Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thủy thủ, thuyền viên mòn mỏi đợi hồi hương

Phóng viên - 14/10/2021 | 6:30 (GTM + 7)

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều thuyền viên đang bị mắc kẹt ở nước ngoài chưa thể hồi hương. Trong đó, nhiều người đã quá hạn hợp đồng và chưa được tiêm vắc xin.

Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của thuyền viên cũng như ảnh hưởng đến quá trình lưu thông hàng hóa bằng đường biển. Giải pháp nào giúp lao động ngành vận tải biển sớm được hồi hương và tiêm vắc xin? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Các thuyền viên Việt Nam bị kẹt lại ở nước ngoài do dịch COVID-19 đang gặp khó trên hành trình trở về quê hương

'Thuyền viên nhập cảnh rất khó khăn, lịch tàu thì không phải lúc nào cũng chính xác, nhiều khi có chuyến bay rồi, ngày đó bay nhưng tàu vẫn chưa đến, đến muộn nên bị nhỡ chuyến bay. Nhiều anh em đã rời tàu lên trên bờ rồi phải cách ly ở nước ngoài, ăn ở khách sạn chờ chuyến bay cả tháng rưỡi 2 tháng'.

'Chi phí thay thuyền viên rất tốn kém, tàu hành trình qua Việt Nam các chi phí để thay người cực kỳ tốn kém. Về cách ly tại VN phải ở khách sạn lại thanh toán 1 mớ nữa, mệt mỏi lắm'. 

Đó chỉ là một trong số nhiều lý do vì sao nhiều thuyền viên còn mắc kẹt ở nước ngoài chưa thể hồi hương.

Theo ông Đào Tiến Phòng, Giám đốc Công Ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ hàng hải Hải Phòng, điều kiện để một thuyền viên được hồi hương cần phải được sự đồng ý của 5 bộ ngành, địa phương nơi đến, với chi phí rất cao, từ 4.000-5.000 USD/người từ các nước Đông Nam Á về Việt Nam. Ngoài ra, thời gian cách ly kéo dài khiến chủ tàu phát sinh nhiều chi phí.

Vì thế nhiều khả năng chủ tàu sẽ chuyển sang thuê thuyền viên ở các thị trường khác do chi phí thấp hơn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội việc làm của thuyền viên VN. 

'Việc cho thuyền viên hồi hương bây giờ vô cùng khó khăn, họ làm việc trên tàu có thời hạn thôi, theo Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC) không làm quá trên tàu 12 tháng. Bởi tâm lý bị ảnh hưởng, có những người rối loạn tâm lý khi ở trên tàu quá lâu. Vì thế bắt buộc công ty phải đưa họ về, rời tàu rồi xong lại phải chờ đợi ở khách sạn, chi phí tốn kém, nhưng ngày về nhiều khi cũng không biết là bao giờ.

Bởi thủ tục để người lao động VN hồi hương rất phức tạp, điều kiện để hãng vé cấp vé cho thuyền viên vô cùng khó khăn. Hiện tại bên mình chỉ biết đi mò thôi, chưa biết phải như thế nào'.

Ông Đào Tiến Phòng cũng cho biết thêm, thuyền viên của đơn vị có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng mới chỉ được tiêm mũi 1, số còn lại thuộc địa phương khác hầu hết chưa được tiêm vắc xin. Trong khi đó, chủ tàu nước ngoài chỉ chấp nhận những thuyền viên đã tiêm vắc xin nhận tàu. DN mong muốn địa phương xem xét chỉ định đơn vị y tế đủ điều kiện dành riêng tiêm vắc xin cho thuyền viên trước khi xuất cảnh. 

Thuyền trưởng Đỗ Cảnh Đạt có 17 năm đi tàu viễn dương chia sẻ: Với đặc thù làm việc trên tàu liên tục nhiều tháng, thời gian về bờ rất ngắn, vì thế việc tiêm vắc xin gặp nhiều khó khăn. 

'Ở Hải Phòng một số công ty vận tải biển tổ chức cho anh em tiêm vắc xin, nhưng vấn đề là không phải tất cả thuyền viên đều là người ở Hải Phòng, anh em đa số ở các tỉnh khác. Bây giờ muốn ra Hải Phòng tiêm vắc xin thì cũng rất bất cập.

Lịch nhập tàu nhiều khi không cố định, không phải lúc nào cũng có chuyến hàng về VN nên hôm nay tiêm rồi biết đâu tuần sau lại có lịch nhập tàu, nếu chờ để tiêm được mũi 2 thì lại nhỡ mất 1 chuyến tàu, nhiều khi phải 1-2 tháng sau mới mới có tàu khác'. 

Một số thuyền viên may mắn được về nước

Ông Lê Quang Trung, Phó TGĐ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, khó khăn lớn nhất là vấn đề cát cứ trong lưu thông, vận tải giữa các địa phương, mỗi địa phương thực hiện một kiểu đã ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng lao động tại hệ thống cảng biển, logistics và thuyền viên khi hồi hương hoặc nhập tàu để thay thế. Hiện đơn vị có khoảng 4.000 thuyền viên và gần 1.000 kỹ thuật viên trên các tàu, nhưng mới có gần 50% được tiêm mũi 1 và số người tiêm đủ 2 mũi chỉ chiếm hơn 10%. 

'Hiện nay việc đi lại giữa các tỉnh vẫn gặp nhiều rào cản về cách ly y tế, các điều kiện, yêu cầu do địa phương đặt ra, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong điều chuyển, di chuyển các thuyền bộ, thay thế thuyền viên hay là thuyền viên hết hạn hồi hương cũng như gặp những khó khăn trong thay đổi giấy tờ, cập nhật hộ chiếu không chỉ các cảng trong quốc nội mà cả ở các cảng quốc tế'.

Không riêng với lực lượng vận tải biển, tỷ lệ bao phủ vắc xin đối với lực lượng vận tải thủy nội địa cũng còn thấp và chưa đồng đều. Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hiệp hội vận tải thủy nội địa cho biết: 

'Có những địa phương đạt 100% mũi 1, vài chục % mũi 2, riêng ở miền Bắc nhiều tỉnh hầu như chưa có gì đáng kể, chỉ đạt khoảng 5-10% - Mặc dù đây chỉ là những tỉnh có vận tải đường thủy nội địa. Từ việc bao phủ vắc xin chưa đều, tạo ra một cái khó khăn trong chính sách chung, đó là hộ chiếu vắc xin'.

Giải đáp về vấn đề đưa thuyền viên bị mắc kẹt tại nước ngoài hồi hương, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN khẳng định, thời gian qua Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Bộ Ngoại giao đưa thuyền viên vào danh sách ưu tiên được đi trên các chuyến bay giải cứu của Chính phủ.

Tuy nhiên, thủ tục để được di chuyển bằng máy bay gặp nhiều khó khăn, vì thế các chủ tàu đã phải thay đổi phương án thay thế thuyền viên bằng tàu biển, đến nay đã có khoảng 12.000 thuyền viên được thay thế tại VN. Hiện vẫn còn một số thuyền viên có thời hạn hợp đồng quá 1 năm liên tục đang làm việc trên tàu biển và chưa có cơ hội thay thế, tuy nhiên số lượng này không nhiều:

'Trong trường hợp này, chủ tàu thường có chính sách gia hạn hợp đồng lao động với thuyền viên và Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận cho kéo dài 3 tháng sau thời gian 12 tháng làm việc trên tàu cũng như các chứng chỉ chuyên môn, giấy tờ của thuyền viên được tự động gia hạn sau thời gian hết hạn hợp đồng. Việc gia hạn các chứng chỉ này đều đảm bảo phù hợp với các công ước quốc tế ILO cũng như quy định của IMO. Sau khi gia hạn đã thông báo với IMO để triển khai trên toàn thế giới'.

Hàng nghìn thuyền viên hiện đang mắc kẹt trên bờ hoặc trên tàu do dịch COVID-19. Nhiều người phải kéo dài thời gian hợp đồng và không được lên bờ.

Mặc dù Bộ chủ quản và Chính phủ đã nhiều giải pháp giúp thuyền viên hồi hương, gia hạn các chứng chỉ chuyên môn. Tuy nhiên vấn đề hồi hương vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong khi đó tỷ lệ bao phủ vắc xin chưa cao cũng đang ảnh hưởng tới việc tiếp cận các cơ hội việc làm của lực lượng này. Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc về thủ tục để thuyền viên sớm được hồi hương cũng như được tiêm đủ vắc xin.

Đó là góc nhìn của VOVGT qua bình luận: “Thuyền viên mắc kẹt kéo dài – Nguy cơ rối loạn tâm lý”.

Những hạn chế trong đi lại giữa các địa phương đã khiến cho việc di chuyển thuyền viên, kỹ thuật viên trong nước gặp khó, việc này lại càng khó hơn khi thay thuyền bộ, thuyền viên tại nước ngoài.

Bởi dịch bệnh bùng phát dịch kéo dài, nhiều quốc gia áp dụng biện pháp hạn chế đi lại để phòng chống dịch, các chuyến bay thương mại bị hủy bỏ đã khiến nhiều thuyền viên bị mắc kẹt ở nước ngoài. 

Việc đưa thuyền viên hồi hương được thực hiện thông qua các chuyến bay giải cứu của Chính phủ hoặc dịch vụ Charter Flight (chuyến bay thuê bao) nhưng thủ tục phức tạp và chi phí vô vùng đắt đỏ. Đồng thời việc đưa tàu biển ghé cảng Việt Nam để thay thế thuyền bộ cũng đã là giải pháp được các hãng tàu thực hiện.

Tuy nhiên, không phải tàu nào cũng có lịch trình cập cảng VN, để ghé VN chủ tàu buộc phải thay đổi lịch trình chạy tàu và phát sinh thêm chi phí. 

Vấn đề mà nhiều chuyên gia lo ngại hiện nay đó là tình trạng thuyền viên quá hạn hợp đồng nhưng chưa được thay thế. Theo Công ước Lao động hàng hải năm 2006 thuyền viên, thủy thủ không làm việc trên tàu quá 12 tháng. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã từng lên tiếng cảnh báo về vấn đề vi phạm quyền của thuyền viên khi không thể lên bờ và nguy cơ tai nạn hàng hải do mệt mỏi và các vấn đề sức khoẻ khi mắc kẹt vì dịch COVID-19. 

Theo các chuyên gia, đây không phải là vấn đề của riêng VN mà đang là vấn đề toàn cầu, khi tình trạng thiếu hụt thuyền viên đang ngày càng gia tăng.

Vì lẽ đó Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi trong thu hút, đào tạo nhân lực cho ngành đặc thù này cũng như điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện để đội ngũ thuyền viên được tham gia đóng BHXH liên tục trong thời gian về bờ. 

Việc bao phủ vắc xin cũng đang là vấn đề sống còn của đội ngũ thuyền viên, thủy thủ VN, khi tiếp cận các cơ hội việc làm từ các hãng tàu nước ngoài. Hiện cả nước mới có khoảng 6.000 trên tổng số 5 vạn thuyền viên được tiêm vắc xin (trong đó hơn 1.000 thuyền viên được tiêm đủ 2 mũi).

Do đặc thù hoạt động của tàu biển có thời gian lưu tại cảng ngắn, lịch trình không cố định và chính sách hạn chế/cấm đi bờ đối với thuyền viên để phòng chống dịch đã gây nhiều khó khăn trong công tác tiêm chủng. 

Để bao phủ vắc xin cho lực lượng này, Chính phủ cần sớm chỉ đạo Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 phân bổ vắc xin cho Cục Y tế của Bộ GTVT, qua đó giao cho các Bệnh viện ngành giao thông tổ chức tiêm cho thuyền viên tại một số cảng biển đầu mối như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP.HCM bằng các xe tiêm lưu động. 

Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, góp phần xóa bỏ tình trạng cát cứ, “phép vua thua lệ làng” thời gian qua, tạo thuận lợi cho lưu thông đi lại. Tuy nhiên, yêu cầu các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc và giám sát chặt chẽ Nghị quyết 128, tránh việc đã có hướng dẫn nhưng quá trình triển khai vẫn bất nhất./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //