Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tích cực ủng hộ thầy trò miền Trung

Phóng viên - 06/11/2020 | 5:59 (GTM + 7)

Do ảnh hưởng nghiêm trọng vì mưa bão đã khiến gần 1,2 triệu học sinh miền Trung không thể đến trường, đối diện với nguy cơ tụt hậu trong giáo dục vì việc học liên tục gián đoạn bởi dịch bệnh và nay là bão lũ triền miên.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều trường học bị ngập sâu trong nước lũ

Nước đã rút. Mưa lớn cũng giảm. Thời điểm này, các địa phương thuộc miền Trung đã ghi nhận sơ bộ những tổn thất nặng nề của Ngành giáo dục…

Điển hình như tại Quảng Trị, chỉ tính riêng Ngành Giáo dục Hướng Hóa, tổng thiệt hại ước tính trên 5 tỷ đồng; đau thương nhất là mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 4 học sinh. Còn tại Quảng Bình, ước tính có 334 trường học bị hư hỏng do lũ, thiệt hại khoảng 360 tỷ đồng. Ở các tỉnh thành khác, nhiều trường học đã phải đóng cửa.

Lúc này, gác lại nỗi kinh hoàng sau cơn lũ vừa qua, nhà trường, thầy cô và phụ huynh, học sinh đã cố gắng nhặt nhạnh những thứ còn sót lại; cật lực lau dọn bàn ghế, phòng học, cào đẩy bùn đất và sửa chữa tạm các thiết bị đã hư hỏng:

- "Thiệt hại đến giờ phút này chưa thống kê được nhưng sơ bộ là lưu lượng xả lũ và mưa lớn nhiều ngày thì nước dâng rất nhanh".

- "Tất cả thầy cô các trường xung quanh mà không bị sạt lở đến hỗ trợ trường dọn dẹp, khắc phục". 

- "Các lực lượng công an tỉnh, huyện cũng đang giúp cho trường. Trường vừa mới đầu tư xây dựng bây giờ tan hoang không còn gì cả, đồ chơi ngoài trời hiện tại cũng đã hư hỏng hết".

Trước thực tế trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ vận động toàn ngành hỗ trợ ngành Giáo dục miền Trung vượt qua khó khăn, đảm bảo tất cả học sinh có sách, vở đến trường. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ, các địa phương còn chủ động điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin: ”Bây giờ chúng ta bị bó buộc về mặt thời gian, thì nội dung chương trình đã được tinh giản, so với 35 tuần đã giảm bớt đi rồi. Các địa phương, các nhà trường ở những nơi này, vận dụng tinh thần này có thể thực hiện thời gian ở trường ít hơn”.

Hiện nhiều phong trào, hoạt động quyên góp ý nghĩa hướng về miền Trung đã được phát động, thu về hàng ngàn tập sách, dụng cụ học tập …. Các đơn vị vận tải cũng sẵn sàng tài trợ chuyến xe 0 đồng, trao quà đến tận tay người dân.

Bà Nguyễn Cẩm Thu - Đại diện Công ty Tốc độ Ánh sáng - Speed Light chia sẻ: “Chỉ lo lắng không thể nhận cứu trợ hết thôi, chứ số lượng hiện tại rất nhiều. Cứ có hàng là cho chuyển đi ngay, có ngày có một đơn vị liên hệ đến 80 tấn hàng cũng có, cũng không có thống kê lại vận chuyển bao nhiêu mà chỉ quan tâm là chuyển đến bà con, nhận tận tay, hàng đảm bảo… là nghĩa vụ của Speed Light rồi! Thực sự rất may mắn những vấn đề mình lo ngại thì không xảy ra”

Thầy, trò nhiều trường học trên cả nước quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Ảnh: Giáo dục thời đại

Điều khiến cộng đồng ấm lòng, chính là việc các thầy cô từ các tỉnh miền Trung đã đoàn kết, cùng nhau vận động quyên góp vì học sinh thân yêu.

Cô Phan Thị Thúy Hà, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình phấn khởi cho hay, 2 tuần kêu gọi, đã nhận rất nhiều tập sách; có cả hiện kim để mua áo trắng cho các em học sinh lên tới 32 triệu đồng từ Hà Nội, TP HCM, các tỉnh thành lân cận… khiến cô cảm thấy xúc động:

“Cũng rất lo lắng về sức của mình không làm được như mong muốn ban đầu. Cô kêu gọi với mong muốn những trường ngập sâu trong lũ đảm bảo điều kiện tối thiểu nhất để học sinh đến trường. Cô cũng hy vọng là hoạt động này trong những năm tới sẽ được tiếp tục sẽ được nhân lên, sẽ được sự quan tâm ủng hộ từ cộng đồng. Và cũng mong các em sẽ trân quý những trang sách mặc dù nó cũ nhưng mà rất là ý nghĩa, mong muốn các em học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng của mọi người các thầy cô bạn bè trên toàn quốc”, cô Phan Thị Thúy Hà chia sẻ

Sẽ còn nhiều vất vả để khắc phục thiệt hại nhưng nhà trường, mạnh thường quân hay các tổ chức, đoàn thể… đều nỗ lực vì học sinh; thời gian tới tiếp tục vận động, chia sẻ các nguồn hỗ trợ đến các địa phương chịu thiệt hại nặng. Mục tiêu cao nhất là không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học.

Bởi bão lũ hàng năm đều dễ dàng cô lập các địa phương tại khúc ruột miền Trung, chỉ duy có học tập mới có thể mở ra vùng trời tri thức không giới hạn, mang đến tương lai tươi sáng cho các em.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 5/11 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //