Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tìm giải pháp giúp nhà thầu giao thông vượt bão giá

Theo TTXVN - 13/08/2022 | 6:44 (GTM + 7)

Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bão giá vật liệu xây dựng tại các dự án giao thông trọng điểm, nhất là các dự án cao tốc Bắc - Nam.

Thi công tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1. Ảnh: Báo Tin tức

Thi công tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1. Ảnh: Báo Tin tức

 

Tuy nhiên, hiện nay các nhà thầu tại các dự án cao tốc Bắc - Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do phải đối mặt với nhiều đợt tăng giá vật liệu và đang mong ngóng từng ngày được sớm tháo gỡ, điều chỉnh giá. Một số nhà thầu rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, càng làm càng lỗ, nếu dừng thi công lại bị phạt hợp đồng.

Đây chính là những lý do mà ngày 12/8, Báo Giao thông (Bộ Giao thông vận tải) tổ chức tọa đàm: “Giải pháp giúp nhà thầu giao thông vượt bão giá” theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại buổi tọa đàm, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam chia sẻ, khó khăn lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ, chất lượng công trình, mục tiêu cam kết… chính là vật liệu xây dựng. Nếu chất lượng không được lựa chọn, giá không thích hợp thì các nhà thầu không thể bù giá.

“Thời gian qua, tiến độ cung cấp vật liệu, giá cả vật liệu đã ảnh hưởng tới rất nhiều nhà thầu. Điều chỉnh giá là do các địa phương điều chỉnh nhưng các địa phương có rất nhiều dạng công trình không chỉ là công trình cao tốc. Trong khi, năng lực của các bộ phận đảm nhiệm vai trò này lại chưa đủ, dẫn đến sự chậm trễ. Độ trễ này thường khoảng 2 tháng. Do vậy, chúng tôi kiến nghị có giải pháp tháo gỡ khó khăn”, ông Trần Chủng cho hay.

Dưới góc độ doanh nghiệp tham gia các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cienco 4 cho hay, giá nhiên liệu liên tục giảm với nhiều đợt giảm sâu là rất kịp thời, có tác động rất lớn và hy vọng, việc giá vật tư, vật liệu nhờ giá nhiên liệu giảm sẽ đỡ áp lực hơn cho nhà thầu.

Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ cho rằng, nếu kỳ vọng giảm giá nguyên vật liệu rất khó. Bởi, đơn vị vừa ký hợp đồng tăng giá vật liệu vì khan hiếm. Một số mỏ các nhà thầu phải cạnh tranh mua nguyên vật liệu và các nhà cung cấp vật liệu không giảm giá.

Với vai vừa là nhà thầu và là  nhà đầu tư một dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, ông Nguyễn Lê Bách, Phó Giám đốc Ban Kế hoạch - Kỹ thuật Tập đoàn Đèo Cả cho hay, tình hình bão giá vật liệu xây dựng bắt đầu khoảng từ quý I/2021. Thời điểm Tập đoàn Đèo Cả lập giá dự thầu của cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, giá thép chỉ khoảng 14.000 đồng/kg. Đến cao điểm khoảng tháng 4/2022, giá thép đã lên tới 20.000 đồng/kg.

Hiện nay, đã thép đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn 18.000 đồng/kg. Nhưng, cộng cả hợp đồng gốc với sự trượt giá do các địa phương công bố thì vẫn chưa thể bù đắp được. Không những thép mà các vật liệu khác như đất đắp, xăng dầu, xi măng… đều tăng khiến giá thành các dự án đang bị vượt khoảng 18 - 30% so với hợp đồng gốc.

Ông Nguyễn Trung Sơn, Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long thông tin: Giá thép vừa kịp bình ổn lại đến xăng dầu tăng phi mã trong khi với công trình cầu đường và đây là yếu tố ảnh hưởng tới tất cả hoạt động. Chỉ tính việc duy trì sinh hoạt của anh em ở công trường đã tốn thêm chi phí, chưa kể tới các phương tiện vận chuyển vật liệu, máy móc chuyên dụng như xe lu, máy ủi… đều cần xăng dầu.

Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải trong việc quản lý chất lượng và tiến độ dự án các công trình giao thông, ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay, ngay từ giai đoạn đầu khi có biến động về giá thép, trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đã có văn bản yêu cầu các Ban quản lý dự án, các nhà thầu thống kê lại tình hình biến động giá thép.

Trên cơ sở đó, Cục cũng đã tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải, có văn bản gửi Bộ Xây dựng tổng hợp về tình hình biến động giá thép trong giai đoạn đầu năm 2021.“Giai đoạn vừa qua, giá xăng dầu, giá đất, đá đều có diễn biến tăng bất thường, Cục tiếp tục tham mưu Bộ Giao thông Vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhất định cho nhà thầu trong việc xử lý biến động giá”, ông Lê Quyết Tiến thông tin.

Tuy nhiên, ông Lê Quyết Tiến cho hay, sau khi có báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng đã có đoàn công tác kiểm tra các địa phương công bố giá và chỉ số giá và gần đây nhất ngày 10/8/2022, Bộ Xây dựng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trong đó đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Theo thống kê, hiện nay đã có 44 địa phương công bố giá vật liệu hàng tháng, 19 địa phương công bố giá vật liệu hàng quý. Một số địa phương đã thực hiện tốt công bố giá vật liệu bám sát biến động thị trường.

Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất  giải pháp có thể xem xét tách công thức giá, không công bố giá bình quân cho cả hợp đồng mà tách ra một số nhóm vật liệu chính bị biến động lớn. “Nếu Bộ Xây dựng ủng hộ, đề nghị xem xét, tiếp tục kiểm tra hướng dẫn các địa phương ban hành chỉ số giá đầy đủ, sát với thực tiễn. Nếu được thì có thể tách công thức điều chỉnh giá. Chỉ số giá và giá là yếu tố chính quyết định cho việc áp dụng điều chỉnh giá có phù hợp hay không”, ông Tiến chia sẻ.

Đề xuất giải pháp giải quyết khó khăn cho các nhà thầu giao thông, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất nhiều giải pháp thứ tự ưu tiên là công bố giá và chỉ số điều chỉnh giá. Việc này vẫn giao cho các địa phương, nên hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải có sự hỗ trợ để các địa phương thực hiện công bố sớm nhất chỉ số giá này.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //