Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thương mại carbon rừng: Cơ hội lớn cho Việt Nam

Hải Hà - 21/12/2022 | 14:19 (GTM + 7)

Với 14,7 triệu ha rừng ở Việt Nam, uớc tính trung bình mỗi năm rừng hấp thụ trung bình khoảng 69,8 triệu tấn carbon (CO2). Thương mại carbon rừng không chỉ giúp Việt Nam thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính mà còn có tiềm năng tài chính rất lớn phục vụ cho hoạt động trồng và bảo vệ rừng.

Ngày 20/12, Tổng Cục Lâm Nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên phối hợp tổ chức Hội thảo Thị trường carbon rừng Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam. 

Hội thảo Thị trường carbon rừng Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam.

Hội thảo Thị trường carbon rừng Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam đã đệ trình Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) năm 2015; ký và phê duyệt Thảo thuận Paris năm 2016. Sau khi phê duyệt Thảo thuận Paris, INDC của Việt Nam trở thành đóng góp bắt buộc (NDC) và có trách nhiệm phải thực hiện.

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải Khí nhà kính (tương đương 62,7 triệu tấn CO2) so với BAU (tự nguyện) và nâng lên tới 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế.

Ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua nội dung NDC cập nhật. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải Khí nhà kính lên 9%, tương đương  83,9 triệu tấn CO2 và tăng lên 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế ( tương đương 250,8 triệu tấn CO2).

Việt Nam xác định thị trường carbon là một trong những công cụ định giá các-bon hữu hiệu trong việc triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đóng góp vào cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đặc biệt là góp phần đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vào cuối năm 2021.

Để đồng thuận với các cam kết quốc tế, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị và  đã ban hành Nghị định 06/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, trong đó giao cho từng bộ ngành các lính vực, mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. 

Cụ thể, Bộ Công thương mục tiêu đến năm 2030 giảm 268,5 triệu tấn CO2 ở các lĩnh vực sản xuất năng lượng, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải giảm 37,5  triệu tấn, Bộ Xây dựng giảm 74,3 triệu tấn, Bộ Tài nguyên và Môi trường giảm 53,7 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giảm 129,8 triệu tấn CO2.

Nghị định cũng xây dựng lộ trình về mua bán, chuyển nhượng về giảm phát thải, tín chỉ carbon. Theo Nghị định 06, đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ quy định các kỳ hạn ngạch đối với các cơ sở giảm phát thải và mua bán, trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon… Từ năm 2028 trở đi sẽ tổ chức vận hành giao dịch tín chỉ carbon chính thức.

Tiềm năng phát triển thị trường carbon rừng

Thị trường carbon đã được cộng đồng quốc tế thúc đẩy như là một trong những cơ chế tài chính hiệu quả để giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo vệ rừng và nâng cao trữ lượng carbon từ các bể chứa carbon khác như đất than bùn và đất ngập nước.

Trong giai đoạn 2017 – 2019,  thị trường carbon rừng phát triển với gần 400 triệu USD được tạo ra từ các giao dịch thị trường carbon tự nguyện toàn cầu và có ít nhất 5,9 tỷ USD đã được chi trả cho các dự án bồi hoàn carbon rừng trên toàn cầu và 1,3 tỷ USD đã được các bên tăng cường để giải ngân hoặc ký hợp đồng để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc bảo vệ rừng.

TRAN QUOC BAO

Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, hiện nay các hình thức mua bán, trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon trên thế giới rất đa dạng. Giá mua bán tín chỉ carbon trên thị trường bắt buộc có thể dao động từ vài USD đến hàng trăm đô la/ tấn CO2 tùy theo chính sách, ưu tiên của mỗi quốc gia. Nguồn lực này sẽ đầu tư cho việc trồng rừng, phục hồi rừng hoặc hỗ trợ cộng đồng nâng cao sinh kế để giảm thiểu tác động làm suy thoái rừng.

Ông Mạnh nhấn mạnh, Việt Nam hiện có khoảng  14,7 triệu ha rừng, trong đó, có hơn 10 triệu ha là rừng tự nhiên với độ che phủ là 42 %. Đây là một đối tượng có rất nhiều tiềm năng và nhiều hoạt động có thể đóng góp vào nỗ lực giảm phát thải cũng như tăng hấp thụ carbon của Việt Nam, đồng thời là nguồn tài chính rất có tiềm năng thông qua thương mại carbon rừng. Ngành lâm nghiệp đã chủ động bắt nhịp và  tích cực tham gia đàm phán với các tổ chức quốc tế và các đối tác liên quan để xây dựng những dự án thí điểm đối với dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon.

Là một quốc gia có tỷ lệ che phủ rừng lớn trên thế giới, ngành lâm nghiệp Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, đặc biệt là khi hơn 25 triệu dân Việt Nam đang sống phụ thuộc vào rừng.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới, công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi nguồn tài chính thiếu ổn định và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của ngành. Hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn tài chính bền vững cho ngành lâm nghiệp luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang từng bước  hình thành và xây dựng các khung pháp lý nhằm giúp các địa phương cũng như các chủ rừng có thể chủ động xây dựng các dự án đàm phán chuyển nhượng carbon.

Cụ thể, đang tiến hành sửa đổi Nghị định 100 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp, trong đó đã bổ sung một điều quy định về việc các hoạt động người mua người bán và các hoạt động có thể chuyển nhượng được, xây dựng các đề án và cơ quan thẩm định đo đếm, kiểm định và báo cáo. Đây là khung pháp lý quan trọng để hình thành thị trường carbon rừng.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã chia sẻ những kinh nghiệm về cách thiết lập và vận hành thị trường carbon rừng, hiện trạng và định hướng thị trường carbon rừng tại Việt Nam. Hội thảo là diễn đàn cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và thực hiện dự án, các nhà khoa học, khối tư nhân cập nhật các kết quả đàm phán của COP27, phân tích hiện trạng, xu hướng tương lai của thị trường carbon rừng, từ đó đề xuất lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam./.

 

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

// //