế như thời gian vận chuyển được rút ngắn, thủ tục thông quan chính ngạch tại cửa khẩu ga Đồng Đăng - Bằng Tường nhanh chóng và thuận lợi, hàng hóa có thể đi sâu vào nội địa Trung Quốc mà không cần chuyển tải.

Ông Nguyễn Chính Nam thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất nhập khẩu bằng đường sắt đạt 420.000 tấn. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu hàng nông sản chỉ đạt 17.400 tấn (bằng 4%) tổng sản lượng xuất nhập khẩu bằng đường sắt. Điều này cho thấy, sản lượng vận chuyển hàng nông sản xuất nhập khẩu bằng đường sắt còn rất khiêm tốn so với các mặt hàng xuất nhập khẩu khác.

Do đó, để phát triển mạnh xuất nhập khẩu hàng nông sản bằng đường sắt, ngành đường sắt đang tích cực làm việc với các nước liên quan để thống nhất các giải pháp kỹ thuật kết nối, thông tin, giá cước, biểu phí dịch vụ, từ đó đưa ra sản phẩm, mức giá hợp lý cho khách hàng.

Còn đối với hàng không, đại diện các hãng hàng không cho hay, ngành hàng không đã tăng cường chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay chở hàng, tăng năng lực chuyên chở hàng hóa, góp phần đưa cước phí vận tải về mức hợp lý.

Ông Vũ Tiến Dũng, Trưởng phòng hàng hóa (Bamboo Airways) thông tin, theo quy hoạch năm 2020, Bamboo Airways sẽ đẩy mạnh đường bay quốc tế nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hãng đã phải chuyển hướng sang vận chuyển hàng hóa. 

“Mặt khác, các đường bay quốc tế dự kiến sẽ được mở lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể thấy chiều đi các tuyến bay quốc tế, đặc biệt là các chuyến bay giải cứu công dân từ nước ngoài thì phần lớn sẽ là bay rỗng, do vậy, nếu các đối tác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sang các nước, hãng sẵn sàng hợp tác”, ông Vũ Tiến Dũng cho hay. 

Nêu khó khăn về việc phát triển vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air Cargo chia sẻ, các hãng hàng không trong nước mặc dù khá phát triển nhưng vẫn còn quy mô nhỏ so với các hãng nước ngoài. Hơn nữa, các hãng hàng không trong nước hiện chỉ tập trung khai thác bụng máy bay hành khách mà chưa có đầu tư vào máy bay chuyển chở hàng hóa (freighter). Đấy là còn chưa kể đến việc các hãng hàng không trong nước đang thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trong ngành vận tải hàng không…

Cũng theo ông Đỗ Xuân Quang, hiện giá cước hàng không quá cao, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19, các máy bay chở khách tạm dừng các đường bay quốc tế trong khi chưa có các chuyến bay chuyên vận chuyển hàng hóa (freighter), điều này dẫn đến hệ quả là các sản phẩm nông nghiệp của nước ta khó xuất khẩu và khó cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước khác.

Thống kê cho thấy, các hãng hàng không nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế (gần 90%), vì vậy ông Đỗ Xuân Quang kiến nghị để phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không; trong đó có mặt hàng nông sản, thì nhất thiết phải có một hãng hàng không (Cargo airlines) với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, cho các tuyến đường riêng biệt như bưu điện… Có như vậy giá cước phí máy bay mới giảm được.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Xuân Quang kiến nghị cần đầu tư mạnh vào hệ thống logistics phục vụ lưu trữ, bảo quản, thông quan bảo đảm chất lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam….

Dưới góc độ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T cho biết, doanh nghiệp đã tham gia xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không từ khá sớm. Lợi thế, tốt cho trái cây, rủi ro hư hỏng gần như không có, đặc biệt là vận chuyển nhanh, không sử dung chất bảo quản. Tuy nhiên khó khăn là chi phí vận chuyển logistics chiếm hơn 30%.

Ngoài ra, giá cước không chủ động được do còn phụ thuộc vào hãng hàng không nước ngoài khi vận chuyển đến Mỹ, Canada. Chỉ khi nào các hãng hàng không Việt Nam mở đường bay hoặc có máy bay chở hàng hóa chuyên dụng thì mới giải quyết được các vấn đề trên…./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

// //