Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tiếng nói từ nghị trường về dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông

Phóng viên - 04/11/2019 | 10:05 (GTM + 7)

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông (Hà Nội) đội vốn “khủng” và liên tục chậm tiến độ, lỡ hẹn đến cả chục lần, nhưng đến nay vẫn chưa rõ ngày “cán đích”. Tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, “Dự án tiến độ rùa” này là một ví dụ điển hình được nhiều đại b

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Sau nhiều lần trì hoãn, dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông vẫn chưa thể vận hành
Sau nhiều lần trì hoãn, dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông vẫn chưa thể vận hành

Được kỳ vọng giải quyết đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, thế nhưng gần 10 năm qua kể từ khi khởi công, dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông vẫn chưa thể vận hành.

Mục tiêu ban đầu là năm 2015, công trình sẽ được khai thác chính thức. Thế nhưng, dự án này liên tiếp phải điều chỉnh tiến độ tới cả chục lần, với mốc thời gian vận hành lần lượt được dời sang năm 2016, 2017, 2018. Hoàn thành đến 99% hạng mục và dự kiến vận hành trong tháng 4/2019, tuy nhiên đến nay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục trễ hẹn.

Thất vọng về một “dự án tiến độ rùa” giữa lòng Thủ đô, đại biểu Quốc hội Sùng Thìn Cò, đoàn Hà Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 2 “xót xa” khi thấy người dân Thủ đô gần chục năm ròng rã phải chấp nhận một thực tế là tình trạng giao thông tắc nghẽn hơn khi có một đại công trường trên nhiều tuyến phố nơi dự án đi qua: “Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng và thành phố Hà Nội phải vào cuộc quyết liệt, phải làm rõ trách nhiệm và sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng để đồng bào Thủ đô và cả nước tin tưởng. Một dự án nằm giữa trung tâm Thủ đô mà để kéo dài như thế thì rất ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân” 

Không chỉ chậm tiến độ, dự án đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông còn là một điển hình về tình trạng “đội vốn khủng”. Kiểm toán Nhà nước cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769 tỷ đồng lên trên 18 nghìn tỷ đồng, tăng tương đương 205%.

Ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại các nước Trung Đông dẫn chứng dự án đường sắt của Ethiopia do nhà thầu Trung Quốc thi công có chiều dài của cả hai tuyến là 31,6 km. Thời gian xây dựng 3 năm và tổng vốn 475 triệu đô la Mỹ. Còn dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông chỉ bằng 1/3 chiều dài nhưng có thời gian xây dựng gấp 3 lần và đội vốn lên gấp 4 lần.

Quá nhiều bất cập như thời gian xây dựng kéo dài, đội vốn, cơ sở hạ tầng xuống cấp... đang tồn tại tại dự án này
Quá nhiều bất cập như thời gian xây dựng kéo dài, đội vốn, cơ sở hạ tầng xuống cấp... đang tồn tại tại dự án này

Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cho rằng, vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư Bộ Giao thông Vận tải và tổng thầu của dự án, nên tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục bị chậm so với cam kết của chủ đầu tư và tổng thầu.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội, đây là dự án điển hình với các cơ sở pháp lý, thiết kế dự án chưa rõ ràng đã làm tăng vốn của dự án, đồng thời không có ràng buộc chặt chẽ để nhà thầu thực hiện các yêu cầu của nhà đầu tư: “Chúng ta biết rằng hiện nay 99% hạng mục đầu tư của dự án đã hoàn thành nhưng khâu mấu chốt nhất là những vấn đề liên quan đến kiểm định về an toàn. Nếu kiểm định an toàn không được xác nhận thì dự án vẫn treo đấy. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông vận tải đây là vấn đề tồn tại do nhà thầu Trung Quốc chưa cung cấp được các văn bản chứng chỉ chứng nhận về sự an toàn, từ toa xe đến các hạng mục công trình. Chính vì thế cơ quan kiểm định an toàn quốc tế mà chúng ta thuê chưa thể đưa ra chứng nhận do kiểm định.”

Báo cáo kiểm toán cũng cho thấy, quyết định điều chỉnh tăng vốn dự án vào tháng 2/2016, Bộ Giao thông Vận tải không báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội thông qua chủ trương là chưa thực hiện đúng nghị quyết 49 của Quốc hội, trái với quy định của Luật đầu tư công.

Đồng thời đã tiến hành phê duyệt đấu thầu, trúng thấu trước khi được Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn vay Trung Quốc để thanh toán cho gói thầu này. Hệ quả là đã lựa chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm, năng lực kém, làm đội vốn, chậm tiến độ. Đáng lưu ý là chủ đầu tư chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế xã hội khi tăng vốn dự án, dẫn tới chi phí lãi vay của dự án lên tới 2 tỷ đồng mỗi ngày. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thành phố Hà Nội sẽ phải phải bù lỗ 14,5 tỷ đồng mỗi năm khi vận hành công trình này.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang cho rằng: “Báo chí đã nói nhiều và dư luận rất bức xúc. Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải, truy trách nhiệm đến cùng từng vấn đề một, chậm tiến độ do đâu, ai chịu trách nhiệm. Tôi thấy Thủ tướng rất quyết liệt vấn đề này vì không chỉ chậm tiến độ mà còn đội vốn lên rất nhiều.”

Giờ đây, vấn đề được các đại biểu Quốc hội và người dân quan tâm nhiều hơn là độ an toàn khi công trình được vận hành. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét đưa vào sử dụng nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Những sai phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật...

Dư luận cử tri cả nước đang trông chờ sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải giai đoạn này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Trong báo cáo vừa công bố, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4). Sắc xanh phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng, trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

// //