Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tiếc nuối hàng loạt cây phượng bị đốn hạ

Phóng viên - 04/06/2020 | 19:20 (GTM + 7)

Thay vì cắt tỉa, nhiều trường lại tiến hành đốn hạ toàn bộ cây phượng, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cả sự tiếc nuối.

Thay vì cắt tỉa, nhiều trường lại tiến hành đốn hạ toàn bộ cây phượng, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cả sự tiếc nuối.
Việc đốn hạ cây phượng gây nhiều ý kiến trái chiều

Sau sự cố cây phượng tại trường THCS Bạch Đằng (quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh) bật gốc khiến 1 học sinh tử vong vào sáng ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương, nhà trường cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để bảo đảm an toàn trường học. Đến nay, nhiều tỉnh thành, trong đó có TP.HCM đã triển khai việc đánh giá mức độ an toàn và cắt tỉa cây xanh. Tuy nhiên, thay vì cắt tỉa, nhiều trường lại tiến hành đốn hạ toàn bộ cây phượng, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cả sự tiếc nuối.   

Đứng trước cổng trường tiểu học Rạch Ông (quận 8, Tp. HCM) để chờ đón con, anh Nguyễn Tuấn và chị Thu Xuân không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cây phượng cao hàng chục mét, ngay trước cổng trường bị cắt tỉa trụi, chỉ còn trơ nhánh. Theo anh chị, việc chặt bỏ hoặc tỉa cây là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhưng cũng cần xem xét và cân nhắc: “Phượng là ký ức của tuổi học trò, làm như vậy thì học sinh mất hết bóng râm, như vậy toàn là trường trọc không à. Ngoài việc chặt bỏ thì còn có nhiều cách để giữ lại cây phượng mà”.

“Chặt uổng nhưng mà sợ ngã hay gì nên người ta đốn luôn. Tiếc nhưng buộc là phải chặt thôi, bởi vì mưa gió đổ lên người ta thì sao”.       

Trước trường THCS – THPT Sao Việt (quận 7), nhiều cây phượng cũng chung “số phận”. Ghi nhận của phóng viên, có 4 cây phượng đường kính khoảng 0.5 mét, cao hàng chục mét đã bị chặt bỏ, chỉ còn lại gốc trơ trụi. Theo người dân khu vực cho biết, những cây phượng này vẫn còn xanh tốt, nhưng không hiểu sao lại bị đốn hạ.

Nhiều gốc phượng bị đốn hạ
Cây phượng bị đốn hạ hàng loạt

Tại trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) và THPT Nguyễn An Ninh (quận 10), nhà trường đã tiến hành cắt tỉa và đốn hạ hàng loạt cây phượng khiến sân trường trở lên trống vắng và gây bao tiếc nuối với học trò.

Một số học sinh tiếc nuối:

“Cũng khoảng 10 cây, trường em chặt rồi. Mấy cây chưa chặt thì cành chưa có lớn nên em thấy cũng không nguy hiểm. Cũng tiếc nhưng không có chặt thì có tai nạn”.

“Em hay chơi bóng rổ dưới đó. Em thấy nó trống vắng, giờ nó thoáng nó không mát như lúc trước nữa. Tiếc... tiếc lắm, nhìn nó không như trước bây giờ bị chặt hết chỉ còn le que  vài nhúm chẳng còn gì nhiều”.     

Còn tại trường THCS Bạch Đằng (quận 3) nơi cây phượng bật gốc khiến 1 học sinh tử vong, nay sân trường ngập nắng do những cây phượng đã bị chặt bỏ sau vụ việc. Thầy Nguyễn Vạn Phúc (Hiệu trường trường THCS Bạch Đằng) nói trong tiếc nuối khi phải chặt hạ những cây phượng còn lại: “Tuy là cây phượng nó biểu trưng cho mùa hè của nhà trường, nó rất là đẹp. Các em nó chụp hình cũng khá đẹp nhưng mà nếu tư vấn đốn thì phải chấp hành”.       

Không đồng tình với ý kiến chặt bỏ hàng loạt, chị Trần Nguyên Trân (giáo viên của 1 trường tiểu học ở quận 10) cho rằng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp để rà soát và giữ lại những cây an toàn: “Nhà nước sẽ có cách nào đó, những cơ quan về cây xanh có  máy để thăm dò hoặc siêu âm, để biết được cái cây nào nguy hiểm và cây nào không. Không hẳn tất cả những cây đều có vấn đề để mà mình phải chặt bỏ hàng loạt như vậy thì sẽ rất là uổng. Trồng 1 cái cây rất khó, mất bao nhiêu năm mới có được. Thành phố mình, hay kể cả cả nước thì cái lượng cây xanh rất ít”.       

Rõ ràng, việc chặt cây xanh vô tội vạ không phải là giải pháp tối ưu đảm bảo an toàn trường học mà còn ảnh hưởng đến đời sống học đường của học sinh. Thay vì chặt bỏ, các trường nên rà soát tuổi đời, vấn đề sâu bệnh của cây phượng. Nếu cây có tuổi đời khoảng 25 năm, trường nên chủ động thay cây mới, chứ không nên đốn hạ theo kiểu hàng loạt và "vô tội vạ" một cách cảm tính.

---

Để theo dõi đầy đủ nội dung chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 4/6, mời các bạn lắng nghe tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //